Huyệt Quan Xung: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Phối Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể, huyệt Quan Xung là một huyệt ít được biết đến nhưng lại mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Bài viết này, chuyên gia tại Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về vị trí, công dụng và cách tác động lên huyệt, giúp bạn đọc trang bị thêm kiến thức hữu ích hỗ trợ trị bệnh.

Huyệt Quan Xung là gì?

Huyệt Quan Xung có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2). Trong Trung Y Cương Mục ghi chép về ý nghĩa tên huyệt như sau: “Quan” nghĩa là cửa ải, “Xung” là xung yếu. Nghĩa là kinh mạch làm cho khí huyết mạnh lên.

Đặc tính của huyệt Quan Xung như sau:

  • Huyệt thứ 1 của Tam Tiêu kinh.
  • Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.
  • Huyệt là cửa ải của 2 huyệt Trung Xung (Tb.9) và Thiếu Xung (Tm.1).
Hình ảnh minh họa huyệt Quan Xung
Hình ảnh minh họa huyệt Quan Xung

Vị trí của huyệt Quan Xung

Huyệt Quan Xung nằm ở bờ trong ngón áp út, cách chân móng tay khoảng 0.1 thốn (1 thốn = chiều cao/75).

Giải phẫu vị trí Quan Xung huyệt có những đặc điểm sau:

  • Dưới da huyệt đạo là xương, ở giữa chỗ bám gân ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung ngón tay sâu cùng cơ duỗi chung ngón tay, bờ trong của đốt 3 thuộc xương ngón tay thứ tư.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh trụ cùng dây thần kinh quay.
  • Da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc tiết đoạn thần kinh D1.

Công dụng của huyệt Quan Xung

Theo Y học cổ truyền, huyệt Quan Xung thuộc kinh Tam tiêu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và điều hòa khí huyết.

Một số công dụng chính của huyệt bao gồm:

  • Giải độc rượu: Kích thích huyệt vị này giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố từ rượu ra khỏi cơ thể, làm giảm các triệu chứng say rượu như đau đầu, buồn nôn và chóng mặt.
  • Hạ sốt: Huyệt Quan Xung có tác dụng thanh nhiệt, do đó có thể hỗ trợ hạ sốt trong các trường hợp sốt nhẹ. Bấm huyệt đúng cách kết hợp với các phương pháp hạ sốt khác có thể giúp rút ngắn thời gian bị bệnh.
  • Cải thiện các vấn đề về tai: Kích thích huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tai như ù tai, viêm tai giữa.
  • Một số công dụng khác: Ngoài ra, châm cứu, bấm huyệt đạo Quan Xung còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, đồng thời giúp an thần, giảm căng thẳng.
Huyệt giúp hỗ trợ hạ sốt trong các trường hợp sốt nhẹ
Huyệt giúp hỗ trợ hạ sốt trong các trường hợp sốt nhẹ

Cách tác động lên huyệt Quan Xung đúng kỹ thuật

Dưới đây là các bước hướng dẫn châm cứu và bấm huyệt Quan Xung chuẩn kỹ thuật, giúp quá trình trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn tối đa.

Bấm huyệt

Đối với phương pháp bấm huyệt, người bệnh có thể chủ động thực hiện tại nhà để nâng cao sức khỏe, nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bấm huyệt.
  • Bước 2: Dùng ngón cái của bàn tay bên kia day ấn huyệt Quan Xung với lực vừa đủ. Bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Bước 3: Lặp lại động tác 3 – 5 lần cho mỗi tay. Tránh bấm huyệt quá mạnh hoặc quá lâu để không gây tổn thương.

Thời điểm thích hợp để bấm huyệt: Chuyên gia cho biết, người bệnh có thể bấm huyệt vào bất kỳ lúc nào trong ngày, tuy nhiên tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu được đánh giá hiệu quả trị bệnh tốt hơn, nhưng do sử dụng kim châm trực tiếp lên huyệt nên cần thực hiện bởi người có chuyên môn, kỹ thuật cao để đảm bảo không gây tai biến nguy hiểm.

  • Bước 1: Bác sĩ, thầy thuốc rửa tay sạch sẽ, khử trùng dụng cụ. Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi với tư thế thư giãn, tâm lý thoải mái.
  • Bước 2: Xác định huyệt, dùng kim châm kim theo hướng chéo xuống dưới, sâu khoảng 0.1 – 0.2 thốn.
  • Bước 3: Có thể vận kim nhẹ nhàng (thao tác xoay, gõ kim) để tăng hiệu quả. Cứu 1 – 3 tráng, tiếp theo ôn cứu 5 – 10 phút.
Phương pháp châm cứu giúp trị bệnh hiệu quả tốt hơn
Phương pháp châm cứu giúp trị bệnh hiệu quả tốt hơn

Phối huyệt Quan Xung nâng cao hiệu quả trị bệnh

Các huyệt đạo trên cơ thể đều có mối liên hệ mật thiết, do đó, trong Y thư cổ cũng ghi chép lại phác đồ phối huyệt Quan Xung với các huyệt đạo tương hợp nhằm nâng cao hiệu quả trị bệnh.

  • Phối cùng huyệt đạo Thiếu Trạch (Ttr.1) + [Túc] Khiếu Âm (Đ.44): Điều trị họng tê, lưỡi rụt và miệng khô (Theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Nhiên Cốc (Th.2) + huyệt Thừa Tương (Nh.24) + huyệt Ý Xá (Bq.49): Điều trị tiêu khát và uống nước nhiều (Theo Bị Cấp Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Dịch Môn (Ttu.2) + huyệt Phong Trì (Đ.20) + huyệt Thiên Trụ (Bq.10) + huyệt Thương Dương (Đtr.1): Điều trị nhiệt không ra mồ hôi và cảm phong nhiệt (Theo Giáp Ất Kinh).
  • Phối cùng huyệt đạo Thiếu Thương (P.11) + huyệt Thiếu Trạch (Tr.1) + huyệt Thiếu Xung (Tm.9) + huyệt Thương Dương (Đtr.1) + huyệt Trung Xung (Tb.9): Điều trị trúng phong dẫn đến bất tỉnh (Theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Đại Hoành (Ty.15): Điều trị trẻ em bị uốn ván (Theo Bách Chứng Phú).
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải (Th.6) + huyệt Liệt Khuyết (P.7) + huyệt Trung Quản (Nh.12) + huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) + huyệt Tỳ Du (Bq.20): Điều trị tiêu khát (Theo Châm Cứu Đại Toàn).
  • Phối cùng huyệt Á Môn (Đc.15): Điều trị chứng nói khó, nói ngọng (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Ẩn Bạch (Ty.1) + huyệt Dũng Tuyền (Th.1) + huyệt Phong Long (Vi.40) + huyệt Thiếu Thương (P.11) + huyệt Thiếu Xung (Tm.9): Điều trị họng sưng đau (Theo Y Học Cương Mục).

Huyệt Quan Xung là một huyệt vị quan trọng, việc bấm huyệt hoặc châm cứu đúng kỹ thuật có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý tác động khai thông huyệt đạo tại nhà, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để có hướng dẫn an toàn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...