Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị trào ngược dạ dày. Dưới đây là thực phẩm khi trào ngược dạ dày nên ăn gì và trào ngược dạ dày kiêng gì:
Ăn gì khi bị trào ngược dạ dày:
- Thực phẩm có tính kháng viêm: Như nghệ, gừng, mật ong, dầu oliu, chứa các hợp chất giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng tiêu hóa.
- Bột yến mạch: Giảm axit dư thừa trong dạ dày và cung cấp chất xơ hòa tan.
- Các loại đậu: Đậu đen, đỏ, xanh, hạt chia, hạt lanh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm áp lực lên cơ thắt thực quản.
- Rau củ quả: Rất giàu vitamin và khoáng chất, có tính kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa.
- Sữa chua: Bổ sung lợi khuẩn và giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
- Cá biển: Giàu chất dinh dưỡng, axit béo omega-3 và protein hỗ trợ tiêu hóa
- Đồ uống giàu vitamin, khoáng chất: Nước lọc, nước ép trái cây, sữa không đường, sữa chua, sinh tố, nước dừa, kombucha.
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thịt chiên, rán, gà rán, có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, rượu, soda, coca, làm tăng tiết axit trong dạ dày.
- Gia vị cay nóng: Ớt, tỏi, tiêu, mù tạt có thể kích thích màng thực quản và làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Thực phẩm có khả năng gây độc: Thịt sống, trứng sống, thực phẩm chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc.
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Nước ngọt có tính axit, thịt đỏ, các loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh).
Lưu ý:
- Chậm nhai kỹ và tránh no quá mức.
- Chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn trước khi đi ngủ.
- Tránh các thói quen kích thích như thuốc lá và cà phê.
- Hạn chế đeo quần áo chật và tăng cường vận động nhẹ sau khi ăn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Những người bị trào ngược dạ dày nói riêng và mắc các bệnh về đường tiêu hóa nói chung cần chú ý về chế độ ăn uống. Thực tế có rất nhiều loại thực phẩm sẽ giúp tình trạng trào ngược được cải thiện, nhưng cũng có những loại thực phẩm sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy khi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Theo dõi bài viết sau của Viện Y Dược Dân Tộc để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Tổng Quan Bệnh Học Trào Ngược Dạ Dày
Trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD) là hiện tượng dịch vị axit từ dạ dày dâng trào ngược lên thực quản. Đây là tình trạng khá phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa. Không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà bệnh còn dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh trào ngược dạ dày đều tự điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt hoặc dùng thuốc không cần kê toa. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng cần phải đi khám để được chỉ định dùng các loại thuốc mạnh hơn để làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
Có 5 cấp độ trào ngược dạ dày, bao gồm:
- Trào ngược thực quản không viêm: Đây là mức độ nhẹ nhất, lượng axit dịch vị trào ngược tương đối ít và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy bệnh không gây tổn thương cho vùng thực quản. Nếu được điều trị ở giai đoạn này bệnh có thể khỏi hẳn.
- Trào ngược dạ dày thực quản độ A: Người bệnh đã bị trào ngược được một thời gian. Dịch vị dạ dạ dày đã ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, tạo ra các vết thương có đường kính nhỏ hơn 5mm.
- Trào ngược dạ dày thực quản độ B: Ở mức độ này, người bệnh có thể cảm nhận được rõ các triệu chứng của bệnh. Các vết thương ở niêm mạc thực quản có đường kính lớn hơn 5mm khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt.
- Trào ngược dạ dày thực quản độ C: Giai đoạn này người bệnh sẽ có nguy cơ bị Barrett’s thực quản. Trong niêm mạc thực quản xuất hiện các vết thương có kích thước lớn.
- Trào ngược dạ dày thực quản độ D: Đây là mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày. Mức độ tổn thương chiếm hơn 75% chu vi thực quản. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày như buồn nôn, nôn, khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau, đau sau xương ức. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ dễ biến chứng thành ung thư thực quản, hẹp thực quản.
Có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày vào thực quản, bao gồm:
- Sự bất thường của cơ quan thực quản: Khi cơ hoành hoặc cơ thắt dưới thực quản hoạt động không bình thường sẽ khiến axit dạ dày trào ngược lại thực quản.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, hút thuốc lá, uống rượu bia,... sẽ khiến dạ dày bị kích thích. Đây cũng là lý do bị trào ngược dạ dày phổ biến.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm,... cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit bên trong dạ dày.
- Ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu,... sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày, dẫn đến các bệnh như viêm loét, trào ngược,...
- Căng thẳng stress: Thường xuyên căng thẳng stress sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn.
- Do các bệnh lý dạ dày: Những người đang bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,... cũng dễ gặp phải hiện tượng trào ngược axit dạ dày thực quản.
- Nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày như thừa cân, béo phì, mang thai, nằm ngủ sai tư thế,.... Đây là những yếu tố khác cần được chú ý khi tìm hiểu vì sao bị trào ngược dạ dày.
Người bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là dấu hiệu rõ nhất của bệnh lý. Những triệu chứng trào ngược dạ dày này thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngủ hoặc khi đầy bụng khó tiêu. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát từ dạ dày lan lên đến cổ, kèm theo vị chua trong cổ họng đây là một trong biểu hiện trào ngược dạ dày.
Buồn nôn và nôn
Dịch vị axit của dạ dày trào ngược lên vùng miệng khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn. Hiện tượng trào ngược dạ dày này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm.
Khó nuốt
Khó nuốt cũng là một dấu hiệu bệnh lý. Những người bị trào ngược dạ dày lâu năm hoặc với tần suất lớn sẽ xuất hiện tình trạng phù nề, sưng tấy ở thực quản. Điều này khiến người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.
Đau vùng thượng vị
Người bệnh sẽ có cảm giác lồng ngực bị đè ép, thắt lại, cảm giác đau và khó chịu có thể lan sang hai bên cánh tay và sau lưng. Nguyên nhân của những cơn đau này là do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú tránh tránh nhầm lẫn cơn đau tức vùng thượng vị với các bệnh lý ở phổi hoặc tim mạch.
Ho, khàn tiếng, viêm họng
Dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày lâu ngày sẽ bị tổn thương, phù nề. Vì vậy những người bị bệnh thường có triệu chứng khàn giọng, khó nói, ho dai dẳng.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Khi axit dạ dày dâng lên vùng miệng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt để bảo vệ vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày có tác động rất lớn đối với bệnh. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng:
Thực phẩm có tính kháng viêm
Những thực phẩm có tính kháng viêm như nghệ, gừng, mật ong, dầu oliu,... sẽ là lựa chọn thích hợp cho người bị trào ngược dạ dày ăn gì. Trong thành phần của những nguyên liệu này có chứa các hợp chất sinh học như: Gingerol, curcumin, hydrogen peroxide, glucose oxidase, oleocanthal,...
Các chất này có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa, được chứng minh là có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột. Từ đó cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau bụng,... Ngoài ra, nghệ và mật ong còn có tác dụng chữa lành vết thương ở niêm mạc, rất phù hợp với những bệnh nhân bị trào ngược do viêm loét dạ dày.
Bột yến mạch
Ăn gì khi bị trào ngược dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua bột yến mạch. Bột yến mạch là thực phẩm có tính kiềm, có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, điều này giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, làm mềm phân, giảm táo bón. Từ đó giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy người bệnh nên dùng yến mạch vào buổi sáng để tình trạng bệnh dần thuyên giảm.
Các loại đậu
Các loại đậu và hạt như: Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu phộng, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt hướng dương,… đều có chứa hàm lượng lớn chất xơ cùng các amino acid. Những chất này rất tốt cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, đây là nhóm thực phẩm chứa ít chất béo, ít dầu mỡ, có thể làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Điều này có tác dụng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và một số căn bệnh khác của đường tiêu hóa.
Rau củ quả
Rau xanh và trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C, E, K, chất xơ, canxi, kem, kali, magie,... Những hợp chất này đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại rau củ quả người bệnh nên bổ sung đó là; Cải xoăn, dưa chuột, khoai lang, khoai tây, măng tây, súp lơ, cà rốt, bí ngô, chuối, bơ, táo, dưa hấu, việt quất,...
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên dùng các loại trái cây có chứa nhiều axit như chanh, quýt, cam, bưởi, cóc, xoài,... Bởi những loại quả này sẽ làm tăng lượng dịch vị trong dạ dày, khiến cho bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
Sữa chua
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì sữa chua là một lựa chọn hợp lý cho bạn. Hàm lượng axit lactic trong sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày. Từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Người bệnh nên ăn mỗi ngày từ 1-2 hộp sữa chua để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Nên dùng sau bữa chính khoảng 30 phút là tốt nhất.
Cá biển
Cá là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, bao gồm: Protein, iot, vitamin A, K, D, B1, B2, B12, PP, selen, phốt pho, magie, kẽm, sắt, đồng, canxi, kali, axit béo omega-3... Nguồn protein từ cá rất dễ hấp thụ, giúp giảm sản xuất dịch vị dư thừa trong dạ dày, giảm đau, giảm viêm và cải thiện tình trạng trào ngược.
Ngoài ra, lượng vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 trong cá biển cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, cải thiện hội chứng ruột kích thích, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Người bệnh nên chế biến cá thành những món như hấp hoặc nấu canh, không nên ăn cá khô, cá muối, gỏi cá hoặc các loại cá đông lạnh.
Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì?
Khi bạn đang bị trào ngược dạ dày, lựa chọn loại trái cây có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số loại trái cây mà nhiều người có thể thưởng thức mà không gây kích thích nhiều cho dạ dày:
Lựa chọn trái cây ít axit:
- Lựa chọn tốt: Chuối, lựu, dưa hấu, dưa lưới, táo.
- Hạn chế: Cam, chanh, quýt.
Trái cây có chất xơ:
- Lựa chọn tốt: Dâu, lựu, mâm xôi, lựu, táo, kiwi.
- Hạn chế: Dưa hấu và dưa lưới.
Trái cây không có hạt lớn:
- Lựa chọn tốt: Chuối, dưa hấu, dưa lưới, lựu, táo.
- Hạn chế: Dâu và các loại trái cây có hạt lớn có thể kích thích niêm mạc dạ dày.
Trái cây lành mạnh và giàu nước:
- Lựa chọn tốt: Dưa hấu, dưa lưới, dưa lạnh, táo, dưa chuột.
Trào ngược dạ dày uống gì - các loại đồ uống giàu vitamin, khoáng chất
Người bị trào ngược dạ dày nên lựa chọn các loại đồ uống giàu vitamin cùng các khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho đường ruột. Các dưỡng chất này sẽ giúp làm bão hòa dịch vị acid trong dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược. Một số loại đồ uống người bệnh bị trào ngược dạ dày nên uống gì: Nước lọc, nước ép trái cây, sữa không đường, sữa chua, sinh tố, nước ép rau củ, nước dừa, kombucha,...
Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn uống gì?
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh hoặc hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, làm tăng áp lực cho dạ dày và tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn, gây trào ngược dạ dày. Vì vậy người bị trào ngược dạ dày nên kiêng ăn những đồ ăn như thịt rán, gà rán, khoai tây chiên,...
Chất kích thích
Cà phê, thuốc lá, trà đặc, rượu, bia, soda, coca,... là những đồ uống sẽ làm tăng tiết dịch vị axit trong dạ dày. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản, tác động xấu tới dạ dày, gây chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi. Đặc biệt khi dạ dày rỗng mà sử dụng các loại đồ uống này sẽ rất có hại cho cơ thắt thực quản. Vì vậy người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc tránh sử dụng những loại đồ uống này.
Các loại gia vị
Một số gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, giềng, mù tạt,... sẽ gây kích thích màng thực quản, khiến dạ dày bị nóng rát. Từ đó làm tăng tiết dịch vị và tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra việc sử dụng đồ ăn chứa nhiều muối như kim chi, rau củ muối, cá khô, mì tôm, các loại mắm,.. cũng sẽ tác động tới hoạt động của cơ thắt, không tốt cho người bị dạ dày, thận, tim mạch và huyết áp cao. Vì vậy người bệnh nên ăn nhạt và hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có nhiều gia vị.
Thực phẩm có khả năng gây độc
Những loại thịt sống, trứng sống hoặc thực phẩm chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella, Salmonella, E. coli và Listeria. Những loại vi khuẩn này sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Vì vậy với những người đang bị trào ngược dạ dày và có đường ruột kém thì nên chú ý ăn chín, uống sôi.
Thực phẩm chứa nhiều axit
Các loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm tăng sự tiết dịch của dạ dày, không tốt cho bệnh nhân đang bị trào ngược. Khi lượng axit quá nhiều sẽ bào mòn dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Không chỉ làm cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn mà còn khiến người bệnh có nguy cơ cao bị viêm loét.
Một số loại thực phẩm có tính axit cao, người bệnh nên hạn chế sử dụng như: Nước ngọt có tính axit, thịt đỏ, protein động vật, ngũ cốc tinh chế, phô mai, trái cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh, quất), cà chua.
Lưu ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị trào ngược
Bên cạnh thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên ăn chậm nhai kỹ để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, giảm áp lực lên dạ dày.
- Không ăn quá no hoặc để để bụng quá đói, điều này sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị axit hơn.
- Nên chia nhỏ bữa ăn chính thành 5-6 bữa phụ để giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Bữa tối nên ăn cách thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, tránh gây đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
- Khi ăn xong nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, tránh đi nằm ngay hoặc vận động mạnh sẽ gây đau bụng, sóc bụng.
- Tránh mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày.
- Những người bị thừa cân, béo phì nên có chế độ giảm cân khoa học, không nên nhịn ăn hoặc sử dụng các loại viên uống giảm cân không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc tự điều trị cũng có những ưu nhược điểm cần xem xét:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: Tự điều trị tại nhà giúp tiết kiệm chi phí so với các phương pháp khác như điều trị tại bệnh viện hay sử dụng thuốc đặc hiệu.
- Dễ thực hiện: Các phương pháp tự nhiên thường đơn giản và dễ thực hiện, không đòi hỏi sự phức tạp như sử dụng thuốc Đông y.
- Nguyên liệu dễ tìm: Các nguyên liệu sử dụng thường có sẵn trong bếp, như gừng, nghệ, mật ong, lá mơ, chuối xanh.
- An toàn cho sức khỏe: Phương pháp tự nhiên thường an toàn và không gây tác dụng phụ nặng như thuốc Tây y.
Nhược điểm:
- Hiệu quả không cao: Tự điều trị thường chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà không loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt không phù hợp với trường hợp nặng.
- Không áp dụng cho mọi người: Các phương pháp này không phù hợp với những người có vấn đề sức khỏe khác hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.
- Chưa được khoa học chứng minh: Đa số mẹo dân gian dựa trên lời truyền miệng và chưa được khoa học chứng minh về độ an toàn và hiệu quả.
Các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bao gồm sử dụng trà gừng, nghệ, lá mơ lông, lá trầu không, và nha đam. Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cũng quan trọng.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng Tây y được sử dụng khi phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh chóng: Phương pháp Tây y giúp giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.
- Thuốc đặc hiệu: Có nhiều loại thuốc đặc trị được sản xuất để giảm axit dạ dày hoặc kiểm soát triệu chứng trào ngược.
- Đa dạng trong phương pháp điều trị: Y học Tây y cung cấp nhiều lựa chọn điều trị từ thuốc uống, gel, đến phẫu thuật nếu cần thiết.
- Sử dụng đơn giản: Việc điều trị bằng thuốc Tây y thực hiện nhanh chóng và thuận tiện.
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ từ thuốc: Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
- Chỉ giảm triệu chứng, không điều trị triệt để: Phương pháp Tây y thường tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng mà không xử lý nguyên nhân gốc.
- Cần sự theo dõi và điều chỉnh: Việc sử dụng thuốc cần phải được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp.
- Chi phí cao: Điều trị bằng phương pháp Tây y có thể tốn kém, đặc biệt là khi phải sử dụng thuốc hàng ngày.
Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và lưu ý đến tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu gặp các tình trạng nghiêm trọng hoặc không có cải thiện sau thời gian dài, việc tìm kiếm sự tư vấn y tế là quan trọng.
Đối với cách chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y, có những ưu và nhược điểm cần xem xét.
Ưu điểm:
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Đông y thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, giảm nguy cơ phản ứng phụ từ các thành phần hóa học.
- Cải thiện tổng thể sức khỏe: Đông y hướng đến việc cân bằng sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Bài thuốc được lưu truyền từ nhiều thế hệ: Các bài thuốc Đông y thường được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang lại hiệu quả điều trị.
Nhược điểm:
- Thời gian điều trị kéo dài: Đông y yêu cầu thời gian điều trị lâu dài hơn so với thuốc Tây y.
- Thiếu thông tin khoa học: Một số bài thuốc Đông y chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, chưa có chứng minh khoa học về an toàn và hiệu quả.
- Mất thời gian chuẩn bị: Đun sắc thuốc Đông y mất thời gian và đòi hỏi dụng cụ chuyên biệt.
- Khó tìm được địa chỉ uy tín: Việc tìm cửa hàng thuốc Đông y uy tín không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng, và quyết định nên áp dụng phương pháp nào cần phải được đưa ra sau khi thảo luận với bác sĩ.
- Omeprazol:
- Thành phần: Omeprazol 20mg.
- Công dụng: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cải thiện viêm loét dạ dày.
- Cách dùng: Uống mỗi ngày 1-2 viên trước bữa sáng.
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, mẫn cảm với thành phần.
- Gaviscon:
- Thành phần: Natri alginate 500mg, Natri bicarbonate 267mg, Calcicarbonate 160mg.
- Công dụng: Điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu.
- Cách dùng: Uống sau bữa ăn và lúc đi ngủ.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần, suy thận.
- Domperidon:
- Thành phần: Domperidon 10mg.
- Công dụng: Tăng cường chuyển động thực quản và dạ dày, giảm buồn nôn.
- Cách dùng: Uống từ 10-20mg mỗi ngày, chia thành 3 lần.
- Chống chỉ định: Dị ứng, viêm dạ dày, tắc ruột.
- Sucralfate:
- Thành phần: Sucralfate 1000mg.
- Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược.
- Cách dùng: Uống 4 lần mỗi ngày, trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, thai phụ, đang cho con bú, trẻ dưới 14 tuổi.
- Phosphalugel:
- Thành phần: Colloidal aluminium phosphate gel 20%.
- Công dụng: Giảm axit dạ dày, giảm đau thượng vị.
- Cách dùng: 2-3 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định: Dị ứng, suy thận.
- Astomgel:
- Thành phần: Meriva, Simethicone, Beta-glucan, Mật ong, và nhiều thành phần khác.
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau và triệu chứng trào ngược.
- Cách dùng: 1-2 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm.
- Yumangel:
- Thành phần: Almagat 1.00g.
- Công dụng: Giảm ợ nóng, buồn nôn, trào ngược.
- Cách dùng: Người lớn 4 lần mỗi ngày, trẻ em dưới 6 tuổi không sử dụng.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, thai phụ, cho con bú.
- Cumar Gold:
- Thành phần: Nano Curcumin 150mg, Chiết xuất gừng 15mg, Piperin 0.3mg.
- Công dụng: Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng viêm loét.
- Cách dùng: Người lớn 2-3 lần mỗi ngày, trẻ em dưới 12 tuổi 2 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định: Thai phụ.
- Doppelherz Magen Gel:
- Thành phần: Natri alginate, carbonate.
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm kích thước triệu chứng trào ngược.
- Cách dùng: 3-4 lần mỗi ngày.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm.
- Nexium:
- Thành phần: Esomeprazole 20mg/40mg.
- Công dụng: Điều trị trào ngược dạ dày, loét dạ dày.
- Cách dùng: Uống 1 viên mỗi ngày trước bữa ăn.
- Chống chỉ định: Dị ứng, thai phụ, cho con bú.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy bạn cần xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp và kiên trì áp dụng ngay cả khi các triệu chứng đã được kiểm soát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!