Ngưu Tất: Tổng Hợp 22 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

Ngưu tất là loại cây mọc hoang nhưng lại là dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Đặc biệt, có nhiều công dụng chữa bệnh như sỏi thận, bệnh gout, thoái hóa khớp, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, cải thiện chức năng tim mạch, chống ung thư…

Ngưu tất
Ngưu tất là loại dược liệu quý có nhiều công dụng như chữa sỏi thận, bệnh gout, thoái hóa khớp, tiểu đường, cao huyết áp,…

Tổng quan về cây ngưu tất

  • Tên thường gọi: Ngưu tất
  • Tên gọi khác: Hoài ngưu tất, cây cỏ xước, cây bách hội, cỏ ngưu tịch, hoài ngưu, cỏ xước hai răng…
  • Tên tiếng Anh: Ox knee, two-toothed chaff-flower
  • Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.
  • Họ: Rau dền (Amaranthaceae)

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

  • Cây cỏ xước là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng 60cm – 1m. Là loại cây sống lâu năm có thân mảnh, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên.
  • Các cành thường mọc thẳng đứng, trên một cành có thể phân nhiều nhánh nhỏ.
  • Lá mọc đơn lẻ, hình trứng, mọc so le hoặc đối nhau. Hai bề mặt lá nhẵn, chiều dài khoảng 5 – 12cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm.
  • Rễ ngưu tất có hình trụ dài, phân nhánh nhiều rễ phụ to, có nhiều nốt sần trên rễ và giàu dược tính.
  • Hoa ngưu tất mọc thành cụm ở đầu cành hoặc mọc ra từ kẽ lá, có chiều dài từ 2 – 5cm. Hoa mọc thẳng hướng lên trên nhưng khi phát triển thành quả sẽ mọc quằng xuống.
  • Quả ngưu tất là loại quả nang, có hình bầu dục, mỗi quả đều có chứa một hạt nhỏ màu đen bên trong.
Ngưu tất
Hoa ngưu tất mọc thành cụm và mọc hướng lên trên
Ngưu tất
Rễ ngưu tất là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc

2. Phân bố và phân loại

Ngưu tất là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và tái sinh mầm sống từ hạt. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc (cụ thể là vùng Đông Bắc), Nhật Bản. Loại cây này có sức sinh trưởng rất mạnh mẽ, dù là ở miền núi cao, đồng bằng hay trung du, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ, có phủ cát và hơi có tính axit.

Tại Việt Nam ngưu tất được phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa, Sìn Hồ (Lai Châu), Văn Điển (Hà Nội)…

Hiện nay, các nhà khoa học đã phân chia cây ngưu tất làm 4 loại chính dựa vào đặc điểm sinh học của chúng. Bao gồm:

  • Cây ngưu tất Ấn Độ;
  • Cây ngưu tất lông trắng;
  • Cây cây cỏ xước xám đỏ;
  • Cây ngưu tất nguyên chùng.

Trong đó, cây ngưu tất lông trắng là loại được đánh giá tốt nhất khi chứa hàm lượng dược chất cao. Chính vì vậy, trong Đông y và y học dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới rất thường xuyên sử dụng loại dược liệu này để làm thuốc.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Rễ ngưu tất là bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, ở một số nơi còn dùng cả phần lá, hạt, cuống.
  • Thu hái: Đối với rễ ngưu tất ở vùng núi bắt đầu thu hoạch từ tháng 1 – 2, còn ở đồng bằng thu hoạch từ tháng 3 – 4.
  • Sơ chế: Phần rễ thu hoạch về rửa sạch, loại bỏ rễ con rồi đem phơi hoặc sấy khô, hơ lửa với lưu huỳnh là có thể sử dụng để làm thuốc. Một số người chọn cách dùng ngưu tất tươi để ngâm rượu, ướp muối tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Bảo quản: Ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Tiến hành phân tích các thành phần hóa học của cây ngưu tất thu được một số hoạt chất sau:

  • Trong rễ ngưu tất có chứa khoảng 4% saponin toàn phần. Sau khi thủy phân saponin cho một số chất khác gồm galactoza, glucoza, acid oleanic, rhamnoza.
  • Bên cạnh đó, trong rễ ngưu tất có chứa chất saccharid là fructan mạch ngắn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch.
  • Lượng betain trong rễ ngưu tất có chứa hàm lượng 0.93 – 1.029% đã được chứng minh ổn định trong quá trình chế biến.
  • Ngoài ra còn có inokosteron, Ecdysteron và muối kale.

Công dụng dược liệu ngưu tất

Theo y học cổ truyền

Ngưu tất là vị thuốc có tính ôn, vị đắng xen lẫn vị chua, không độc và được quy vào hai kinh Can và Thận. Đối với ngưu tất tươi khả năng tiêu ung lợi thấp, hành huyết tan ứ, còn dạng khô giúp bổ can, ích thận và cường gân tráng cốt, an thần và chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, cỏ xước còn có một số công dụng khác như:

  • Chữa chứng nổi mụn nhọt, sưng đau cổ họng, đái ra máu, bế kinh, sỏi thận, chấn thương gây ứ máu bầm, đau nhức mỏi gối.
  • Cỏ xước sao tẩm giúp chữa chứng đau lưng, ù tai, can thận hư, chân tay co quắp hoặc bại liệt.
  • Phục hồi sức lực, kiểm soát huyết áp, sỏi đường tiết niệu, viêm amidan, viêm họng, lợi tiểu…
  • Phần hạt được dùng làm thuốc chống độc, trị hen phế quản, chữa bệnh thấp khớp.
  • Ngoài ra, cỏ xước còn được dùng để làm thuốc kích dục, chữa bệnh liệt dương, tráng dương.
Ngưu tất
Rễ ngưu tất được phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rễ cỏ xước có chứa hàm lượng cao chất saponin, một vài loại muối kali và chất nhầy có khả năng:

  • Chống viêm, kháng khuẩn;
  • Làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm đau, hạ huyết áp, điều trị xơ vữa động mạch;
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gan, thận;
  • Kích thích sự co bóp cơ trơn của tử cung để điều hòa kinh nguyệt

Liều dùng và cách dùng

  • Liều dùng 3 – 9g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.
  • Trị chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, cholesterol máu cao dùng 0.25g cao khô hoặc dạng thuốc cỏ xước khô 4g/ ống.

Các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây ngưu tất

Cách thực hiện chi tiết một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước như:

1. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan, viêm thận

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngưu tất, hạt lá bông, sinh địa, mộc thông, cỏ tháp bút, cỏ tranh, huyền sâm, nhân trần và râu ngô mỗi loại 15g.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu, cho vào nồi và sắc cùng 1 lít nước.
  • Khi nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Lọc phần nước thuốc chia làm 3 phần uống buổi trong ngày.
  • Kiên trì dùng đều đặn sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nước tiểu màu vàng sẫm, màu đỏ và vàng da.

2. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 25g ngưu tất kèm theo cây mã đề, rễ cỏ tranh, lá móng tay và cây huyết dụ mỗi loại 15g. s
  • Cho tất cả các loại dược liệu này ấm sắc cùng 800ml nước.
  • Khi nước cạn xuống còn 1/2 thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày

3. Bài thuốc chữa bệnh đường tiết niệu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g cây ngưu tất, cỏ tháp bút, cỏ tranh, mộc thông, mã đề và bột hoạt thạch.
  • Rửa sạch dược liệu rồi cho vào nồi sắc cùng 800ml nước trong vòng 15 phút.
  • Lọc nước thuốc bỏ bã rồi pha bột hoạt thạch vào, khuấy đều lên uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong vòng 14 ngày sẽ đạt được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt,

4. Bài thuốc chữa bệnh đau nhức, thoái hóa khớp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu gồm: cây ngưu tất và cây chìa vôi mỗi loại 20g, tang kí sinh, lá lốt và dây đau xương mỗi loại 16g, độc hoạt, bạch thược, đẳng sâm, thổ phục linh, tục đoạn, đương quy và tần giao mỗi loại 12g, quế chi, tế tân, xuyên khung và cam thảo mỗi loại 8g cùng nửa lít rượu gạo.
  • Rửa sạch toàn bộ dược liệu, để cho ráo nước rồi đem tẩm rượu khoảng 40 phút cho ngấm.
  • Tiếp theo mang đi sắc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống lần lượt vào các buổi trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày liên tục sẽ đạt hiệu quả rõ rệt.

5. Bài thuốc chữa bệnh gout bằng ngưu tất

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị rễ ngưu tất, lá sa kê, rễ bưởi bung, lá lốt và cây vòi voi mỗi loại 20g.
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cắt nhỏ thành từng đoạn, đem sao khô.
  • Tiếp theo cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước, lọc lấy nước thuốc thu được uống hết trong ngày.

6. Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị rễ ngưu tất, hạt lạc giời, đương quy, xuyên khung, nấm mèo và hạn liên thảo.
  • Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc cùng với 3 chén nước trên lửa nhỏ.
  • Kiểm tra thấy nước cạn xuống còn khoảng 1 chén thì ngưng sắc.
  • Rót nước thuốc ra chén uống khi còn ấm, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ khỏi bệnh.
Ngưu tất
Lá và cành ngưu tất cũng được phơi hoặc sấy khôtận dụng làm thuốc chữa bệnh

7. Bài thuốc chữa bệnh tai mũi họng từ rễ ngưu tất

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị rễ ngưu tất và đơn buốt mỗi loại 30g.
  • Đem sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt của bệnh.

8. Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngưu tất, tang ký sinh, tục đoạn, độc hoạt, phòng phong, thục địa, đẳng sâm, xuyên khung, bạch thược, ý dĩ mỗi loại 12g, 10g tần giao, 8g quế chi, 6g cam thảo, 6g tế tân.
  • Sắc thuốc mỗi ngày một thang uống trong vòng 1 tháng.

9. Bài thuốc dùng lá ngưu tất trị mụn, đẹp da

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g lá ngưu tất tươi rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Cho vào cối giã nhuyễn và đắp lên mặt từ 5 – 10 phút.
  • Lưu ý trước khi đắp cần vệ sinh da mặt thật kỹ và không nên đắp quá lâu để tránh gây kích ứng.
  • Sau khi đắp xong, rửa mặt lại với nước ấm, nên thực hiện trước khi đi ngủ từ 1 – 2 lần/ tuần để giúp đem lại làn da sáng mịn, sạch mụn.

10. Bài thuốc giúp điều hòa cholesterol trong máu

Cách thực hiện: Sử dụng một ít rễ ngưu tất, rửa sạch cho vào ấm hãm với nước sôi thành trà uống thay nước lọc hằng ngày.

11. Bài thuốc làm tan máu bầm do va đập mạnh

Cách thực hiện

  • Dùng 50g rễ ngưu tất cùng 20g sâm đại hành, một quả dứa dại và một ít rượu trắng.
  • Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, đem bỏ vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào.
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ khoảng 15ml sẽ giúp hỗ trợ cải thiện làm tan máu bầm hiệu quả.

12. Bài thuốc chữa chứng huyết hư, kinh nguyệt không đều

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g rễ ngưu tất, 20g cỏ cú, 30g rễ gai cùng nghệ đen và ích mẫu mỗi loại 15g.
  • Rửa sạch các dược liệu rồi đem đi sắc lấy nước uống hết trong ngày.
  • Uống liên tục trong vòng 5 – 10 ngày giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

13. Bài thuố chữa xơ cứng mạch máu não

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngưu tất 3g, sinh địa và hoàng kỳ mỗi loại 15.5g,hạt mơ và long đởm thảo mỗi loại 10g, bạch thược và đương quy mỗi loại 6g, phòng phong, cam thảo và cát cánh mỗi loại 3g.
  • Sắc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

14. Bài thuốc chữa chứng xơ cứng động mạch

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngưu tất 6g, gai dầu và sinh địa mỗi vị 12.5g, mẫu đơn, keo da lừa, bạch thược và trắc bách diệp mỗi vị 9g, cam thảo 4.5g, giun đất phơi khô 6g, nhân sâm 3g.
  • Sắc các dược liệu với 800ml nước đến khi nước thuốc cạn xuống còn 300ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc uống hết trong ngày.

15. Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây: ngưu tất, hoàng bá, huyền âm, hạt muống sao, đơn bì xích thược, trắc bá sao, tri mẫu, sinh địam mạch môn, đan sâm, cỏ nhọ nồi và huyết dụ mỗi loại 10g.
  • Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

16. Bài thuốc chữa chứng lương huyết ít, kinh nguyệt châm, đau bụng, đại tiện thường táo

Cách thực hiện: Dùng 12g ngưu tất, 16g ích mẫu, 16g củ gấu, 16g nghệ xanh kèm theo chỉ xác, tô mộc và lá mần tưới mỗi loại 12g. Đem sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang, kiên trì dùng 3 – 5 thang sẽ khỏi bệnh.

17. Bài thuốc chữa rong kinh

Cách thực hiện: Chuẩn bị 12g ngưu tất, 12g bạch truật, 16g cỏ nhọ nồi cùng bán hạ chế, hương phụ, phục linh và trần bì mỗi loại 8g. Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang.

18. Bài thuốc chữa chứng bế kinh

Cách thực hiện

  • Do huyết ứ trệ: Chuẩn bị 12g ngưu tất, 16g ích mẫu cùng uất kim, hương phụ, đào nhân và tạo giác thích mỗi loại 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Do huyết bị giảm sút: Chuẩn bị 12g ngưu tất, 20g đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn và ích mẫu mỗi loại 16g, kỷ tử, hà thủ ô, bạch truật, thục địa và kê huyết đằng mỗi vị 12g. Sắc mỗi ngày một thang uống hết trong ngày.

19. Chữa bệnh lao xương, lao khớp xương

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 12g ngưu tất, 20g miết giáp, hồng hoa 4g, địa cốt bì, xuyên tục đoạn, ngân sài hồ và mẫu đơn bì mỗi vị 12g, đào nhân và thanh cao mỗi loại 8g. Trường hợp có kèm theo đổ mồ hôi trộm thêm vào 40g mẫu lệ, nếu có kèm theo ổ áp xe thêm 16g liên kiều, 20g kim ngân hoa và 8g bối mẫu.
  • Sắc uống mỗi ngày một thang.
Ngưu tất
Rễ ngưu tất kết hợp với một số vị thuốc khác giúp cải thiện hiệu quả các bệnh về xương khớp

20. Bài thuốc chữa viêm phần phụ mãn tính

Cách thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu gồm ngưu tất và đan sâm mỗi loại 12g, xuyên luyện tử, hạt vải, hương phụ và hạt quýt, nga truật và tam lăng mỗi loại 8g. Sắc mỗi ngày một thang để lấy nước uống.

21. Bải thuốc chữa bại liệt ở trẻ em

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: 160g ngưu tất; thục địa và tri mẫu mỗi loại 80g, đương quy, cao xương hổ và tỏa dương mỗi vị 40g, 60g bạch thược, 30g trần bì và 16g hoàng bá.
  • Đem tán các dược liệu thành bột mịn, ngày dùng 8g pha với nước ấm để uống.

22. Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm ngưu tất, tiên hạc thảo và huyết sư với tỷ lệ 1:1:1.
  • Đem tán tất cả các dược liệu thành bột mịn rồi trộn chung với nhau. Mỗi lần sử dụng 10g uống 1 – 3 lần trong ngày. Một liệu trình tối đa 10 ngày.

Lưu ý cần nắm rõ khi sử dụng ngưu tất

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng ngưu tất để đem lại hiệu quả cao, phòng ngừa các rủi ro ngoài ý muốn:

  • Chống chỉ định sử dụng ngưu tất cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh hoặc bị băng huyết.
  • Nam giới bị mộng tinh, di tinh và hoạt tinh cũng không nên sử dụng ngưu tất để tránh khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Tất cả những người trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư cần kiêng sử dụng loại dược liệu này.
  • Khi dùng ngưu tất cần kiêng kết hợp với thịt trâu để tránh gây tác dụng phụ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu ngưu tất gồm công dụng và cách dùng. Thông tin dược liệu chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định của chuyên gia bác sĩ. Ngoài ra, cần chọn mua dược liệu ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh gây hại cho sức khỏe.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...