Mộc Hương Có Tác Dụng Gì? Dùng Thế Nào Tốt Cho Sức Khỏe?

Mộc hương là một vị thuốc quen thuộc được Đông y sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa. Ngày nay, Y học hiện đại cũng đã chứng minh được các dược chất có trong mộc hương có thể hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh về tim mạch, gan thận, dạ dày,… Bài viết dưới đây, Viện Y Dược Dân Tộc sẽ cùng bạn tìm hiểu về dược liệu này.

Tổng quan về mộc hương

Mộc hương (Osmanthus Fragrans) hay còn được biết đến với tên gọi là cây quế hoa. Loại cây này thường mọc nhiều ở khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và vùng núi Himalaya. Cây mộc hương được nhiều người trồng như một loại cây cảnh, cây phong thủy. Ngoài ra nó cũng được dùng trong y học như một vị thuốc để chữa bệnh gan, dạ dày, đau bụng,…

Cây mộc hương có mùi thơm và được trồng nhiều tại khu vực châu Á
Cây mộc hương có mùi thơm và được trồng nhiều tại khu vực châu Á

Đặc điểm, hình thái nhận biết

Dưới đây là một số đặc điểm hình thái giúp bạn dễ dàng nhận biết được loại cây này:

  • Cây mộc hương là loại cây thân gỗ, nhỏ, có thể cao từ 3-12m. Cây có tán lá rộng, cành mọc nhiều lá và tỏa ra xung quanh. 
  • Lá cây khá dày, màu xanh thẫm, có hình bầu dục, đường gân giữa lá to, mép lá có răng cưa.
  • Hoa mộc hương có màu trắng hoặc vàng nhẹ, mùi thơm, mọc theo chùm và nở quanh năm. Mùa thu chính là thời điểm hoa nở rực rỡ nhất.
  • Cây không có nhiều quả, quả mộc hương chỉ nở vào mùa xuân. Chúng có màu xanh lục, kích thước khá nhỏ, bên trong có hạt.

Phân bố

Cây mộc hương có nguồn gốc từ vùng Nepal và Ấn Độ với địa hình từ 1500 – 3300m so với mực nước biển. Khi đó, loại cây này không được con người trồng mà chỉ mọc tự nhiên trên các bãi cỏ hoang trong thung lũng hoặc ven sườn núi. Sau này, mộc hương được người Trung Quốc và Nhật Bản nhập về và trồng trên diện tích lớn. Ở Việt Nam, khu vực trồng quế hoa phổ biến nhất chính là Sapa.

Bộ phận dùng – Thu hoạch – Sơ chế – Bảo quản

Quế hoa được dùng phổ biến trong y học, dưới đây là một số thông tin về dược liệu này bạn cần nắm rõ:

  • Bộ phận dùng: Rễ của cây quế hoa được người dân thu hái để làm dược liệu.
  • Thu hái: Phần rễ cây thường được thu hoạch vào tháng 12 hàng năm.
  • Sơ chế: Mộc hương sau khi thu hoạch sẽ rửa sạch đất cát, đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể thái rễ mộc hương thành từng lát mỏng, đem tán thành bột mịn để pha trà, sắc thuốc.
  • Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Trong thành phần hóa học của cây mộc hương có chứa các hoạt chất bao gồm:

  • Tinh dầu 1 – 2,8%.
  • Nhựa sausurin 6%.
  • Inulin 18%.

Trong đó, các loại tinh dầu chủ yếu là những tinh dầu như: Aplotacen, dehydrocostus lacton, betacosten, costus lacton, camphen, phelandren.

Trong thành phần của quế hoa có rất nhiều tinh dầu
Trong thành phần của quế hoa có rất nhiều tinh dầu

Công dụng dược liệu của mộc hương

Mộc hương có mùi thơm đặc biệt, thường được dùng để pha trà, làm đẹp, đun nước tắm gội, hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa bệnh. Dưới đây là những tác dụng của cây mộc hương đối với sức khỏe con người.

Theo Y học cổ truyền

Theo ghi chép của Đông y, mộc hương có vị cay, đắng, tính ôn, tác động vào 3 kinh can, tỳ, phế. Dược liệu này thường được các thầy thuốc dùng để kiện tỳ hòa vị, điều khí chỉ thống, chữa đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ, an thai, bổ dạ dày, mạnh tim, trừ đờm, lợi tiểu,…

Theo Y học hiện đại

Cây mộc hương có tác dụng gì? Dưới đây là những công dụng của dược liệu dưới góc nhìn của Y học hiện đại.

Ức chế hoạt động của vi khuẩn

Rễ quế hoa có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Shigella sonnei, Salmonella typhi, Shigella shigae, Entamoeba histolytica, Enterococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, S. paratyphi. Nhiều người cũng sử dụng tinh dầu mộc hương để kháng khuẩn và tẩy uế, giúp tiêu diệt được tụ cầu khuẩn và liên cầu.

Ức chế nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa

Tinh dầu quế hoa có tác dụng làm sạch đường ruột, giải phóng motilin nội sinh và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Vì vậy bạn có thể pha trà mộc hương hoặc cho một vài giọt tinh dầu quế hoa vào ly trà ấm để uống. Ngoài ra hoạt chất costunolide có trong mộc hương cũng có tác dụng chống viêm loét dạ dày mạn tính hiệu quả. 

Tác động tốt đối với tim mạch

Chiết xuất từ cây mộc hương có tác dụng tăng cường lưu lượng máu ở mạch vành, giúp điều hòa nhịp tim. Nhờ đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch một cách hiệu quả.

Tốt cho gan

Theo nghiên cứu, cây quế hoa có lợi trong việc điều trị các bệnh về gan. Cụ thể, hoạt chất helenin có trong dược liệu này có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp, tốt cho những người bị bệnh vàng da, kém gan, sung huyết gan. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Thực vật Quốc gia – Ấn Độ (2007) cũng cho biết, hoạt chất Sesquiterpene lacton của cây mộc hương có khả năng chống viêm, chống loét, ngăn ngừa ung thư gan và giúp bảo vệ gan hiệu quả. 

Bài thuốc từ mộc hương rất tốt cho gan
Bài thuốc từ mộc hương rất tốt cho gan

Điều trị giun, ký sinh trùng

Rễ mộc hương có thể hoạt động tốt như một loại thuốc Pyrantel pamoate. Vì vậy dược liệu này có thể dùng được cho những trường hợp bị nhiễm giun, sán, nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Xem thêm: Lá Dứa: Công Dụng Dược Liệu Và Một Số Bài Thuốc Phổ Biến

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ mộc hương

Ngoài việc dùng để pha trà uống, quế hoa còn có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm chức năng và các bài thuốc chữa bệnh của Đông y. Một số có thể kể đến như:

  • Bài thuốc trị hôi nách: Đem mộc hương ngâm giấm, sau đó tán thành bột mịn và xát vào nách. Thực hiện đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng hôi nách.
  • Bài thuốc trị đau trong tai: Dùng dược liệu tán bột, dùng củ hành nhúng mỡ ngan, chấm vào bột mộc hương và nhét vào lỗ tai.
  • Bài thuốc trường phong hạ huyết: Dùng quế hoa, nhũ hương với liều lượng bằng nhau, đem đi tán bột, cho vào ruột già của lợn, buộc chặt và đem nấu nhừ. Khi chín thì bỏ phần bã thuốc và chỉ ăn ruột heo.
  • Bài thuốc trị đau lưng, khí trệ: Nhũ hương, mộc hương mỗi thứ 8g, mang đi ngâm rượu, sau đó cho vào nồi hấp, khi chín thì bắc ra và lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị sán khí: Chuẩn bị 160g mộc hương nấu với 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút, chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc trị cấm khẩu, bất tỉnh: Dùng quế hoa tán thành bột mịn, hòa chung với nước hạt bí đao và uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị đau xóc: Chuẩn bị 40g mộc hương, 40g tạo giáp nướng kỹ 40g, rửa sạch, phơi khô, đem đi tán bột. Nặn thành những viên hoàn nhỏ, mỗi ngày uống 50 viên với nước sôi.
  • Bài thuốc trị ruột đau thắt: Dùng nhũ hương, quế hoa, mộc dược với liều lượng vừa đủ, đem nấu lấy nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị ù tai: Chuẩn bị 40g mộc hương, đem ngâm giấm trong 1 đêm, cho thêm một ít dầu mè vào và đun sôi 3 lần. Lọc bỏ bã và nhỏ hỗn vừa thu được vào tai 2 – 3 giọt/lần.
  • Bài thuốc trị tiểu đục: Dùng mộc dược, quế hoa với liều lượng bằng nhau, đem tán bột và nặn thành viên hoàn có kích thước bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên cùng với nước muối loãng.
  • Bài thuốc trị bụng đau, đầy hơi: Chuẩn bị quế hoa 4g, đàn hương 4g, bạch đậu khấu 4g, cam thảo 4g, đinh hương 2g, hoắc hương 12g, sa nhân 6g đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị táo bón, viêm ruột, kiết lỵ: Chuẩn bị mộc hương 4g, ngô thù 4g, hương phụ 12g, khiên ngưu 12g, binh lang 12g, đại hoàng 12g, mang tiêu 12g, trần bì 8g, nga truật 8g, thanh bì 8g, chỉ xác 8g, tam lăng 8g, tất cả đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị cơn đau thắt túi mật: Dùng nước sắc mộc hương uống đến khi tình trạng đau thắt túi mật thuyên giảm.
  • Bài thuốc trị đầy hơi: Cây quế hoa tán thành bột mịn. Nếu bị đầy hơi do nhiệt thì uống với sữa bò, ngược lại nếu bị đầy hơi do hàn lạnh thì uống với rượu.
Kết hợp quế hoa với các dược liệu khác để điều trị bệnh
Kết hợp quế hoa với các dược liệu khác để điều trị bệnh

Lưu ý cần biết khi sử dụng mộc hương

Dược liệu mộc hương đã được tổ chức FDA Hoa Kỳ công nhận an toàn và được sử dụng để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cây quế hoa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Việc sử dụng mộc hương với liều lượng quá cao có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt. Vì thế bạn chỉ nên dùng theo đúng liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người bị huyết áp cao nên thận trọng khi dùng dược liệu này.
  • Người bị dị ứng với các loại thực vật họ cúc như cúc bạn thọ, cúc tần, hoa cúc, cỏ phấn hương,… không nên dùng cây quế hoa dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Người đang khỏe mạnh không nên dùng mộc hương trong thời gian dài. Nếu dùng với liều lượng lớn có thể gây hại cho thận và tăng nguy cơ bị ung thư.
  • Không dùng dược liệu cho những người đang bị khí yếu, huyết hư dẫn đến táo bón.
  • Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nơi ẩm ướt. 

Mộc hương là một dược liệu đặc biệt, không chỉ dùng làm cây cảnh, nước uống, làm đẹp mà còn hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Nội dung hấp dẫn: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...