Thoái Hóa Khớp Cổ Chân

Thoái hóa khớp cổ chân gây ra các triệu chứng làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có khả năng gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ bại liệt, tàn phế vĩnh viễn.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Theo thời gian, hệ thống xương khớp trong cơ thể sẽ dần lão hóa, suy giảm chức năng vận động. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng thoái hóa khớp không chỉ xảy ra ở người già mà bắt đầu có xu hướng trẻ hóa. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể gặp phải hiện tượng thoái hóa.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những bệnh xương khớp thường gặp hiện nay

Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những trường hợp thường gặp hiện nay. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, bệnh thường xảy ra do những chấn thương như bong gân hoặc gãy xương cổ chân trước đó, gây đau và sưng viêm khiến cổ chân kém hoạt động so với bình thường.

Hiện tượng thoái hóa khớp diễn ra âm thầm, triệu chứng nhẹ và có thể tự cải thiện sau một thời gian. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện bất thường từ sớm. Trong đó, các sụn khớp bao phủ xương chày, xương ống chân, phần trên xương móng bàn chân,... bị bào mòn theo thời gian dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân.

Người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị ngăn chặn thoái hóa diễn ra sớm, để tránh các rủi ro không mong muốn, đặc biệt là những ảnh hưởng làm suy giảm khả năng vận động. Trường hợp chậm trễ, tình trạng thoái hóa nghiêm trọng có thể kéo theo nhiều biến chứng khác.

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến các yếu tố liên quan đến tuổi tác, thói quen vận động, sinh hoạt, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, bệnh lý,... Một số trường hợp thoái hóa diễn ra không rõ nguyên do.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân
Tình trạng thoái hóa không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Dưới đây là những yếu tố chính gây bệnh, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tuổi tác: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người trung niên, cao tuổi bị thoái hóa khớp cao, trong đó tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Nguyên nhân do các cơ quan trong cơ thể dần lão hóa, quá trình tổng hợp và tái tạo sụn khớp cũng suy giảm khiến xương dưới sụn cổ chân mất cân bằng. Hệ quả là gây nên tình trạng thoái hóa khớp cổ chân.
  • Thừa cân, béo phì: Người có khối lượng cơ thể quá khổ thường gặp các vấn đề xương khớp hơn so với người có cân nặng hợp lý. Do hệ thống xương khớp phải chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là khớp gối, khớp cổ chân. Sự chèn ép quá mức lâu dần khiến cho sụn khớp suy yếu, dễ tổn thương, gây thoái hóa sớm.
  • Ảnh hưởng bởi công việc: Người làm việc trong môi trường phải khiêng vác vật nặng thường xuyên, lao động chân tay hoặc vận động viên thể thao với tần suất di chuyển cao khiến cho lớp sụn ở các khớp chân bị bào mòn, thoái hóa.  Theo thống kê, những đối tượng kể trên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 2 lần so với người bình thường. Trong đó, tỷ lệ thoái hóa sớm khi chưa đến 40 tuổi ngày càng tăng.
  • Ăn uống thiếu chất: Đây là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân mà không phải ai cũng quan tâm đến. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng, giúp bổ sung dưỡng chất cho xương chắc khỏe, đặc biệt là canxi và vitamin D. Người không cung cấp đủ hai dưỡng chất này cho cơ thể thường dễ gặp các vấn đề xương khớp hơn các đối tượng khác.
  • Chấn thương: Như đã đề cập, thoái hóa khớp cổ chân thường do các chấn thương trong quá khứ gây ra. Chẳng hạn một số trường hợp như chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... gây giãn dây chằng, bong gân nhưng không điều trị đúng cách. Điều này khiến cho sụn khớp bị tổn thương, khó phục hồi.
  • Do bệnh xương khớp: Các bệnh xương khớp không được điều trị có thể gây ra các biến chứng, trong đó có thoái hóa khớp cổ chân. Một số trường hợp thường gặp như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,... Ngoài ra các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp,... cũng có thể tác động gây thoái hóa xương khớp sớm.

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, tình trạng thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra do các yếu tố tác động khác như di truyền, dị tật bẩm sinh,... Người bệnh cần phát hiện bất thường sớm để kịp thời can thiệp điều trị, phòng tránh các biến chứng gây hại sức khỏe.

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân giai đoạn đầu các triệu chứng không rõ ràng, người bệnh thường chủ quan và nhầm lẫn với các vấn đề khác của cơ thể. Do đó, khi phát hiện tình trạng thoái hóa đã trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị, ảnh hưởng khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Biểu hiện thoái hóa khớp cổ chân
Người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy vùng cổ chân, gây suy giảm vận động

Giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng ngày càng rõ ràng. Dưới đây là một số biểu hiện người bệnh thường gặp, bạn đọc nên lưu ý:

  • Cảm giác đau mỏi xuất hiện nhất là khi người bệnh vận động. Thậm chí đau ngay cả khi cơ thể chỉ vận động nhẹ. Cơn đau có dấu hiệu trở nặng hơn, xuất hiện thường xuyên, đặc biệt còn xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cổ chân bị sưng, đỏ, cảm giác nóng rát khi chạm vào. Tình trạng này có thể lan rộng ra các khu vực khác như mắt cá chân, bàn chân.
  • Khi chuyển, người bệnh có thể cảm nhận được cổ chân như phát ra tiếng kêu lạo xạo, lắc rắc.
  • Khi mới ngủ dậy, người bệnh còn bị cứng khớp cổ chân. Tình trạng này có thể kéo dài đến nửa tiếng đồng hồ sau đó mới thuyên giảm.
  • Một số trường hợp người bệnh còn nhận thấy cơ thể có các triệu chứng khác kèm theo như sốt, người uể oải, không muốn vận động,...

Cần chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu kể trên. Can thiệp điều trị sớm giúp người bệnh kiểm soát tình trạng thoái hóa, giảm triệu chứng, duy trì vận động cho khớp cổ chân, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp cổ chân có thể gây ra các biến chứng khó lường, ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh. Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị bại liệt không phục hồi. Các rủi ro có thể xảy ra như:

Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp cổ chân kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng nguy hiểm

  • Khớp bị thoái hóa kéo dài gây biến dạng, xuất hiện các gai xương ma sát dẫn đến tình trạng đau đớn dữ dội khi người bệnh đi lại, cử động.
  • Cơn đau tăng dần nếu bệnh không được kiểm soát, đau ngay cả khi người bệnh không vận động. Lâu dần cơ bị teo, lão hóa và yếu đi nhanh chóng. Đồng thời, tại cổ chân, bàn chân xảy ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh, đây là nguyên nhân khiến cho người bệnh tàn phế, bại liệt không khắc phục được.
  • Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ chân còn có nguy cơ biến chứng dẫn đến các bệnh lý như ung thư xương, nhiễm khuẩn cả hệ thống xương khớp. Những bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, do đó chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên chủ động đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp khắc phục càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến chức năng vận động và sức khỏe. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng thoái hóa sớm. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Tránh mang vác vật nặng khiến các cơ bị tổn thương, dễ gây viêm hoặc thoái hóa, trong đó có khớp cổ chân.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp, nên mang số giày vừa chân, không mang quá chật. Hạn chế mang giày cao gót và di chuyển trong thời gian dài. Đồng thời nên chọn chất liệu giày dép tốt, không mang dép quá cứng có thể gây ra các tổn thương tại khớp cổ chân.
  • Ngâm chân bằng nước ấm hoặc với thảo dược thư giãn mỗi buổi tối giúp giãn cơ, xoa dịu đau mỏi nhẹ khó chịu. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với massage nhẹ nhàng để kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm hiện tương tê bì, đau mỏi do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là bổ sung vitamin, canxi, dưỡng chất chống lõa hóa, ngừa loãng xương giúp hệ thống xương khớp dẻo dai, chắc khỏe.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về xương khớp hoặc các chấn thương xảy ra để tránh biến chứng gây thoái hóa khớp sớm.
  • Duy trì thói quen vận động, tập thể dục để cải thiện sức khỏe, giúp xương khớp dẻo dai. Ngoài ra việc tập luyện thường xuyên còn giúp người bệnh duy trì vóc dáng cân đối, hạn chế bệnh về xương khớp hoặc nhiều vấn đề đe dọa sức khỏe khác.

Thoái hóa khớp cổ chân có thể phát sinh biến chứng nếu bạn không sớm phát hiện và điều trị. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ, trao đổi phương pháp điều trị giúp lựa chọn giải pháp phù hợp, cải thiện sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...