Bản Lam Căn: Dược Liệu Quý với 14 Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay

Bản lam căn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc được nhiều người biết đến. Loại dược liệu này thường mọc hoang ở nhiều nơi, dễ dàng tim hái và sử dụng. Tuy nhiên cần tìm hiểu rõ về công dụng và cách sử dụng dược liệu để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Dược liệu bản lam căn

Bản lam căn là dược liệu quen thuộc được dùng làm thuốc chữa trị khá nhiều bệnh lý. Loại cây này thường mọc hoang ven đường, thành bụi có thể dễ dàng tìm hái và sử dụng. Ngoài tên gọi là bản lam căn, dược liệu còn được gọi là cây đại thanh, đắng cay, bọ nẹt, thanh thảo tâm,…

Dược liệu bản lam căn
Cây dược liệu được thu hái phần rễ củ làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề cho sức khỏe

Ngoài ra, theo tiếng Hán, bản lam căn còn được gọi là mã lam, mã tảo, lưu cầu lãm, bản lam,… Tên khoa học của loại cây này là Clerodenron Cytophyllum Turcz, thuộc họ Verbenaceae.

Đặc điểm dược liệu

Nhận diện cây bản lam căn thông qua những đặc điểm như sau:

  • Cây bản lam căn mọc thành bụi, thuộc nhóm cây nhỡ, có cành non tỏa ra xung quanh theo vòng tròn, có một lớp lông phủ. Phần vỏ bên ngoài của cành cây có màu nâu.
  • Lá cây dược liệu có hình bầu dục như mũi mác, phần đầu nhọn, gốc tròn. Dưới phiến lá hiện rõ các đường gân lá.
  • Hoa bản lam căn mọc thành ngù có lông, hoa màu trắng. Từ trục chính có khoảng 8 – 14 nhánh hoa nhỏ mọc ra. Trên đài hoa có lông và 5 răng, ngoài ra phần tràng hoa cũng được phủ bởi một lớp lông mỏng, tràng hoa hình trụ, 5 thùy hình trái xoan.
  • Cây bản lam căn ra hoa vào mùa hạ, đậu quả và phát triển vào mùa thu.

Phân bố

Cây dược liệu thường mọc hoang ở ven đường, đặc biệt cây rất ưa ánh sáng mặt trời, mọc ở nơi có nhiều ánh nắng. Có thể tìm thấy bản lam căn ở khu vực trung du, đồng bằng miền núi thuộc Trung Bộ và miền Bắc nước ta.

Bộ phần dùng

Sử dụng rễ cây bản lam căn làm thuốc.

Thu hoạch và bảo quản

Sau khi thu hoạch dược liệu về rửa sạch, có thể để nguyên phần rễ củ hoặc thái miếng phơi khô. Bảo quản dược liệu trong bọc kín, để nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, mói mọt.

Thành phần hóa học

Vị thuốc này có chứa các thành phần hóa học như indigo, arginine, glutamin, salicylic acid, kinetin, uridine, indirubin,….

Tính vị, quy kinh

Dược liệu có tính hàn, vị đắng, vào kinh Tâm, Vị.

Tác dụng của bản lam căn

Cây bản lam căn được sử dụng làm thuốc hỗ trợ nhiều bệnh lý. Các tác dụng của dược liệu được ghi chép như sau:

Theo Y học cổ truyền

Bản lam căn được ghi chép là dược liệu có tác dụng thải độc, thanh nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu, lợi yết hầu, lợi họng, tiêu đờm, chữa ho, kháng sinh,… Chính vì thế, dược liệu được chỉ định cho đối tượng đang gặp các vấn đề như:

  • Người bị viêm họng, quai bị, phù nề, người bị nóng ruột, bồn chồn, mê sảng, đau đầu,… do phong nhiệt thấp độc hay độc nhiệt xâm nhập vào trong máu sinh ra.
  • Sử dụng cho người bệnh viêm não, sưng tuyến mang tai, bệnh tủy sống, lở loét miệng, bệnh gan cấp – mãn tính,…

Theo Y học hiện đại

Ngoài ra, theo nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho con người. Trong đó có thể kể đến các thành phần như salicylic acid, kinetin, uridine, indigo,… Chúng hỗ trợ giảm đau, giải cảm, hạ sốt. Ngoài ra, dược chất có trong dược liệu còn giúp trị mụn nhọt, mụn trứng cá, các vấn đề da liễu, hệ miễn dịch,…

Dược liệu bản lam căn
Dược liệu chữa nhiều thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe

Cách sử dụng bản lam căn chữa bệnh

Có nhiều bài thuốc sử dụng bản lam căn chữa trị các bệnh lý từ ngoài da đến bên trong nội tạng. Tham khảo ngay các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc chữa thanh nhiệt thấp thang

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm đại thanh diệp, hải sa kim, 15g bản lam căn.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm màng não, giúp ngăn ngừa bệnh cảm và chữa trị chứng quai bị,…

Bài thuốc chữa rong huyết cho phụ nữ

  • Chuẩn bị: Ngẫu tiết, bản lam căn.
  • Thực hiện: Đem hai dược liệu giã nát, trộn vào nhau, uống cùng với rượu. Sử dụng mỗi lần khoảng 1 muỗng canh, dùng kiên trì giúp cầm máu, ổn định tình trạng rong huyết.

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm thanh quản, miệng lưỡi lở đinh nhọt, trị bệnh sởi

  • Chuẩn bị: 16g bản lam căn, 12g mỗi vị gồm kim ngân hoa, đại hoàng và hoàng bá, kết hợp với 6g cam thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc nước uống mỗi ngày, kiên trì áp dụng liên tục 5 – 7 ngày để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc giải cảm mạo cấp tính, chữa sốt cao

  • Chuẩn bị: 40g bản lam căn, kết hợp cùng với 20g khương hoạt.
  • Thực hiện: Sắc nước uống ngày 1 thang, sử dụng nước thuốc trong ngày không để qua đêm.

Bài thuốc bổ gan từ bản lam căn

  • Chuẩn bị: 30g điền cơ hoàng, 15g bản lam căn, kết hợp với 12g mỗi vị gồm bạch thược, kê cốt thảo và nhân trần, thêm vào 6g sài hồ, 6g cam thảo và 9g hoàng cầm.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu nước uống mỗi ngày, chia thành 2 lần uống hết trong ngày, dùng sáng và tối để đẩy lùi triệu chứng khó chịu.

Bài thuốc thường được chỉ định cho người bị đau sườn phải, đắng miệng, người bị chán ăn, đi ngoài phân lỏng, thần kinh, vàng da,….

Bài thuốc tiêu viêm cho người bệnh

  • Chuẩn bị: 15g cam thảo, 60g mỗi loại gồm bản lam căn, ngân hoa.
  • Thực hiện: Nguyên liệu hãm với nước sôi dùng như uống trà.

Bài thuốc chữa trị sùi màu gà

  • Chuẩn bị: Sử dụng 30g bản lam căn, mã xĩ hiện, kết hợp với 20g mỗi vị gồm mang tiêu, thổ phục kinh, bại tương thảo, biển súc.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc cùng với 1 lít nước cho đến khi nước cạn còn 1 nửa. Đổ nước ra một cái chậu sạch tiến hành ngâm rửa khu vực bị sùi màu gà trong khoảng 10 phút. Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần sáng và tối giúp kiểm soát triệu chứng. Sau khoảng 1 tuần tình trạng sùi màu gà suy giảm đáng kể.

Bài thuốc chống hôi miệng

  • Chuẩn bị: 20g bản lam căn, kết hợp cùng với cúc dại, trắc bách diệp liều lượng tương đương, thêm 12g kim ngân hoa.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước thuốc 2 lần nước rồi trộn cùng rồi sử dụng thay trà. Dùng kiên trì mỗi ngày để chữa hôi miệng do có nhiều rữa trong khoang miệng.

Bài thuốc chữa viêm da

  • Chuẩn bị: 12g bản lam căn kết hợp cùng với 9g mỗi vị gồm cát ngạch, hoàng cầm, huyền sâm và ngưu bàng tử, 5g mỗi vị gồm bạc hà, hoàng liên, cam thảo.
  • Thực hiện: Thang thuốc sắc nấu 2 lần nước sau đó trộn đều, chia thành 2 lần uống sáng và tối.

Bài thuốc chữa mụn cơm mắt cá

  • Chuẩn bị: 40g bản lam căn, 15g mỗi vị gồm tử thảo, hương phụ, 9g đào nhân.
  • Thực hiện: Sắc nấu nước 2 lần, sau đó trộn đều nước thuốc dùng để vệ sinh khu vực bị đau. Áp dụng cách làm này mỗi ngày 3 lần đẻ vệ sinh vị trí mụn, giảm lây lan ra các vùng da khác. 1 thang thuốc có thể sử dụng trong khoảng 3 ngày.

Bài thuốc giảm đau từ dược liệu bản lam căn

  • Chuẩn bị: 60g bản lam căn và 60g cương tàm.
  • Thực hiện: Nguyên liệu nghiền thành bột, trộn với nước uống ngày 2 lần. Sử dụng mỗi lần khoảng 10g, không nên lạm dụng nhiều.

Bài thuốc chữa cảm mạo cho trẻ em

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm bản lam căn, áp chích thảo, 15g hoàng cầm, 12g quán chúng và 9g xạ can.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước uống, chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị viêm kết mạc cấp tính

  • Chuẩn bị: 20g bản lam căn, 18g bồ công anh, kết hợp với 10g hoàng kiên, 15g mỗi vị gồm từ hoa địa đĩnh, liên kiều, 12g hoàng cầm, 10g đại hoàng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu nước uống, chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa ban đỏ kết vảy 

  • Chuẩn bị: 15g mỗi vị gồm bản lam căn, tử thảo bì, bạch truật, đan bì, kim ngân hoa, bạch tiên bì, sinh địa, hạt ích mẫu, kết hợp với 10g kinh giới, 10g phục kinh, 3g cam thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 500ml nước, chia thành 3 – 4 lần uống hết trong ngày. Sử dụng kiên trì sau vài thang thuốc tình trạng ban đỏ cải thiện đáng kể.

Bài thuốc chữa bệnh quai bị

  • Chuẩn bị: 8g bản lam căn, 15g xích tiểu đậu, 6g kim ngân hoa, 3g cam thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch nấu cùng với nửa lít nước đến khi cạn còn khoảng 250ml. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống sáng và tối. Dùng khoảng 2 – 4 thang triệu chứng bệnh giảm dần.

Xem thêm:

Lưu ý khi sử dụng bản lam căn

Sử dụng bản lam căn làm thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trong quá trình dùng dược liệu, người dùng nên lưu ý một số vấn đề như:

Lưu ý khi sử dụng bản lam căn
Sử dụng với liều dùng phù hợp, không lạm dụng để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ
  • Dược liệu có tính hàn, đại lạnh, vì thế không dùng đơn lẻ, nên kết hợp thêm các dược liệu khác. Không lạm dụng, tránh dùng nhiều, dùng kéo dài, chỉ sử dụng với liều lượng và thời gian hợp lý. Trường hợp quá liều có thể gây xuất huyết dạ dày, dị ứng và các vấn đề đường ruột khác.
  • Không dùng cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, người mắc bệnh mãn tính. Tốt hơn hết trước khi dùng thảo dược, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
  • Dược liệu dùng trong ngày từ 10g- 30g, không dùng quá nhiều. Sử dụng theo thời gian được thầy thuốc, bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý dùng kéo dài có thể gặp phải các biến chứng khó lường.
  • Lựa chọn dược liệu sạch, sơ chế thận trọng để loại bỏ tạp chất, bảo quản đúng quy định để tránh dược liệu bị hư hỏng, ẩm móc. Tuyệt đối không sử dụng dược liệu nếu chúng có biểu hiện hư hỏng bất thường.
  • Kết hợp sử dụng dược liệu điều trị bệnh và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn. Điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phòng ngừa biến chứng và giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây bản lam căn, bạn đọc có thể tham khảo. Dược liệu chứa nhiều hoạt chất và mang lại các công dụng hữu hiệu đối với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để sử dụng đúng cách, chữa đúng bệnh, bảo đảm an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...