Bệnh Á Sừng Có Lây Không? Giải Đáp Từ Bác Sĩ
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh á sừng có lây không hay có di truyền không là những câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Bởi đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến, có tỷ lệ mắc cao tại nước ta. Hy vọng những kiến thức trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc lời giải đáp chính xác nhất.
Bệnh á sừng có lây không?
Á sừng là một trong những bệnh lý da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa dị ứng phổ biến. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như bong da, tróc vảy, ngứa ngáy, da ửng đỏ, ngứa ngáy, đau nhức… tại các vị trí như gót chân, ngón chân, ngón tay, bàn tay, bàn chân, đầu, trán…
Á sừng là bệnh lành tính, tức là bản chất của bệnh không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nên gây ra không ít phiền phức trong cuộc sống hằng ngày, giảm sút công việc cũng như khiến người bệnh tự ti, e ngại vì ngoại hình.
Xét về bản chất của bệnh á sừng, đây là bệnh lý có liên quan đến sự rối loạn dẫn đến hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, làm giảm chức năng dưỡng ẩm và bảo vệ tự nhiên của làn da. Vì vậy, khi gặp tác nhân gây hại, quá trình sừng hóa diễn ra dở dang, không hoàn thiện và hậu quả là khởi phát các triệu chứng bệnh.
Vậy bệnh á sừng có lây không? Theo thông tin từ các chuyên gia, nguyên nhân gây á sừng chủ yếu là do cơ địa, di truyền và có sự tác động của những yếu tố bên ngoài. Vì không bắt nguồn từ virus, vi khuẩn hay nấm men nên bệnh á sừng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người sang người khác như các bệnh lý khác như ghẻ chốc, lở loét, nấm da…
Chính vì vậy, người bị bệnh á sừng có thể sống và sinh hoạt như những người bình thường mà không phải sợ việc mình sẽ lây bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, những người xung quanh cũng không nên kì thị bạn bè hay người thân của mình đang mắc bệnh á sừng để tránh gây cảm giác tự ti cho người bệnh.
Mặc dù bệnh á sừng không có khả năng lây nhiễm trực tiếp nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, lơ là trong điều trị. Vì triệu chứng bệnh diễn tiến rất nhanh, kết hợp với các tác nhân gây hại sẽ càng làm tăng nặng triệu chứng, dễ bị bội nhiễm, nhiễm trùng cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Bệnh á sừng có di truyền không?
Các chuyên gia cho biết bệnh á sừng không lây nhiễm nhưng lại có đặc tính di truyền. Theo một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy có đến 72% người mắc bệnh á sừng có người thân cùng chung huyết thống bị bệnh á sừng hoặc các bệnh lý viêm da cơ địa khác.
Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ đã từng có tiền sử mắc bệnh á sừng thì nguy cơ thế hệ con cái mắc bệnh này là 45%, thậm chí tỷ lệ này còn tăng cao hơn 50% nếu cả bố hoặc mẹ đều mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao mặc dù bệnh á sừng không lây nhiễm nhưng những thành viên trong gia đình lại mắc cùng một bệnh.
Ngoài ra, tỷ lệ di truyền này cũng sẽ giảm xuống dựa theo khoảng cách giữa các thế hệ, càng về sau thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng giảm xuống do xác xuất kết hợp gen bị loãng.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả
Vì tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên gần như việc chữa khỏi bệnh á sừng là điều không thể. Việc mà người bệnh có thể làm là tập trung điều trị á sứng và chăm sóc phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt. Để đạt được điều này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế việc cào gãi, chà xát mạnh để tránh khiến những tổn thương trên da càng nặng và khó điều trị, phục hồi hơn.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa như các loại gia vị trong chế biến thức ăn, nước rửa chén, xà phòng, lau sàn nhà hay bột tẩy mạnh… Hoặc người bệnh có thể đeo găng tay, đi ủng cao su và mặc đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc khởi phát triệu chứng bệnh.
- Giữ vệ sinh thân thể, tay chân bằng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, tránh gây kích ứng cho làn da. Ưu tiên sử dụng những loại sản phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gộ đầu… có chứa cồn, chất kích ứng.
- Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô, thời điểm tốt nhất là sau khi tắm sẽ giúp da dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Chọn lựa kỹ lưỡng loại kem bôi của thương hiệu lớn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện sức đề kháng tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Người mắc bệnh á sừng nên kiêng ăn gì các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia, hút thuốc lá… để tránh làm tăng nặng các triệu chứng.
- Chủ động thăm khám tại bệnh viện da liễu ngay khi các triệu chứng bùng phát để được điều trị càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đây đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh á sừng có lây không. Bệnh á sừng là một trong những bệnh lý da liễu mạn tính dễ mắc phải nhưng khó xử lý tận gốc. Vì vậy, để điều trị bệnh đúng cách, hiệu quả và phục hồi những tổn thương trên da triệt để, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Xem Thêm:
- Chữa Á Sừng Bằng Cây Ngải Dại Và Cách Áp Dụng
- 7 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Đơn Giản Giúp Bệnh Thuyên Giảm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!