Huyệt Thiếu Thương: Vị Trí, Tác Dụng Và Các Cách Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong y học cổ truyền, huyệt Thiếu Thương đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt là các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về huyệt đạo Thiếu Thương cùng các phương pháp chữa bệnh hiệu quả, cùng khám phá ngay sau đây.

Huyệt Thiếu Thương là gì?

Một trong những huyệt đạo quan trọng trong cơ thể con người không thể không kể tới huyệt Thiếu Thương. Dành cho những bạn đọc đang thắc mắc về tên gọi của huyệt đạo này thì ý nghĩa được giải thích như sau:

  • “Thiếu”: Từ này có nghĩa là nhỏ bé, non nớt, nguyên sơ, thường được sử dụng để đặt tên cho các huyệt nằm ở các vị trí của các ngón tay.
  • “Thương”: Trong thang âm cổ đại, từ “thương” là một trong năm cấp độ thang âm. Theo học thuyết ngũ hành, “thương” thuộc về yếu tố Kim và tương ứng với tạng Phế.

Chính vì vậy, tên gọi này có thể hiểu đơn giản là vị trí huyệt nằm ở âm cao của phế quản và là điểm cuối cùng trên đường kinh phế. Đây là nơi mà kinh khí ít dư thừa nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hãn.

Huyệt Thiếu Thương là huyệt đạo quan trọng
Huyệt Thiếu Thương là huyệt đạo quan trọng

Đặc điểm nổi bật của huyệt

Thiếu Thương huyệt còn được biết đến với tên gọi “Quỷ Tín”, là một trong những huyệt quan trọng trong đường kinh Phế. Nằm ở vị trí thứ 11, thuộc hành Mộc của kinh Phế, huyệt này được coi là một trong Thập Tam Quỷ Huyệt. Đặc biệt, huyệt đạo Thiếu Thương đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng bệnh như ù tai và phát hãn.

Vị trí huyệt Thiếu Thương

Huyệt có nguồn gốc từ Thiên Bản Du (Linh khu 2) nằm ở vị trí rất dễ nhận biết. Điểm nằm của huyệt ở trên bàn tay, có thể dễ dàng xác định và nhận biết. Nằm cách góc móng tay về phía tay quay khoảng 0.1 thốn. Bạn cũng có thể nhận biết huyệt này bằng cách tìm điểm tiếp giáp giữa da gan tay và da mu tay, với đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.

Về điều trị bằng cách phẫu thuật, huyệt đạo Thiếu Thương nằm dưới bám của cơ gân duỗi dài ngón tay cái, khu vực này được chi phối bởi nhánh của dây thần kinh quay. Da ở vùng huyệt này được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác dụng quan trọng của huyệt đạo Thiếu Thương

Theo các chuyên gia Đông y, huyệt Quỷ Tín mang lại nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh như sau:

  • Huyệt có tác dụng sơ tiết hỏa xung nghịch giữa 12 nhóm kinh khí, giúp cân bằng và điều hòa lưu thông năng lượng trong cơ thể.
  • Tác dụng làm thanh phế nghịch, tránh sự tắc nghẽn và thông lưu kinh khí, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
  • Huyệt cũng có tác dụng làm thông lợi vùng họng, giúp cải thiện các triệu chứng như ho, khó thở và cảm giác nặng nề ở ngực.

Chủ trị huyệt:

Huyệt đạo này có những chủ trị được ghi nhận rất tốt, cụ thể gồm:

  • Huyệt có khả năng chủ trị sốt hay chứng amidan viêm.
  • Làm giảm các triệu chứng khi bị trúng gió hay bất tỉnh.
  • Chủ trị chứng bệnh động kinh và khó thở.

Khi bấm huyệt Thiếu Thương, bạn có thể phối hợp với một số các huyệt đạo khác trên cơ thể như: Huyệt Hợp Cốc, huyệt Thiên Đột, huyệt Lao Cung, huyệt Dũng Tuyền, huyệt Kim Tân, huyệt Thương Dương,… Có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh ho, viêm họng, sưng họng, suyễn hay thậm chí là nôn ra máu.

Huyệt có khả năng chủ trị sốt hay chứng amidan viêm
Huyệt có khả năng chủ trị sốt hay chứng amidan viêm

Phương pháp châm cứu và bấm huyệt Thiếu Thương

Phương pháp châm cứu và bấm huyệt đạo Thiếu Thương là một phần quan trọng của y học cổ truyền, được thực hiện như sau:

Cách châm cứu huyệt

Để thực hiện quá trình châm huyệt, các thầy thuốc thường châm thẳng với độ sâu khoảng 0,1 đến 0,2 thốn. Ngoài ra, thầy thuốc cũng có thể châm xiên hoặc sử dụng kim tam lăng để chích nặn máu ở vùng huyệt này. Trong trường hợp người bệnh đang gặp tình trạng sốt cao hoặc các triệu chứng của cảm cúm, thầy thuốc có thể thực hiện quá trình châm và chích nặn để điều trị hiệu quả.

Kết hợp điều trị với các huyệt khác:

Việc điều trị bệnh có thể nâng cao hiệu quả khi kết hợp châm cứu huyệt Quỷ Tín cùng với các huyệt đạo khác trên cơ thể. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với huyệt Đại Lăng: Giảm các triệu chứng ho và khó thở, cải thiện tình trạng hen suyễn.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với huyệt Lao Cung: Điều trị nôn ra máu, cân bằng lưu thông trong hệ thống phế quản và phổi.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với huyệt Nhân Trung và huyệt Thủy Tuyền: Điều trị kinh phong cho trẻ nhỏ.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương kết hợp với huyệt Hợp Cốc: Giảm sưng to và đau đớn ở họng, tránh làm ảnh hưởng tới việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương phối hợp với huyệt Hợp Cốc, Giác Tôn, Kim Tân và huyệt Ngọc Dịch: Điều trị viêm amidan.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với huyệt Hợp Cốc và huyệt Thiên Đột: Giảm sưng đau ở họng và kích thích quá trình phục hồi của niêm mạc họng.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với huyệt Thương Dương: Điều trị ho gà.
  • Huyệt đạo Thiếu Thương có thể kết hợp với nhiều huyệt khác như Quan Xung, Thiếu Trạch, Thương Dương, Thiếu Xung, Thương Dương và Trung Xung: Giúp điều trị hôn mê, đờm dãi, khò khè.

Xoa bóp, bấm huyệt Thiếu Thương

Có một vài trường hợp người bệnh sẽ không thể tiến hành châm cứu và lựa chọn phù hợp nhất lúc này là thực hiện xoa bóp, bấm huyệt để điều trị bệnh. Các thực hiện của phương pháp nà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần áp lực lên huyệt cho đến khi cảm thấy đau tức nặng, sau đó tiếp tục áp lực nhẹ trong khoảng 3 – 5 phút.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, phương pháp này đòi hỏi sự chuyên môn và kỹ năng của thầy thuốc. Việc áp dụng áp lực không đúng cách có thể gây ra tổn thương và các trường hợp xấu không mong muốn. Do đó, người bệnh nên tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện phương pháp này.

"Xoa

Lưu ý khi châm cứu huyệt

Khi tiến hành châm cứu huyệt đạo Thiếu Thương để điều trị bệnh, bạn cần nắm được các lưu ý quan trọng dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Lựa chọn các cơ sở uy tín: Khi điều trị, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để khám và châm cứu. Người thực hiện nên là những thấy thuốc, bác sĩ có kỹ năng chuyên môn cao để tránh các tình huống xấu không mong muốn.
  • Không tự ý châm cứu: Việc tự ý châm cứu có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bản thân. Sau khi châm cứu, bạn cần nghỉ ngơi và tuân theo lời khuyên của y bác sĩ để hồi phục nhanh chóng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Phụ nữ mang thai, người có sức khỏe yếu và những trường hợp đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp châm cứu để điều trị bệnh. Tránh các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Qua bài viết này, có thể thấy huyệt Thiếu Thương đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là với hệ hô hấp. Để thực hiện việc châm cứu hay bấm huyệt, bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà nếu không có đủ trình độ chuyên môn hay các kiến thức về huyệt đạo. Hãy nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ, thầy thuốc uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...