Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh: Triệu Chứng, Cách Chăm Sóc
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là xảy ra phổ biến ở hầu hết các trẻ, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách phòng ngừa và chăm sóc khi trẻ bị trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì? Phân loại cụ thể
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn, chất lỏng, dịch vị và acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tình trạng này thường xuất hiện trong khi cho trẻ bú hoặc ngay sau khi bú. Hiện nay Y học phân loại trào ngược ở trẻ sơ sinh làm 2 loại:
- Trào ngược dạ dày sinh lý: Thường xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tự giảm dần và hết, chậm nhất là đến khi trẻ lên 1 tuổi. Trẻ bị trớ sữa nhiều lần nhưng vẫn lên cân bình thường, không khò khè hoặc tái phát.
- Trào ngược dạ dày bệnh lý: Phổ biến ở trẻ trên 1 tuổi. Trẻ nôn trớ thường xuyên kèm theo quấy khóc liên tục, biếng ăn, chậm tăng cân.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng, dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh phổ biến như sau:
- Trẻ ợ nước hoặc nôn ói ra sữa qua đường miệng hoặc qua cả đường mũi.
- Trẻ quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, hay thức đêm, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và thiếu máu kéo dài.
- Những trẻ lớn hơn sẽ bị đau phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi khó chịu.
- Trẻ ho, khò khè trong thời gian dài hoặc đôi khi thở rít.
- Một số trẻ bị sưng phồng bụng, khó tiêu, chướng bụng.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em, các bác sĩ đã phân chia cụ thể nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý cụ thể như sau:
Trào ngược dạ dày sinh lý
Trào ngược dạ dày sinh lý có nguyên nhân do:
- Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa ổn định, đặc biệt dạ dày gần lồng ngực hơn người lớn nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.
- Hoạt động đóng mở của cơ thắt thực quản không hiệu quả khiến thực ăn dễ trào ngược lên thực quản.
- Do các thực ăn tiêu thụ chính ở dạng lỏng, mềm như cháo hoặc sữa rất dễ lọt qua khe hở nhỏ cơ vòng.
- Trẻ uống sữa ngoài (sữa bò) là loại sữa tiêu hóa chậm, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
- Cho bé bú ở tư thế nằm ngang khiến sữa khi đi xuống dạ dày lại dễ trào ngược lên miệng.
- Tìm Hiểu Thêm:
- Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Cây Rau Mương
- 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Trào ngược dạ dày bệnh lý
Một số trẻ bẩm sinh bị trào ngược dạ dày do biến chứng của các bệnh lý như:
- Thoát vị cơ hoành, sa dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu.
- Bại não, hở van tim hoặc nhiễm trùng,… dẫn đến khả năng cao bị trào ngược dạ dày.
Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày nguy hiểm không?
Tình trạng trào ngược dạ dày thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn những biến chứng của trào ngược dạ dày như:
- Gây biến chứng tiêu hóa: Trẻ bị viêm thực quản gây đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống. Nguy hiểm hơn có thể gây barrett thực quản dẫn đến ung thư.
- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Khi bị trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản làm dây thanh quản sưng đỏ, dày lên khiến trẻ ho, khò khè, khản tiếng và thậm chí bị hen suyễn.
- Vấn đề tăng và tai mũi họng: Trào ngược dạ dày kéo dài khiến trẻ tăng nguy cơ bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển: Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, thấp còi, kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về hành vi của bé.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Trào ngược dạ dày không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi trẻ có những triệu chứng kèm theo dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa.
- Trẻ nôn mửa kèm theo các cơn co thắt bụng mạnh.
- Trẻ trớ ra chất lỏng xanh lá cây hoặc chất lỏng vàng, đôi khi đặc quánh và có máu.
- Đi ngoài trong phân lẫn máu.
- Khó nuốt, ợ nóng, ợ chua, đau bụng kéo dài.
- Trẻ khóc quấy, biếng ăn.
- Trẻ khó thở, ho dai dẳng, khò khè, viêm phổi tái phát.
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Sau khi thăm khám lâm sàng cho trẻ, trao đổi với phụ huynh về triệu chứng trẻ gặp phải và thói quen sinh hoạt, bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ tình trạng. Đồng thời, tiến hành chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng hiện tại.
- Siêu âm: Phát hiện này giúp phát hiện trẻ có bị hẹp môn vị hay không.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Xác định nguyên nhân gây nôn và nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ.
- Thăm dò pH trong 24 giờ: Luồn một ống mỏng qua mũi xuống đáy thực quản và theo dõi trong vòng 24 tiếng. Phương pháp này nhằm đo tần suất và mức độ nghiêm trọng của đợt trào ngược thực quản. Đồng thời xem xét thay đổi liên quan đến thời gian và tư thế cho trẻ ăn.
- Nội soi: Dùng ống có gắn máy quay nhỏ để luồn qua thực quản, dạ dày và ruột non để kiểm tra tình trạng tổn thương tại mô. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô để sinh thiết. Quá trình này bé được tiến hành gây mê.
- Chụp Xquang: Hình ảnh chụp Xquang sẽ phát hiện các bất thường trong ống tiêu hóa. Trước khi chụp Xquang, bé có thể phải uống thuốc cản quang barium.
Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị trào ngược dạ dày
Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày như sau:
Đối với trẻ đang bú sữa:
- Chia nhỏ cữ bú, mỗi cữ khoảng 30 – 60ml.
- Sau khi ăn, bế trẻ trong tư thế đứng thẳng 30 phút, không để trẻ nằm ngay, giúp trẻ ợ bằng cách vỗ nhẹ vào lưng. Tuyệt đối không vác trẻ lên vai vì tư thế này chèn ép dạ dày gây ọc sữa.
- Cho trẻ nằm tư thế đầu cao hơn mặt giường 30 độ, khi ngủ nên để bé nghiêng về bên trái để giảm chứng ợ nóng, ợ hơi.
- Cho trẻ sử dụng gối ngủ chống trào ngược dạ dày.
Đối với những trẻ đã ăn dặm:
- Chia thành các bữa nhỏ trong ngày, hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm có tính acid, thực phẩm cay, nhiều chất béo.
- Nên cho con ăn trước khi ngủ khoảng 3 tiếng.
- Một số trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ cần đổi sang các loại sữa khác phù hợp hơn.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, tránh các bộ đồ bó sát.
- Sau khi ăn, không cho trẻ nằm ngay hoặc vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Lưu ý, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi sử dụng thuốc sai cách sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con, thậm chí gây nhờn thuốc, suy giảm hệ miễn dịch, nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là thông tin chi tiết về chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Thông qua đó, cha mẹ tham khảo và trang bị thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và thăm khám.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!