Cây Mạch Môn: Khám Phá Tác Dụng Và 20+ Bài Thuốc Trị Bệnh

Cây mạch môn là tên gọi của vị thuốc trong tự nhiên, được dùng chữa trị các bệnh lý như táo bón, ho kéo dài, ho có đờm, ho ra máu, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lý cho phái mạnh,… Người ta còn gọi dược liệu với tên như Thông đông, Dương tể, Vũ cửu, Bất tử thảo,…

Thông tin về cây mạch môn

Cây mạch môn là loại dược liệu được dùng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Người ta còn gọi dược liệu với các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như thốn đông, cây dương tử, vũ phích, bất tử thảo, nhẫn lăng, lan tiên, củ tóc tiên, hương đôn thảo, thờ mạch đông,…

Thông tin về cây mạch môn
Cây mạch môn được thu hái rễ củ làm thuốc chữa bệnh

Cây mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon Japonicus Wall, cây thuộc họ Mạch Môn Đông với danh pháp khoa học là Heamodoraceae. Hiện nay cây được tìm hái để làm thuốc chữa bệnh khá rộng rãi, được nhiều người quan tâm.

Đặc điểm thực vật

Cây mạch môn đông thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm. Cây khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 10cm – 40cm, có rễ chùm. Rễ phát triển tạo thành củ.

Cây dược liệu có lá hẹp, rộng từ 1cm – 4cm, dài khoảng 15cm – 40cm. Lá mọc từ gốc lên, phần gốc đôi khi có các lá hơi bẹ. Cây mạch môn có hoa màu lơ nhạt, dài từ 10cm – 20cm, cuống hóa từ 3mm – 5mm. Hoa mọc tập trung 1 – 3 hoa từ kẽ lá bắc, màu trắng nhạt.

Cây mạch môn ra quả mọng có màu tím đen, kích thước quả nhỏ với đường kính khoảng 6mm, bên trong quả chứa từ 1 – 2 hạt. Phần rễ khi phát triển thành củ có hình dạng bẹt ở hai đầu, tròn mập phần thân, vỏ bên ngoài màu trắng vàng.

Phân biệt

Tránh nhầm lẫn rễ cây mạch môn với rễ của cây đạm trúc diệp hoặc rễ non nhỏ của cây bách bộ. Cần phân biệt chúng để sử dụng đúng bài thuốc. Theo đó, phần rễ củ của cây mạch môn được dùng làm thuốc với các đặc điểm như sau:

  • Hình dạng bẹt, béo mập phần thân, trông giống như cái suối vải.
  • Chiều dài củ mạch môn từ 1,6cm – 3,3cm, đường kính phần thân giữa khoảng 0,3cm – 0,6cm.
  • Mặt ngoài củ có màu vàng trắng, một nửa trong suốt có vân mịn dọc củ, bên trong chứa chất mềm và dai.
  • Khi cắt ngang bên trong dược liệu có màu trắng mịn, chất như sáp. Ngoài ra phần giữa còn có lõi cứng nhỏ, có thể rút ra dễ dàng.
  • Khi nhai dược liệu thấy cảm giác dính, vị ngọt, mùi hơi thơm. Loại tốt có chất mềm, màu trắng nhạt, nhai dính. Loại kém thường nhỏ, nhai ít dính, màu vàng nâu.

Thông thường phần rễ con của cây mạch môn sẽ không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Phân bố

Cây mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên hiện nay dược liệu được nuôi trồng ở nhiều nơi, nhất là tại Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Sơn Bình. Còn ở nước ta, bạn có thể tìm thấy dược liệu mọc hoang hoặc được trồng tại các vườn dược liệu. Một số tỉnh như Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nam, Bắc Giang,…

Thông tin về cây mạch môn
Cây mọc hoang ở nhiều nơi và hiện nay được nuôi trồng tại các vườn dược liệu

Bộ phận dùng

Sử dụng phần rễ củ của cây làm thuốc. Chọn phần rễ có kích thước bằng đầu đũa, có vỏ màu trắng vàng, bên trong mềm, ngọt, không teo và không mốc. Không sử dụng loại củ cứng và có vị đắng.

Thu hái

Thông thường người ta thu hái củ vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.

Chế biến

Sau khi được thu hoạch, củ sẽ được rửa sạch đi phần đất cát, loại bỏ các rễ non. Tiếp đến bổ đôi các củ lớn, còn củ nhỏ sẽ được giữ nguyên. Để bảo quản dùng lâu hơn, người ta sẽ phơi hoặc sấy khô dược liệu, một số sẽ được để nguyên sử dụng tươi.

Cụ thể hơn, dưới đây là các cách chế biến củ mạch môn được áp dụng hiện nay:

  • Cách 1: Tẩm dược liệu vào trong nước nóng đến khi dược liệu mềm có thể loại bỏ phần vỏ dễ dàng. Tiến hành sao nóng dược liệu rồi để nguội, lặp lại 3 – 4 lần đến khi củ mạch môn khô giòn. Sau đó mang đi tán thành bột mịn để sử dụng.
  • Cách 2: Dược liệu được cho vào trong chậu, phun thêm nước để dược liệu hơi mềm. Tiếp đến sử dụng bột mịn chu sa một lượng vừa đủ, rắc lên dược liệu rồi trộn đều cho bột dính vào mặt ngoài của dược liệu. Tiến hành phơi khô là được.
  • Cách 3: Với cách này bạn không cần ngâm dược liệu lâu trong nước, chỉ cần rửa sạch rồi để cho ráo nước đến khi thấy vỏ dược liệu se lại. Tách phần lõ bằng nhíp cùn, củ to bổ đôi, sao nóng qua rồi tiếp tục phơi cho khô và sử dụng.

Bảo quản

Để dược liệu vào trong túi kín hoặc thùng kín, đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Củ mạch môn có chứa các thành phần hóa học có thể kể đến như stgmasterol, ruscogenin, b-sitosterol, ophiopogonin, vitamin A, saponin, axit amin,…

Vị thuốc cây mạch môn

Tính vị

  • Theo Bản Kinh: Dược liệu có tính bình, vị ngọt.
  • Theo Y học Khởi Nguyên: Củ mạch môn có tính hàn, vị hơi đắng.
  • Theo Trung Dược học Đại Từ Điển: Dược liệu có tính hàn, vị ngọt, hơi đắng.
  • Theo Đông Dược học Thiết Yếu: Dược liệu có tính hàn, vị ngọt hơi đắng.

Quy kinh

  • Theo Thang dịch Bản Thảo: Quy vào kinh Thủ Thái Âm Phế.
  • Theo Bản Thảo Kinh sơ: Quy vào kinh túc Dương minh, Thiếu âm và Kiêm thủ Thái âm.
  • Theo Bản Thảo Mông Thuyên: Quy vào kinh thủ Thái Âm và Thiếu Âm.
  • Theo Trung Dược học Đại Từ Điển: Quy vào các kinh Phế, Vị, Tâm.
  • Theo Đông Dược học Thiết Yếu: Quy vào kinh Phế, Vị, Tâm.

Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền: 

Củ mạch môn lang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể, cụ thể như giúp an thần, giải độc, nhuận phế, thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh tâm, ích tinh, cường âm, giúp tăng cân, an ngũ tạng,…

Nhờ đó, dược liệu thường được thầy thuốc chỉ định cho các đối tượng bị ho, ho ra máu, bị khô miệng, táo bón, ho có đờm,… và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Vị thuốc cây mạch môn
Dược liệu được thu hái làm thuốc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe

Theo Y học hiện đại:

Qua nghiên cứu của Y học hiện đại, củ mạch môn mang lại nhiều giá trị, tốt cho sức khỏe. Có tác dụng:

  • Đối với hệ tim mạch: Dược liệu chứa các hoạt chất giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết lượng động mạch vành, cải thiện quá trình co bóp cơ tim, bên cạnh đó còn giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc.
  • Ức chế vi khuẩn: Các chất có trong dược liệu giúp ức chế hoạt động của các trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn, tụ cầu trắng,…
  • Đối với đường huyết: Dược liệu giúp ổn định đường huyết cơ thể, tăng đường huyết. Tuy nhiên có một vài báo cáo lại ghi chép kết quả trái ngược.
  • Đối với nội tiết: Cồn được tách chiết từ củ mạch môn hoặc nước sắc từ dược liệu này sau khi được tiêm vào thỏ cho thấy chúng có hiện tượng tăng tích trữ glycogen, phục hồi nhanh đảo langerhans.

Chỉ định

Dược liệu được chỉ định cho các đối tượng như:

  • Người bị khí kết trong ngực, bụng, người gầy đoán khí, người bị vị lạc mạch tuyệt.
  • Dùng dược liệu cho người bị hư lao nhiệt, phiền khát, khô miệng.
  • Dành cho bệnh nhân bị lao phổi hoặc mắc phải chứng viêm phế quản mãn tính, ho kéo dài, viêm họng mãn, ho khan,…
  • Tác dụng chữa chảy máu cam, cầm máu răng, cầm thổ huyết.
  • Người bị táo bón, hư nhiệt, mắc chứng phền khát, bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục.

Chống chỉ định

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên dùng mạch môn cho các đối tượng sau: Người đang bị tiêu chảy, có thấp, tỳ vị hư hàn, phế, vị nung nấu nhiệt bên trong,…

Liều dùng và cách sử dụng

Sử dụng dược liệu theo cách sắc nấu nước uống hoặc kết hợp cùng với nhiều dược liệu khác. Dùng mỗi ngày từ 6g – 20g dược liệu, không nên lạm dụng.

Vị thuốc cây mạch môn
Sử dụng với liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe, theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mạch môn

Nhiều bài thuốc sử dụng cây mạch môn chữa bệnh, kết hợp thêm dược liệu khác phù hợp giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Bài thuốc ngâm rượu bổ thận tráng dương, bồi bổ khí huyết

Ngâm rượu củ mạch môn uống giúp nam giới tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương, đồng thời giúp bồi bổ khí huyết.

  • Chuẩn bị: 30g mạch môn, 15g mỗi vị gồm sơn thù, đương quy, kỷ tử, cẩu tích, thỏ ty tử, nhân sâm, 1 cặp tắc kè, 2 lít rượu trắng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ cho vào trong bình ngâm. Đổ rượu ngập, ngâp trong khoảng 21 ngày có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 20ml rượu sau khi ăn.

2. Bài thuốc chữa ho khan, viêm phế quản mãn tính, lao phổi, viêm họng mãn,…

  • Chuẩn bị: 20g mạch môn, 6g bán hạ chế, 4g cam thảo, 12g đảng sâm, 20g ngạnh mễ và 4 quả đại táo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa vừa cho đến khi thuốc cạn còn 300ml, chắt nước thuốc uống 1 – 2 lần, dùng trong ngày. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc.

3. Bài thuốc trị chảy máu cam, thổ huyết không cầm

  • Chuẩn bị: 480g mạch môn không lõi.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch rồi nghiền ép lấy nước cốt. Thêm mật ong nguyên chất vào khuấy đều, chia hỗn hợp thành 2 lần uống trong ngày.

4. Bài thuốc trị chảy máy cam

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm mạch môn bỏ lõi và sinh địa.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cho vào nồi đun với 400ml nước lọc, sau đó chắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi ngày 1 thang.

5. Bài thuốc trị chảy máu răng

  • Chuẩn bị: 20g mach môn.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang giúp cầm chảy máu răng.

6. Bài thuốc chữa hư nhiệt bốc lên, lở loét họng

  • Chuẩn bị: 40g mạch môn, 20g hoàng liên và mật ong nguyên chất lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Dược liệu tán bột mịn rồi trộn mật ong vào vo thành viên hoàn, mỗi viên có kích thước bằng hạt ngô. Uống mỗi lần 20 viên, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên uống cùng với nước sắc từ củ mạch môn.

7. Bài thuốc chữa tiêu khát

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm mạch môn bỏ lõi và hoàng liên.
  • Thực hiện: Nấu với nước vừa đủ, đun đến khi nước đổi màu, chắt lấy nước uống. Kiên trì mỗi ngày 1 thang.

8. Bài thuốc chứa chứng khách nhiệt, lao nhiệt, cốt chưng, hư lao, tâm phế hư nhiệt

  • Chuẩn bị: Sử dụng mỗi vị lượng bằng nhau, gồm mạch môn, sa sâm, miết giáp, ngũ vị tử, thanh hao, địa hoàng, ngưu tất, ngô thù du, thược dược, thiên môn, mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi phơi khô tán thành bột, trộn cùng với lượng mật ong vừa đủ, vo thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Uống mỗi ngày 10g – 20g.

9. Bài thuốc trị vinh khí muốn tuyệt

  • Chuẩn bị: 40g mạch môn, 80g chích thảo, 2 quả táo, 10 lá trúc điệp và hàng mễ nửa phần mộc.
  • Thực hiện: Sắc với 2 thăng nước đến khi cạn còn 1 thăng. Chia nước thuốc thành 3 lần, uống hết trong ngày, mỗi ngày một thang.

10. Bài thuốc chữa uống nước không ngừng, hạ lỵ

  • Chuẩn bị: 120g mạch môn bỏ lõi, 20 trái ô mai nhục.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

11. Bài thuốc chữa hư nhiệt, phiền khát, bệnh nhiễm, táo bón

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm mạch môn, đương quy, sinh địa, 20g ngọc trúc, 16g hà thủ ô, thục địa, hoài sơn, 8g mỗi vị gồm phục linh, nữ trinh tử, thiên hoa phấn, bạch thược và 4g chích thảo.
  • Thực hiện: Tất cả nguyên liệu cho vào nồ nấu với 800ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml nước. Chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày, có thể chia thành 1 – 2 lần uống.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây mạch môn
Sử dụng củ mạch môn kết hợp với dược liệu khác tăng hiệu quả điều trị bệnh

12. Bài thuốc chữa suy tim, đổ mồ hôi nhiều, hư thoát, mạch nhanh, tụt huyết áp

  • Chuẩn bị: 16g mạch môn, 8g nhân sâm, nếu dùng đan sâm thay thế sử dụng 16g, kết hợp với 6g ngũ vị tử.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc với 1 thăng nước đến khi cạn còn khoảng 7 hộc, chắt nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang.

13. Bài thuốc chữa suy tim, tụt huyết áp kèm khó chịu bứt rứt

  • Chuẩn bị: 20g mạch môn, 8g mỗi vị gồm đương quy, hoàng kỳ, 4g mỗi vị gồm ngũ vị tử, chích thảo.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc với 1 thăng nước đến khi cạn còn 7 hộc. Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày.

14. Bài thuốc chữa ho đờm dính, ho khan, đau họng

  • Chuẩn bị: 5g mạch môn, 10g thạch cao, 12g tang diệp, 4g mỗi vị gồm mè đen, cam thảo, tỳ bà diệp, 3g mỗi vị hạnh nhân, a giao.
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

15. Bài thuốc chữa táo nhiệt, khô họng, ít đờm

  • Chuẩn bị: 1kg mỗi loại mạch môn và thiên môn, nửa ký mạch nha.
  • Thực hiện: Mạch môn và thiên môn cho vào nồi nấu thành cao, sau đó cho mạch nha vào trộn đều. Mỗi lần ăn 1 – 2 muỗng canh hỗn hợp cao, dùng ngày 3 lần trước khi ăn.

16. Bài thuốc chữa âm hư gây táo bón

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm mạch môn, sinh địa, 12g huyền sâm.
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch sau đó sắc lấy 300ml nước thuốc, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

17. Bài thuốc chữa nhiệt bệnh, tinh hồng nhiệt, thần trí mê muội, đơn độc phát ban

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm mạch môn, tinh tre, 20g huyền sâm, 24g sinh địa, 4g mỗi vị gồm tê giác, hoàng liên, 16g mỗi vị gồm đan sâm, kim ngân hoa, liên kiều.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cho vào nồi sắc với 600ml nước, khi nước cạn còn 200ml tắt bếp, chắt thuốc uống khi còn ấm nóng, dùng kiên trì mỗi ngày 1 thang.

18. Bài thuốc chữa bệnh động mạch vành

  • Chuẩn bị: Mạch môn.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc uống mỗi ngày 15g, chia thành 3 lần uống trong ngày. Áp dụng liệu trình từ 3 – 18 tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dung dịch mạch môn tiêm bắp theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền.

19. Bài thuốc chữa sốt cao, ho do hen suyễn, thương tiêu nóng

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm mạch môn, nhân sâm, 4g phụ tử chế, 32g mỗi vị ngũ vị tử, thục địa.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang.

20. Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cơ thể

  • Chuẩn bị: Củ mạch môn sao khô bỏ lõi.
  • Thực hiện: Hãm với nước uống hàng ngày.

21. Bài thuốc trị tắc tia sữa

  • Chuẩn bị: Mạch môn bỏ lõi.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần sử dụng 10g – 12g bột, uống với sừng tê giác mài với rượu khoảng 4g. Uống  2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây mạch môn

Sử dụng củ mạch môn làm thuốc chữa bệnh, giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên khi dùng người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi sử dụng cây mạch môn
Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe, sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh..
  • Người không nên dùng mạch môn là đối tượng đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, bị nhiệt phế và vị.
  • Không tự ý kết hợp mạch môn với các dược liệu khác. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền để có cách kết hợp phù hợp, an toàn nhất.
  • Tác dụng của dược liệu đối với cơ địa mỗi người sẽ không giống nhau. Người sử dụng phải kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Một số trường hợp khi dùng mạch môn có thể phát sinh phản ứng phụ, nhất là người có cơ địa nhạy cảm. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Cây mạch môn là dược liệu được thu hái phần rễ củ để làm thuốc chữa bệnh. Sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời kết hợp chăm sóc cơ thể để sớm cải thiện triệu chứng, phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...