Thuốc Chữa Đau Mỏi Vai Gáy

Bài viết trình bày về 5 loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy và 6 thực phẩm chức năng, viên uống hỗ trợ. Dưới đây là bản rút gọn của nội dung:

1. Diclofenac:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid.
  • Liều: 100-150mg/ngày, uống trước bữa ăn.

2. Meloxicam:

  • Chữa đau mỏi vai gáy do thoái hoá đốt sống cổ.
  • Liều: 7.5-15mg/ngày, uống với nước.

3. Celecoxib 200mg:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Liều: 200mg/lần/ngày, chia 2 lần/ngày.

4. Mydocalm:

  • Thuốc giãn cơ giảm đau mỏi vai gáy.
  • Liều: 150-450mg/ngày, chia 3 lần/ngày.

5. Ibuprofen:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.
  • Liều: 1.2-1.8g/ngày, uống/tiêm tùy dạng bào chế.

6 viên uống hỗ trợ:

  • Arinamin Ex Plus, Glucosamine HCL 1500mg Kirkland, Glucosamine Puritan’s Pride, Flex-5, Viên vai gáy Thái Dương, Viên xương khớp Eisai.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Uống thuốc đúng liều và cách sử dụng.
  • Không tự y án mua thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kết hợp với lối sống lành mạnh và thực phẩm giàu canxi, vitamin D.

Khi cần đến bệnh viện:

  • Xuất hiện triệu chứng nguy cơ như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
  • Sốt cao, tiểu khó, thị lực suy giảm, phát ban nổi mẩn.

Thuốc chữa đau mỏi vai gáy là thông tin được nhiều bệnh nhân tìm kiếm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà tình trạng đau mỏi vai gáy ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, cuộc sống, cản trở công việc hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là tổng hợp các nhóm thuốc/viên uống thường được sử dụng trong điều trị và hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy.

Tổng quan bệnh đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp nhất, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức, tê bì, ê mỏi vai, gáy và cổ. Hội chứng thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt, vận động và làm việc thiếu khoa học.

Đau Mỏi Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị
Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi

Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh xương khớp. Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nhưng thường phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên.

Các triệu chứng bệnh nếu được thăm khám và khắc phục kịp thời có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, bệnh lý tiến triển dai dẳng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, học thấp, giảm mức độ tập trung và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thực tế nhận thấy, bệnh có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, nguyên nhân tác động trực tiếp là do rối loạn cơ - xương cổ và vai - gáy. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

1. Nguyên nhân thường gặp 

Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu trong thời gian dài.

  • Ngồi làm việc quá lâu, nằm xem tivi, đứng lâu, ngồi sai tư thế, cúi cổ lâu, ngủ tựa đầu vào ghế hoặc kê gối quá cao,...
  • Tắm nước lạnh vào ban đêm, ngồi trước quạt hoặc điều hoà ở nhiệt độ thấp, dầm mưa,... Những thói quen này có thể làm co mao mạch tại vùng cổ gây thiếu máu cục bộ và dẫn đến tê bì, đau nhức.
  • Tuổi tác cao được là là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy. Theo các chuyên gia, cơ bắp, mạch máu và xương khớp ở người cao tuổi và trung niên có xu hướng thoái hoá, suy yếu và dễ bị rối loạn hơn so với người trẻ tuổi. Theo đó, rối loạn cơ xảy ra ở cơ - xương vùng cổ, vai, gáy là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý.

Tình trạng đau mỏi vai gáy khởi phát bởi các nguyên nhân thông thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng sau khi loại trừ các yếu tố thuận lợi, sử dụng thuốc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy 
Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu

Bên cạnh đó, nếu bệnh khởi phát do các thói quen và tư thế xấu, thường chỉ gây ra các triệu chứng ở mức độ nhẹ và ít khí khởi phát các biến chứng nặng nề.

2. Nguyên nhân bệnh lý 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp, hội chứng đau mỏi vai gáy cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp. Cụ thể:

  • Thoái hoá cột sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương vùng cổ
  • Loãng xương
  • Viêm cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Vẹo cổ bẩm sinh
  • Viêm khớp dạng thấp

Trường hợp đau vai gáy do nguyên nhân bệnh lý thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và có tính chất mãn tính. Nếu không được can thiệp điều trị, các biểu hiện của hội chứng này có thể diễn tiến nặng nề theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân trên, nguy cơ đau mỏi vai gáy cũng có thể tăng lên khi bị tác động bởi các yếu tố như làm công việc văn phòng, lao động nặng, thói quen tắm đêm, sống và làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, lạnh, mắc bệnh tiểu đường, thừa cân - béo phì,...

Bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng và mức độ khá đa dạng. Điều này phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng chống chịu cơn đau của từng người. Tương tự như các bệnh xương khớp khác, bệnh lý có xu hướng tiến triển nặng và mức độ đau tăng lên khi có tác động cơ học.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý 
Bệnh lý đặc trưng bởi các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau mỏi vai gáy, bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy
  • Cơn đau có thể âm ỉ với mức độ không đáng kể hoặc cảm giác đau nhói như điện giật và nhức nhối gây mệt mỏi, khó chịu.
  • Ban đầu, cơn đau khởi phát ở vùng cổ rồi lan đến mang tai, vùng thái dương. Sau đó lan xuống bả vai, cánh tay hoặc bàn tay.
  • Một số trường hợp nặng có thể đi kèm với tình trạng tê bì, dị cảm tại bàn tay, cánh tay, cơ bị co cứng,...
  • Cơn đau có tính chất cơ học, đau mỏi nặng hơn khi lao động nặng, căng thẳng, nhiễm lạnh, ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột,... và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hay âm ỉ, dai dẳng (mãn tính).

5 loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy bác sĩ kê đơn

Căn cứ vào mức độ đau mỏi vai gáy, thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Phổ biến nhất là:

1. Diclofenac

Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, thuộc nhóm thuốc không chứa steroid được sử dụng nhiều trong điều trị đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, thuốc cũng được kê đơn trong trường hợp bệnh nhân gặp một số vấn đề về cứng khớp, viêm khớp.
Liều dùng: 

  • Liều khởi đầu 100-150mg/ngày.
  • Liều điều trị hoặc duy trì 75-100mg/ngày.
  • Tối đa 150mg/ngày.

Cách dùng: Uống trước bữa ăn, mỗi bữa 1 viên.
Chỉ định: 

  • Bệnh nhân viêm/thoái hóa khớp đốt sống cổ, đốt sống lưng, viêm khớp dạng thấp.
  • Trường hợp đau do đợt gút cấp bùng phát.
  • Người bị đau sau phẫu thuật, chấn thương, đau do viêm sưng.

Chống chỉ định:

  • Có tiền sử dị ứng với Diclofenac, Aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Đối tượng loét dạ dày.
  • Bệnh nhân hen, tim mạch, co thắt phế quản, suy thận hoặc suy gan nặng.

Tác dụng phụ: 

  • Các vấn đề ở đường tiêu hoá: Phân đen hoặc lẫn máu, phân sệt như đất sét.
  • Phát ban, sưng mặt/môi, khó thở, đau tức ngực.
  • Sưng phù, tăng cân nhanh, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Cứng cổ, ớn lạnh, nhạy cảm ánh sáng, co giật.

Diclofenac thường được kê đơn, chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Diclofenac thường được kê đơn, chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ

2. Meloxicam

Meloxicam là thuốc chữa đau mỏi vai gáy do thoái hoá đốt sống cổ, đau cột sống thường được bác sĩ kê đơn. Thuốc có 2 dạng bào chế: Viên nén uống, dung dịch tiêm bắp.
Liều dùng: 

  • Liều khởi đầu 7.5mg/ngày.
  • Từ lần thứ 2 dùng 15mg/lần/ngày.
  • Trẻ em trên 2 tuổi dùng 0.125mg/kg/ngày, tối đa 7.5mg/ngày.

Cách dùng: Chỉ dùng theo đường uống với 240ml nước lọc.
Chỉ định: 

  • Điều trị ngắn hạn viêm khớp.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp dài hạn.
  • Xử lý triệu chứng viêm cột sống dính khớp.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với Meloxicam.
  • Đối tượng viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày.
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển hoặc kháng thụ thể angiotensin II.
  • Bệnh nhân suy gan, thận nặng, không lọc máu.
  • Nữ giới mang thai và có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ: 

  • Thường gặp: Chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Hiếm gặp: Đau đầu dai dẳng, dễ thay đổi tâm trạng, dễ bầm tím/chảy máu, cổ cứng không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu suy tim.

3. Celecoxib 200mg

Celecoxib 200mg là thuốc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc được kê đơn cho bệnh nhân viêm khớp, đau vai gáy mãn tính nhằm giảm đau, hạn chế cơn đau mỏi vai gáy.
Liều dùng: 

  • Người lớn: 200mg/lần/ngày hoặc chia nhỏ 100mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 50mg/2 lần/ngày với trẻ từ 10-25kg; 100mg/2 lần/ngày với trẻ trên 25kg.

Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị viêm khớp, đau mỏi vai gáy mãn tính, cột sống dính khớp, viêm khớp thiếu niên.
  • Điều trị bệnh gút.
  • Polyp di truyền ở đại tràng.
  • Đau bụng kinh.

Chống chỉ định:

  • Những người có tiền sử dị ứng với Celecoxib.
  • Đối tượng có tiền sử hen suyễn, nổi mề đay, hoặc dị ứng với thuốc NSAID khác.
  • Bệnh nhân dạ dày - tá tràng.
  • Phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ: 

  • Đau ngực, khó thở, suy nhược.
  • Ho ra máu.
  • Giảm thị lực.
  • Đi tiểu nhiều bất thường hoặc không muốn tiểu.
  • Đau bụng trên và buồn nôn.
  • Ngứa ngáy, phát ban nổi mẩn, yếu cơ.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Đau họng, bỏng mắt, da phồng rộp bong tróc.

Celecoxib 200mg là thuốc chữa đau vai gáy, giảm triệu chứng bệnh viêm khớp
Celecoxib 200mg là thuốc chữa đau vai gáy, giảm triệu chứng bệnh viêm khớp

4. Mydocalm

Mydocalm là thuốc chữa đau mỏi vai gáy, được dùng với tác dụng làm giãn cơ nhờ cơ chế gây tê cục bộ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Mydocalm trong trường hợp cơ co thắt, co cứng và can thiệp điều trị một số vấn đề xương khớp.
Liều dùng: 

  • Người lớn: 150-450mg/ngày, chia 3 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 5mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.
  • Trẻ từ 6-14 tuổi: 2-4mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.

Cách dùng: Uống trực tiếp ngay trong hoặc sau bữa ăn.
Chỉ định: Điều trị co cứng cơ, bao gồm đau mỏi vai gáy.
Chống chỉ định: 

  • Đối tượng mẫn cảm với Tolperison hoặc chất có cấu trúc tương tự Eperison.
  • Bệnh nhân nhược cơ nặng.

Tác dụng phụ: 

  • Nhức cơ.
  • Nhức đầu.
  • Hạ huyết áp.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Khó chịu vùng bụng.

5. Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng: Viên nén, viên nang, hỗn dịch uống, viên nén sủi bọt, dung dịch tiêm/truyền tĩnh mạch…
Liều dùng: 

  • Liều giảm đau: 1.2-1.8g/ngày.
  • Liều duy trì: 0.6-1.2g/ngày.
  • Liều tối đa: 3.2g/ngày.

Cách dùng: Dùng theo đường uống/tiêm tùy theo dạng bào chế mà bác sĩ kê đơn.
Chỉ định: 

  • Giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến vừa cho bệnh nhân đau xương khớp.
  • Giảm đau đầu, đau răng, đau sau đại phẫu.
  • Hạ sốt ở trẻ em.
  • Xử lý đau bụng kinh.

Chống chỉ định:

  • Đối tượng có tiền sử bị dị ứng với Ibuprofen.
  • Bệnh nhân hen suyễn, co thắt phế quản, chảy máu, suy gan, suy thận, loét dạ dày tá tràng, mắc bệnh tim mạch.
  • Những người đang dùng thuốc chống đông Coumarin để điều trị.
  • Phụ nữ đang mang thai ở 3 tháng cuối hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị chảy máu dạ dày, xuất huyết sọ, giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, nghi ngờ nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ: 

  • Thường gặp: Nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, sốt, mệt mỏi, chướng bụng, mẩn ngứa.
  • Ít gặp: Dị ứng, nổi mề đay, viêm mũi, chảy máu dạ dày, đau bụng, rối loạn thị giác, giảm thính lực, ù tai.
  • Hiếm gặp: Nổi ban, phù nề, rụng tóc, trầm cảm, hạ Natri, viêm màng não vô khuẩn, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính,...

Ibuprofen là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
Ibuprofen là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

TOP 6 thực phẩm chức năng, viên uống giảm đau vai gáy

Bên cạnh các loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng một số viên uống hỗ trợ tình trạng này. Đây là những thực phẩm chức năng, không thể thay thế thuốc điều trị hoặc chỉ định của bác sĩ:

1. Arinamin Ex Plus

Arinamin Ex Plus là viên uống cải thiện đau vai gáy có xuất xứ từ Nhật Bản. Sản phẩm hiện được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp.

  • Liều dùng: Uống ngày 2-3 viên/lần, mỗi ngày 1 lần.
  • Cách dùng: Uống sau ăn.
  • Chỉ định: Đối tượng trên 15 tuổi đang gặp các vấn đề đau nhức vai gáy, xương khớp, tuần hoàn máu kém, tê bì chân tay.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều, rong kinh.

2. Glucosamine HCL 1500mg Kirkland

Viên uống Glucosamine HCL 1500mg Kirkland được sử dụng cho đối tượng đau nhức xương khớp nói chung, hỗ trợ cải thiện đau mỏi vai gáy. Đồng thời sản phẩm cũng giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh xương khớp.
Liều dùng: 2 viên/ngày, có thể dùng cùng lúc 2 viên/lần hoặc chia làm 2 lần/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp ngay trong hoặc sau bữa ăn.
Chỉ định: Người bị đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, thoái hóa khớp gây sưng, viêm.
Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Glucosamine, MSM hoặc bất cứ thành phần nào.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, đối tượng dưới 18 tuổi.

Tác dụng phụ: 

  • Rối loạn tiêu hoá: Nôn, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Phản ứng quá mẫn: Ngứa, phù mạch, da đỏ ban rát, sốc phản vệ.
  • Một vài rối loạn khác: Tim mạch, tăng Cholesterol máu, tăng men gan, rụng tóc, xuất huyết trên da.

Glucosamine HCL 1500mg Kirkland có thể gây tác dụng phụ nếu quá liều
Glucosamine HCL 1500mg Kirkland có thể gây tác dụng phụ nếu quá liều

3. Glucosamine Puritan’s Pride

Glucosamine Puritan’s Pride là thực phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp, nhức mỏi vai gáy của Mỹ. Viên uống này hiện được nhiều người tin dùng và đánh giá cao.
Liều dùng: 

  • Loại 240 viên: 3 viên/ngày.
  • Loại 90 viên: 2 viên chia 2 lần/ngày.

Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Người lớn tuổi, người chơi thể thao, người thường xuyên vận động.
  • Đối tượng muốn phòng ngừa các vấn đề xương khớp.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng đang mang thai hoặc cho con bú, người đang sử dụng thuốc điều trị/viên uống xương khớp khác.
  • Người mẫn cảm/có tiền sử dị ứng với những loại hải sản, động vật có vỏ.

Tác dụng phụ: Có thể gây buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, rụng tóc, đầy hơi, chướng bụng nếu sử dụng quá liều.

4. Flex-5

Viên uống Flex-5 được phát triển bởi thương hiệu Olympian Labs. Sản phẩm này được nhắc đến với công dụng chăm sóc sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm đau, viêm, tái tạo sụn khớp.
Liều dùng: 1-2 viên/ngày.
Cách dùng: Uống sau bữa ăn.
Chỉ định: Người trưởng thành bị thoái hóa khớp, viêm sưng các khớp, khô khớp gây đau mỏi vai gáy, khó vận động, người chơi thể thao, vận động nhiều và người cao tuổi.
Chống chỉ định: Đối tượng dưới 18 tuổi hoặc những người có tiền sử dị ứng với thành phần viên uống Flex-5.
Tác dụng phụ: Hoa mắt, buồn nôn… triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Flex-5 là sản phẩm của Mỹ, ra mắt thị trường từ năm 2019
Flex-5 là sản phẩm của Mỹ, ra mắt thị trường từ năm 2019

5. Viên vai gáy Thái Dương

Viên vai gáy Thái Dương là sản phẩm hỗ trợ giảm đau vai gáy. Bên cạnh công dụng đó, viên uống còn giúp tăng lưu thông máu, giảm bớt tê bì chân tay, điều chỉnh tình trạng đau nửa đầu do đau vai gáy gây nên.
Liều dùng: Dùng 1 viên/lần, ngày 2-3 lần.
Cách dùng: Uống trực tiếp, thời điểm tốt nhất là trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
Chỉ định: Người trưởng thành bị đau mỏi vai gáy, đau đốt sống cổ, bệnh nhân rối loạn tiền đình gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt hoặc người sau tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của viên uống.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang ra kinh.
  • Đối tượng chảy máu cấp tính, bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Không dùng chung với sản phẩm chứa enzym Nattokinase hoặc thuốc có tác dụng chống đông máu.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn hoặc phản ứng khác nếu dùng sai chỉ định.

6. Viên xương khớp Eisai

Eisai là thực phẩm, viên uống hỗ trợ giảm đau vai gáy của Nhật. Sản phẩm này đã được kiểm định và được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam.
Liều dùng: 1 viên/lần, ngày 3 đều đặn lần.
Cách dùng: Uống trực tiếp sau ăn.
Chỉ định: Người bị tê mỏi vai gáy, đau nhức cơ, đối tượng đau xương khớp trong thời gian dài.
Chống chỉ định:

  • Đối tượng dưới 15 tuổi.
  • Người mắc suy thận hoặc bệnh lý khác về thận.

Tác dụng phụ: Ợ nóng, nôn, buồn nôn hoặc táo bón nếu lạm dụng dùng quá liều. Triệu chứng cụ thể tùy thuộc vào cơ địa, mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau.

Viên xương khớp Eisai của Nhật Bản hiện được ưa chuộng tại Việt Nam
Viên xương khớp Eisai của Nhật Bản hiện được ưa chuộng tại Việt Nam

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đau mỏi vai gáy

Các loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy, viên uống bổ sung hỗ trợ rất nhiều cho bệnh nhân. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng cần lưu ý:

  • Với thuốc dạng viên nén, luôn uống cùng một ly nước đầy hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nằm trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc, viên uống hỗ trợ.
  • Tuyệt đối không nghiền/nhai nát/làm vỡ thuốc để uống vì điều này có thể làm giảm hiệu quả và tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Kết hợp ăn uống khoa học tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất và cắt giảm bia rượu, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường.
  • Luôn nghỉ ngơi, thư giãn, điều chỉnh tư thế ngồi làm việc và tư thế ngủ.
  • Hạn chế bê vác nặng, cúi gập người/đầu sai tư thế.
  • Thử sức với các bài tập giãn cơ, bài tập vận động cổ.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trong thời gian sử dụng thuốc chữa đau mỏi vai gáy và thực phẩm hỗ trợ, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng:

  • Khó thở, đau tức ngực hoặc tim đập nhanh.
  • Cơ thể suy nhược, cảm thấy mệt mỏi trầm trọng.
  • Thị lực suy giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn.
  • Sốt cao trên 39 độ không hạ.
  • Ho ra máu.
  • Tiểu khó, không tiểu được, nước tiểu lẫn máu/mủ.
  • Phát ban, phù nề, nổi mẩn dày đặc, suy hô hấp.
  • Bỏng mắt, mắt đau, da bong tróc phồng rộp.
  • Cứng cổ đột ngột, cơ thể ớn lạnh, co giật.

Mẹo Chữa Đau Mỏi Vai Gáy Tại Nhà:

  • Chườm nóng hoặc lạnh.
  • Xoa bóp.
  • Giữ đủ nước cho cơ thể.
  • Thay đổi tư thế và gối ngủ.
  • Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn.
  • Bài tập vận động cổ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc bôi giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Phương pháp phẫu thuật (trong trường hợp nặng).

Khi Nào Nên Đi Khám Bác Sĩ:

  • Đau không giảm sau khi áp dụng các phương pháp tự nhiên.
  • Đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ nặng.
  • Triệu chứng kèm theo khó thở, buồn nôn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
  • Tình trạng đau nhức ngày càng trở nên nặng hơn, thậm chí khi đi ngủ.

Thuốc Nam Chữa Đau Mỏi Vai Gáy:

  • Ngải cứu.
  • Lá lốt.
  • Lá kinh giới.
  • Cây trinh nữ.

Mỗi bài thuốc Đông Y đều kết hợp nhiều thành phần thảo dược có tác động tích cực đối với xương khớp, mạch máu và cơ. Tuy nhiên, cần sự kiên nhẫn khi sử dụng thuốc Đông Y, và việc tham khảo ý kiến của bác sĩ được khuyến khích.


Có nhiều thực phẩm có lợi cho người bị đau mỏi vai gáy, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phốt pho và các dạng khoáng chất khác. Những chất này giúp giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ tái tạo tế bào xương.

  1. Vitamin D và Canxi:
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như sữa, cá hồi, cá thu.
    • Thực phẩm giàu canxi như đậu, rau cải, sữa tươi.
  2. Magie:
    • Bổ sung thực phẩm giàu magie như rau màu xanh, cá hồi, đậu nành.
  3. Axit Béo Có Lợi:
    • Sử dụng các thực phẩm chứa axit béo có lợi như cá hồi, đậu nành, hạt chia.
  4. Phốt Pho:
    • Thực phẩm giàu phốt pho như thịt gà, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt.
  5. Chống Viêm:
    • Sử dụng thực phẩm chống viêm như nghệ, tỏi, gừng, dầu oliu.
  6. Chất Xơ:
    • Thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, súp lơ trắng, khoai lang, ngô.
  7. Nước Uống Hỗ Trợ:
    • Nước củ cải đường, trà xanh, nước ép cần tây, nước dừa, nước nho đỏ.

Kiêng Ăn:

  • Tránh thực phẩm nhiều đường, đồ ăn mặn, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế chất kích thích như cà phê, rượu, bia.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp và giảm đau mỏi vai gáy.


Các loại thuốc chữa đau mỏi vai gáy cần được chỉ định bởi bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, do vậy mỗi người cần tuyệt đối cẩn trọng, không được chủ quan.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...