Tư Thế Nằm Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tránh Bị Đau Lưng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm có vai trò quan trọng, giúp điều chỉnh xương khớp, phòng tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề hơn. Người bệnh ngồi, nằm đúng tư thế còn giúp giảm đau mỏi, thư giãn cơ thể, giảm áp lực chèn ép thần kinh, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Vai trò của tư thế ngồi, nằm đối với người thoát vị đĩa đệm

Như các bạn đã biết, thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức cột sống, thắt lưng, tê bì chân tay, vận động khó khăn,… Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống, sức khỏe của người bệnh.

Vai trò của tư thế ngồi, nằm đối với người thoát vị đĩa đệm
Tư thế ngồi và nằm có liên quan mật thiết đến bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Chẳng hạn như các yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, dị tật bẩm sinh, các bệnh lý xương khớp khác tác động, ăn uống thiếu chất, chấn thương, tai nạn,… Trong đó, thói quen nằm, ngồi được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần gây nên chứng bệnh này.

Chính vì thế, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc, người bệnh nên điều chỉnh lại các thói quen gây hại cho xương khớp, điều chỉnh tư thế ngồi, nằm sao cho phù hợp hơn. Bên cạnh việc giúp ổn định, duy trì hoạt động xương khớp, ngăn biến chứng trong quá trình điều trị, chỉnh tư thế nằm, ngồi đúng còn giúp người bệnh thoải mái hơn khi ngủ và làm việc.

Do đó, người bệnh nên lưu ý vấn đề này, điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp hơn. Tránh ngồi sai tư thế, nằm ngủ gây chèn ép lên dây thần kinh khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh kết hợp chăm sóc và điều trị tốt giúp bạn sớm đẩy lùi thoát vị đĩa đệm, bảo vệ cơ thể, hệ xương khớp, phòng biến chứng không mong muốn.

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế ngồi, nằm cho người thoát vị đĩa đệm góp phần thúc đẩy quá trình điều trị, phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nên nặng nề. Đối với tư thế ngồi, người bệnh nên lưu ý các tư thế chủ yếu khi ngồi làm việc, ngồi trên ghế sofa, ngồi bệt,… Cụ thể như sau:

Ngồi trên ghế làm việc

Ghế tựa văn phòng được trang bị cho nhân việc tại các công ty, doanh nghiệp mà ngành nghề nào hầu như đều có. Đặc biệt, đối với người có tính chất công việc phải thường xuyên ngồi lâu một chỗ, cột sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, nhóm đối tượng này thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao.

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Ngồi làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa nguy cơ tổn tương xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn

Vì thế, khi mắc bệnh, bạn nên điều chỉnh lại tư thế ngồi làm việc tại văn phòng hợp lý hơn. Dưới đây là tư thế đúng cho người thoát vị đĩa đệm trong trường hợp phải thường xuyên ngồi một chỗ, làm việc trên ghế và bàn làm việc:

  • Ngồi ở tư thể thăng lưng để giảm áp lực, tránh đĩa đệm chèn ép quá mức lên dây thần kinh.
  • Hai khuỷu tay đặt vuông gốc với cánh tay khi ngồi làm việc.
  • Khi ngồi nên lưu ý giữ khoảng cách giữ bàn và ghế sao cho hợp lý, không để quá gần hoặc quá xa làm ảnh hưởng đến cột sống lưng, cổ, mắt.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên đặt máy tính ở độ cao phù hợp, hạn chế việc cuối hoặc rướn cổ quá nhiều.
  • Nên điều chỉnh độ cao của ghế sao cho hai bàn chân chạm đất, đặt hai chân song song, cẳng chân vuông góc với đùi.

Tư thế ngồi có gối đệm lưng

Sử dụng một chiếc gối nhỏ đệm lưng giúp giảm áp lực cho cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Cơn đau mỏi cũng được xoa dịu đáng kể nếu người bệnh ngồi với tư thế có hỗ trợ của một chiếc gối đệm phía sau lưng. Tư thế ngồi như sau:

  • Ngồi với tư thế tương tự như cách ngồi trên ghế văn phòng.
  • Kèm theo đó người bệnh dùng một chiếc gối nhỏ đệm ở vị trí ngang hông, sau lưng.
  • Lưng ngồi giữ thẳng, áp người vào gối.

Nhờ sự “trợ giúp” của chiếc gối, cột sống được giữ thẳng, tạo độ êm ái, thoái mái cho người bệnh khi ngồi, giảm khó chịu khu vực bị thoát vị đĩa đệm.

Ngồi trên ghế sofa

Ngồi trên ghế sofa làm việc hay xem tivi là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên nếu ngồi không đúng cách có thể khiến xương khớp bị ảnh hưởng, lâu dần khả năng cao gây thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó, thông thường bộ bàn ghế sofa đặt ở phòng khách với vị trí xa nhau, độ cao không như bàn làm việc thông thường.

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế ngồi làm việc, giải trí trên ghế sofa tránh gây đau nhức xương khớp

Người bệnh có thể phải rướn người hoặc cúi về phía trước khiến cho vị trí thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh xung quanh, cơn đau từ đó trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi trên ghế sofa sao cho phù hợp hơn, cụ thể:

  • Ngồi thẳng lưng dựa vào lưng ghế sofa, đồng thời hai chân đặt song song, đầu gối cao hơn hông một chút.
  • Bạn có thể sử dụng 1 tấm nhựa hoặc bìa cứng đặt lên trên đùi để máy tính.
  • Nếu ngồi làm việc ở tư thế này, bạn nên điều chỉnh góc màn hình để hạn chế cúi cổ thấp gây đau mỏi.
  • Nếu ngồi xem tivi cũng thế, bạn nên đặt tivi ở độ cao và xa vừa phải, tránh gây ảnh hưởng cho xương khớp cổ, cột sống và thị lực.

Tư thế ngồi bệt trên sàn

Nhiều người có thói quen ngồi bệt khi ăn, nhất là tại những vùng nông thôn. Ngoài ra, có khá nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen ngồi bệt trên sàn nhà hoặc trên giường để chơi hoặc làm việc. Tư thế ngồi đúng giúp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Khoanh 2 chân vào nhau, đồng thời cơ thể lúc này nên thả lỏng.
  • Điều chỉnh cho lưng thẳng, cơ ngực giãn nở, mở rộng vai về phía sau.
  • Cổ lúc này luôn giữ thẳng, không cúi thấp trong thời gian dài.

Theo các chuyên gia, người bệnh nên hạn chế duy trì tư thế ngồi bệt quá lâu. Bởi, ngồi với tư thế này rất dễ ảnh hưởng cho khu vực cột sống. Bên cạnh đó người bệnh không nên ngồi xổm, vặn lưng đột ngột, nên vận động nhẹ để máu huyết lưu thông sau khi ngồi từ 30 – 60 phút.

Ngồi với nệm dưới chân

Sử dụng một tấm đệm nhỏ để ở dưới lòng bàn chân khi ngồi. Hai chân lúc này đặt song song nhau, lưng giữ thẳng. Đầu không cúi quá thấp, cánh tay vuông góc với khuỷu tay.

Ngồi thiền chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các cách ngồi cơ bản kể trên, hiện nay phương pháp ngồi thiền chữa thoát vị đĩa đệm cũng được nhiều người quan tâm và thực hành. Cách ngồi thiền giúp thư giãn cơ thể, giảm đau nhức hiệu quả, tuy nhiên bạn phải biết cách ngồi đúng, đồng thời kết hợp điều hòa hơi thở thật tốt. Cách ngồi:

Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Ngồi thiền đúng cách giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Hai chân xếp vào tư thế bán già hoặc kiết bàn.
  • Lưng giữ thẳng, cằm hơi cúi, đầu lưỡi đặt chạm vào phần nướu hàm răng trên.
  • Hai tay thả lỏng nhẹ nhàng đặt trên đùi hoặc bạn cũng có thể đan vào nhau và để trước bụng.
  • Giữ tư thế này trong trạng thái thoải mái nhất, hít thở sâu, tập trung vào nhịp thở của cơ thể.
  • Kết hợp ngồi thiền mỗi ngày 10 – 15 phút, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh sớm cải thiện.

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh các tư thế ngồi kể trên, người bệnh cũng nên chỉnh lại tư thế nằm ngủ, nghỉ ngơi sao cho hợp lý để phòng ngừa nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn. Gợi ý một số tư thế dưới đây:

Nằm nghiêng một bên kẹp gối ở giữa hai đùi

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, nằm ngửa khi ngủ có thể khiến cơn đau tăng dần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều chỉnh tư thế nằm nghiêng sang một bên với một chiếc gối kẹp ở giữa đùi giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Theo đó, tư thế này giúp cho hông, xương chậu, cột sống được giữ thẳng hàng, tránh chèn ép lên dây thần kinh. Cụ thể:

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Tư thế nằm nghiêng thoải mái cho người bệnh, giảm áp lực cho cột sống
  • Bạn nằm nghiêng người sang bên trái hoặc bên phải.
  • Đặt một chiếc gối ở giữa hai đùi, đầu gối kẹp lại.
  • Trường hợp thắt lưng của bạn bị cong, không tiếp xúc được với nệm nên kê thêm một chiếc gối nhỏ để tránh gây đau nhức cho khu vực này.

Người bệnh nên đổi bên, tránh nằm cố định nghiêng về một phía quá lâu khiến máu huyết bị ứ đọng, mất cân bằng cột sống và các khớp cơ khiến cơn đau bùng phát. Đồng thời, nếu duy trì tư thế nghiêng người quá lâu, giữ thói quen nhiều năm có thể gây cong vẹo, dị tật cột sống.

Nằm nghiêng, co đầu gối về phía ngực

Trong các tư thế nằm cho người bị thoát vị đĩa đệm thì tư thế nằm nghiêng, co đầu gối kéo về phía ngực có tác dụng thư giãn cột sống khá hiệu quả. Người ta còn hay gọi tư thế này là tư thế bào thai. Cách nằm như sau:

  • Trước tiên người bệnh nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng lăn người sang một bên.
  • Đầu gối từ từ co về phía ngực, thân người lúc này cũng dần dần co về phía hai đầu gối.
  • Có thể thỉnh thoảng đổi bên để giúp cân bằng cơ thể, cột sống.

Nhờ tư thế bào thai không gian giữa đốt sống được mở rộng, giảm áp lực và tình trạng ma sát đĩa đệm thoát vị gây đau nhức. Thực hiện nằm ngủ ở tư thế này giúp người bệnh thư giãn, đi vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nằm ngửa và kê gối dưới khuỷu chân

Như đã đề cập, tư thế nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực cho cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nếu muốn nằm ở tư thế này cần có sự trợ giúp của một chiếc gối kê dưới khuỷu chân để giảm áp lực lên vị trí cột sống lưng bị tổn thương. Nằm ngửa ở tư thế này giúp giảm đau, thư giãn cột sống. Cách nằm:

Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Sử dụng gối kê chân, kê lưng khi nằm giúp giảm đau, giảm áp lực cho khu vực đĩa đệm bị thoát vị
  • Người bệnh nằm ngửa thoải mái, dùng chiếc gối đặt dưới đầu gối để giữ cột sống ở vị trí trung tính.
  • Nhờ độ cao của gối nâng đỡ phần chân giúp cho cột sống tạo độ cong tự nhiên.
  • Người bệnh cũng có thể dùng chăn cuộn lại để dưới lưng giúp hỗ trợ thêm, cho giấc ngủ ngon hơn.

Nằm ở tư thế với sự trợ giúp của gối kê giúp cho trọng lượng cơ thể không đổ dồn vào cột sống quá nhiều. Khi đó, trọng lượng sẽ dàn đều khắp cơ thể, giảm áp lực căng thẳng cho khu vực bị thoát vị dĩa đệm, đồng thời giúp hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là duy trì chức năng của cột sống lưng.

Nằm sấp trên một chiếc gối kê dưới bụng

Nằm sấp khi ngủ thường không được khuyến cáo do trọng lượng cơ thể lúc này chèn ép lên nội tạng gây suy giảm chức năng và dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe. Trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm, tư thế này có thể gây ảnh hưởng đến vị trí đốt sống bị tổn thương.

Tuy nhiên ở một số người, tư thế này lại giúp họ dễ ngủ, cảm thấy thoải mái hơn. Chính vì thế, để giảm nguy cơ tác động đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể dùng chiếc gối kê dưới xương chậu, dưới bụng khi nằm. Tùy vào cảm giác của người bệnh có thể dùng thêm một chiếc gối mềm kê ở đầu hoặc không.

Một số lưu ý liên quan khác

Điều chỉnh tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng trong quá trình điều trị. Ngoài các tư thế gợi ý kể trên, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề liên quan khác như sau:

Một số lưu ý liên quan khác
Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm cho người thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu
  • Lựa chọn gối cho người bệnh phù hợp. Không sử dụng gối quá cao, quá cứng, nên lựa chọn sản phẩm có độ mềm vừa phải, tùy chỉnh độ cao phù hợp với nhu cầu kê đầu, kê lưng hay kê chân. Thay gối mới sau 18 tháng hoặc vệ sinh vỏ gối thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ dị ứng da, nổi mề đay,…
  • Chọn loại nệm phù hợp, không nằm nệm quá cứng hay quá mềm. Người bệnh nên nằm nệm trung bình có chất liệu bằng cao su, nệm mút xốp mềm, có lò xo.
  • Chọn giường ngủ, ghế ngồi làm việc phù hợp giúp hạn chế tổn thương cột sống, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Ngoài các lưu ý kể trên, để nâng cao chất lượng giấc ngủ, người bệnh nên ngủ khi cơ thể có cảm giác buồn ngủ, giữ không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, không sử dụng chất kích thích,…
  • Áp dụng các bài tập như thiền, hít thở sâu trước khi ngủ để đi vào giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể thư giãn, nghe nhạc êm dịu, uống trà ấm trước khi ngủ 15 phút.
  • Ăn uống đều độ, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, tránh ăn những món có hại cho hệ thống xương khớp. Cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên ăn rau xanh, hoa quả tươi và các loại thịt trắng.
  • Tập luyện thể dục vừa sức, phù hợp với tình trạng thoát vị đĩa đệm. Việc duy trì vận động kích thích máu huyết lưu thông, giảm căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết cách điều chỉnh tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm. Kết hợp điều trị và thay đổi một số thói quen xấu giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả, phòng tránh nhiều rủi ro. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên thăm khảo ý kiến bác sĩ, trao đổi các vấn đề gặp phải để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...