Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 1 Tuổi Do Đâu? Cách Chữa Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi không hiếm gặp, điều này khiến nhiều người lần đầu làm cha mẹ lo lắng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ chia sẻ thông tin chi tiết, giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, các cách xử lý an toàn nhất.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi là gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi cũng tương tự như ở người lớn, đây là tình trạng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thường xuất hiện sau khi bú sữa hoặc vào ban đêm.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi
Chuyên gia Tiêu hóa phân chia nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi thành 2 loại gồm: Trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý.
Trào ngược acid dạ dày sinh lý
Những trẻ bị trào ngược acid dạ dày do các nguyên nhân sinh lý dưới đây có thể tự khỏi sau khi lớn lên.
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Chuyên gia cho biết, 1 tuổi là giai đoạn hệ tiêu hóa vẫn đang dần hoàn thiện, đồng thời vị trí dạ dày vẫn đang gần lồng ngực nên quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều trục trặc, dễ gây hiện tượng trào ngược.
- Cơ thắt thực quản còn yếu: Đây là cơ quan giữ thức ăn trong dạ dày. Đối với trẻ 1 tuổi, cơ thắt thực quản còn yếu, thậm chí chưa hoạt động đúng chức năng khiến thức ăn dễ bị trào ngược.
- Không dung nạp sữa: Một số trẻ sơ sinh sử dụng sữa ngoài nhưng gặp tình trạng không dung nạp protein trong sữa, đặc biệt sữa bò. Điều này dẫn đến nôn trớ, trào ngược thực quản.
- Tư thế bú sữa mẹ: Nếu khi cho trẻ bú sữa, mẹ đặt bé trong tư thế nằm ngang – vị trí ngang với dạ dày, nên khi sữa đi xuống dạ dày sẽ dễ bị trào ngược về thực quản và miệng.
Nguyên nhân trào ngược bệnh lý
Một số trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý như sau:
- Viêm thực quản do dị ứng: Đây là tình trạng khởi phát do tế bào bạch cầu tích tụ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm sưng và kích thích trào ngược.
- Hẹp môn vị: Cấu trúc môn vị hẹp bẩm sinh khiến thức ăn từ dạ dày khó đi vào ruột non. Điều này sẽ gây ứ đọng thức ăn và dịch dạ dày và trào ngược lên phía thực quản của trẻ.
- Một số bệnh khác: Bao gồm thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, hở van tim, bại não,… cũng ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Cách nhận biết trẻ 1 tuổi bị trào ngược dạ dày
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi trẻ 1 tuổi bị trào ngược dạ dày:
- Thường xuyên bị ọc sữa, nôn ói sữa sau khi bú.
- Trẻ sợ bú, biếng ăn, quấy khóc khi bú sữa hoặc quấy khóc ban đêm.
- Trẻ khò khè khó, khó thở, da tím tái.
- Ho khan, nấc cụt.
- Bụng bị chướng, đầy hơi.
- Trẻ tăng cân chậm, còi cọc, kém phát triển.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi nguy hiểm không?
Thông thường, trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi do sinh lý sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược do bệnh lý nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Ảnh hưởng hô hấp: Tình trạng ho kéo dài dai dẳng, đặc biệt acid dịch vị tràn vào phổi gây viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản,…
- Biến chứng tiêu hóa: Niêm mạc dạ dày của trẻ còn rất mỏng và yếu, nếu bị acid dịch vị liên tục tấn công sẽ gây tổn thương nghiêm trọng, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là barrett thực quản có thể dẫn đến ung thư.
- Vấn đề về tai mũi họng: Khi acid trào ngược lên thực quản, tràn vào tài mũi họng sẽ gây các bệnh như viêm tai, viêm xoang, ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của răng sau này.
- Trẻ có thể chậm phát triển: Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi gây các triệu chứng khó chịu, khiến trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng, khiến quá trình phát triển của trẻ bị chững lại.
- Sặc sữa gây ngừng thở: Một số trường hợp trào ngược khiến trẻ bị sặc sữa, dẫn đến các biểu hiện như cơ thể tím tái, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến ngưng thở.
Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?
Để ngăn ngừa các biến chứng trào ngược dạ dày không mong muốn, chuyên gia khuyến nghị cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường như:
- Nôn mửa nhiều, nôn ra máu hoặc dịch nhầy.
- Biếng ăn, tiêu chảy.
- Trẻ thường xuyên khò khè, ho dai dẳng.
- Sốt nhẹ, ngủ li bì.
- Trẻ quấy khóc, hay thức giấc ban đêm.
Hướng dẫn cải thiện tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày
Dưới đây là hướng dẫn cha mẹ cụ thể về cách chăm sóc, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ dưới 1 tuổi trở lên.
Tư thế con bú sữa
- Tư thế bú sữa mẹ: Khi cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ bú vú trái trước rồi chuyển sang vú phải. Điều này nhằm mục đích để sữa dễ dàng đi xuống và không gây trào ngược dạ dày. Đặc biệt không để trẻ vừa nằm ngang vừa bú sữa.
- Tư thế bú sữa mẹ: Nếu trẻ bú bình, mẹ cần đặt bình sao cho núm vú của bình luôn đầy sữa. Đồng thời không cho bé bú sữa khi đang quấy khóc. Bởi những điều này đều giúp trẻ tránh nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày.
Thói quen khác khi con bú sữa
- Chọn sữa phù hợp: Trường hợp trẻ dùng sữa ngoài, mẹ lưu ý trong lựa chọn sữa, nên cẩn thận với các loại sữa đạm động vật dễ gây trào ngược.
- Vỗ ợ hơi cho trẻ: Khi trẻ bú xong, mẹ nên bế tư thế thẳng người trong khoảng 15 phút để sữa được tiêu hóa bớt. Đồng thời vỗ ợ hơi cho trẻ bằng cách bế trẻ áp sát vào ngực và vỗ nhẹ lưng để loại bỏ không khí trong dạ dày.
- Chia nhỏ lượng sữa mỗi lần: Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị trào ngược, ba mẹ nên chia nhỏ lượng sữa trong mỗi lần ăn để tránh gây áp lực cho dạ dày của con.
Sinh hoạt hằng ngày
- Dùng gối chống trào ngược: Cha mẹ nên sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ, nhưng cần lưu ý chọn các loại gối theo đúng cân nặng và chiều cao hiện tại của con.
- Mặc đồ thoải mái: Không quấn tã quá chặt hoặc cho con mặc đồ bó sát. Bởi điều này sẽ tạo áp lực cho khoang bụng, kích phát triệu chứng trào ngược ở trẻ nhỏ.
- Không tự ý dùng thuốc: Một số trường hợp trẻ cần sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho con uống. Bởi điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của con.
- Cách sơ cứu con sặc sữa: Cho con nằm nghiêng, vỗ lưng nhẹ để sữa chảy ra. Sau đó cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành kiểm tra an toàn sức khỏe.
Bài viết giải đáp các thông tin liên quan đến trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, do đó cha mẹ cần cho trẻ thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 8 Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
- Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi: Triệu Chứng Và Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!