Cây Lược Vàng: Chi Tiết Công Dụng, Lưu Ý Khi Dùng Chữa Bệnh

Cây lược vàng (Callisia fragrans) còn có tên gọi khác như lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc. Do có chứa dược tính nên ngoài công dụng làm cảnh thì loài cây này còn được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh da liễu, phòng ngừa ung thư,…

Mô tả dược liệu lược vàng

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Địa lan vòi, cây bạch tuột, giả nhóm, lan vòi, lan rũ,…
  • Tên khoa học: Callisia fragrans
  • Họ: Thài lài – Commelinaceae

2. Đặc điểm thực vật

Lược vàng là loại cây thân thảo sống lâu năm, cây mọc thẳng đứng, cao từ 15 – 40cm. Có một số thân bò ngang trên mặt đất, chia đốt và phân nhánh. Đốt ở nhánh có thể dài đến 10cm, phía thân dài từ 1 – 2cm.

Lá mọc so le, phiến lá thuôn dài, hình ngọn giáo với chiều dài từ 15 – 20cm, rộng khoảng 4 – 5cm. Lá nhẵn, mọng nước, bề mặt lá có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới. Mép lá nguyên, gân lá chạy song song, ngả vàng khi về già. Nếu được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, lá lược vàng thường có màu tím nhạt.

Đặc điểm thực vật 
Lá mọc so le, phiến lá thuôn dài, hình ngọn giáo với chiều dài từ 15 – 20cm, rộng khoảng 4 – 5cm

Hoa mọc thành cụm, không cuống, mỗi cụm thường có từ 6 – 12 hoa. Hoa có màu trắng đục, bắc của cụm hoa có màu vàng, hình vỏ trấu. Phần dưới bắc của hoa có màu trắng, phần trên màu xanh, hình lòng thuyền và được bao phủ bởi lớp lông mịn.

Tràng hoa hình trứng, màu trắng, chia thành 3 thuỳ với phần mép nguyên. Có 6 nhị, chỉ nhị dài khoảng 1.5mm, phần ở dưới liền với cánh hoa. Bao phấn có hình hạt đậu, được đính vào 2 bên trung đới.

3. Phân bố

Cây lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, được di thực sang Nga và đến Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Xuất hiện tại Thanh Hoá và lan rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

4. Bộ phận dùng

Do có dược tính nên các bộ phận của cây lược vàng từ rễ, thân, lá đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, để giữ được dược tính tốt nhất, nên thu hái vào buổi sáng khi mặt trời chưa mọc.

Thu hái - sơ chế 
Nên thu hái dược liệu cây lược vàng vào lúc sáng sớm để đảm bảo dược tính

Cả rễ, thân và lá của cây đều được thu hái, rửa sạch để loại bỏ đất cát và cát thành từng khúc. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc đem đi phơi khô dưới bóng râm và để dùng dần.

6. Bảo quản

Dược liệu lược vàng sau khi sơ chế thì bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm mốc, ánh nắng mặt trời.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, cây lược vàng chứa các thành phần hoá học đa dạng như: Carotene, paraffinic, sulfolipid, kaempferol, quercetin, olefinic, phytosterol, các nguyên tố vi lượng, vitamin,…

Vị thuốc cây lược vàng

1. Tính vị

Tính mát, vị chua nhẹ, nhạt, ít độc

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền: 

  • Công dụng: Giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, hoá đờm, tiêu viêm rất tốt
  • Chủ trị: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, loét hành tá tràng, chữa các vết thương, vết bầm tím trên cơ thể, trị ho, đau họng,…

Theo y học hiện đại:

  • Các thử nghiệm nhận thấy, flavonoid trong dược liệu có tác dụng tốt trong bảo vệ và giúp các mạch máu trong cơ thể bền hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp tăng tác dụng của vitamin C.
  • Bên cạnh đó, flavonoid còn giúp giảm đau, an thần, kháng viêm hiệu quả. Do đó, dược liệu này thường được dùng trong chữa bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày.
  • Steroid trong cây lược vàng là hoạt chất phytosterol có đặc tính sát khuẩn và kháng sinh tốt. Do đó, dược liệu được dùng để sát khuẩn, tẩy uế và chữa trị các bệnh lý đường hô hấp như ho, viêm họng, đau rát họng.
  • Một số nghiên cứu nhận thấy, dịch ép từ cây lược vàng mang lại hiệu quả trong việc chữa trị và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Các vitamin và nguyên tố vi lượng trong dược liệu còn giúp tăng cường sức khỏe cho các tế bào của cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào diễn ra thuận lợi hơn.

4. Cách dùng – liều lượng

Cây lược vàng thường được dùng ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu và đắp. Tuỳ vào mục đích sử dụng có thể lựa chọn bài thuốc phù hợp. Liều dùng thông thường đối với dược liệu tươi từ 3 – 9 lá và ngâm rượu từ 40 – 60ml/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu lược vàng an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau họng, ho, bệnh gan, tiểu đường, viêm da, đau lưng, bệnh trĩ,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu 
Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng an toàn và hiệu quả

Bài thuốc chữa nóng gan, viêm gan B, C:

  • Chuẩn bị: 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đi giã nát, vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ.

Bài thuốc chữa xơ gan, ung thư gan:

  • Chuẩn bị: Lược vàng tươi 2 lá, màng màng 2 lá
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đi giã nát rồi ngâm với rượu trắng. Sau 30 ngày thì có thể dùng, mỗi lần uống 20ml, ngày uống 1 lần.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 5 lá lược vàng tươi, đem đi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Cho thêm 2 – 3 giọt giấm chuối vào, khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 1 lần và áp dụng liên tục trong 5 ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 3 – 4 lá lược vàng, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cuộn với một ít muối và nhai trực tiếp. Nuốt nước từ từ và nhả bã. Mỗi ngày thực hiện 3 lần đến khi các triệu chứng bệnh viêm họng thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc 3: Dùng 1 đoạn thân cây lược vàng, rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi lần uống khoảng 25 giọt. Ngày uống 1 lần và áp dụng trong 10 ngày liên tục.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường:

  • Chuẩn bị: Lá lược vàng tươi
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch đem ép lấy nước uống hoặc nhai trực tiếp

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa:

  • Chuẩn bị: Lá lược vàng tươi 10g
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt và chia thành 3 lần uống trong ngày. Thực hiện đều đặn để cải thiện các triệu chứng bệnh lý tốt nhất.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày:

  • Chuẩn bị: Lá lược vàng và một ít mật gấu
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch đem ép lấy nước. Sau đó cho thêm 1 ít mật gấu vào khuấy đều và uống sau bữa ăn.

Bài thuốc chữa đau lưng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị thân và lá lược vàng 200g. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ thì cho vào bình thuỷ tinh ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 1 tháng thì có thể dùng. Mỗi ngày uống 40 – 50ml rượu, chia thành 3 lần uống. Có thể dùng rượu xoa bóp vùng lưng bị đau nhức để tăng tác dụng chữa trị.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 2 – 3 lá lược vàng, rửa sạch rồi đem hơ với rửa nóng rồi đắp lên vùng lưng bị đau nhức. Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ: 

  • Bài thuốc 1: Dùng lá lược vàng tươi, rửa sạch, giã nát cùng với một ít muối. Sau khi vệ sinh sạch hậu môn thì dùng hỗn hợp này đắp lên. Cố định trong vòng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch rồi lau khô.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 2 lá lược vàng, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với 150ml nước ấm và 1 ít muối ăn. Lọc lấy phần nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng phần bã thuốc đắp hậu môn.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị vài lá lược vàng, rửa sạch và nhai trực tiếp với muối hạt. Nuốt nước và bỏ bã, áp dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc chữa mụn nhọt:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1 – 2 lá lược vàng, đem rửa sạch với nước muối. Cho vào cối giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Sau đó dùng gạc y tế cố định khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị lá và thân lược vàng 500g, rửa sạch rồi cắt khúc. Cho dược liệu vào bình thuỷ tinh ngâm cùng với 1 lít rượu trắng. Sau 2 tháng là có thể dùng. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần. Bạn có thể pha loãng nếu khó uống

Bài thuốc trị đau nhức chân răng, viêm lợi:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá lược vàng tươi, đem rửa sạch rồi đem đi giã với 1 ít muối. Dùng hỗn hợp ngậm trong miệng khoảng vài phút rồi nuốt nước, bỏ bã.
  • Bài thuốc 2: Dùng lá lược vàng sắc lấy nước để súc miệng đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng viêm lợi và đau nhức chân răng.

Bài thuốc trị chứng ho khan kéo dài:

  • Chuẩn bị: Lá lược vàng tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cắt khúc rồi cho vào miệng nhai kỹ. Nuốt phần nước lẫn bã để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng vị thuốc lược vàng chữa bệnh

Để đạt được kết quả tốt nhất khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng cho người có miễn dịch suy yếu.
  • Do có chứa hoạt chất kháng viêm khá mạnh nên vị thuốc này có thể gây tổn thương các dây thanh quản nếu lạm dụng hoặc dùng quá liều trong thời gian dài.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định dùng dược liệu lược vàng.
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi ưu tiên bài thuốc đắp hoặc bôi ngoài da
  • Không dùng rượu lược vàng cho người bị viêm – xơ gan, chưa kiểm soát tốt lượng đường huyết, tăng huyết áp, người không uống được rượu.
  • Do có tính mát nên trường hợp có cơ địa lạnh (dễ bị tiêu chảy, sợ lạnh), không nên uống nước ép dược liệu này vào buổi tối.

Cây lược vàng là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...