Huyệt Cự Cốt: Vị Trí, Công Năng Và Lưu Ý Khi Ứng Dụng Trị Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Cự Cốt là huyệt đạo có liên quan mật thiết đến vùng bả vai và cánh tay của con người. Trong Y học cổ truyền huyệt đạo này có thể tác động cùng lúc châm cứu và bấm huyệt để trị bệnh hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm những lợi ích và phương pháp ứng dụng huyệt này trong đời sống.
Huyệt Cự Cốt là gì?
Huyệt Cự Cốt được đặt tên dựa theo vị trí của huyệt này. “Cự” có nghĩa chỉ một cái gì to lớn lên, “cốt” nghĩa là xương. Theo thông tin từ giải phẫu học có nhắc đến xương đòn được gọi là cự cốt, mà huyệt này lại nằm trên vai, một vị trí dễ chịu tác động từ vật gì đó.
Huyệt Cự Cốt xếp thứ 16 trong kinh Đại Trường, giao với mạch Âm Kiểu – đường đi chính của kinh Đại Trường, khi đi Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy, trước đó đi tới Khuyết Bồn rãnh.
Theo giải phẫu, Cự Cốt huyệt nằm ở ngay dưới da và cơ thang, cơ trên gai. Đây là một huyệt có chứa nhiều dây thần kinh vận động, là đám rối thần kinh, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não và đám rối ở dây thần kinh cổ. Da của vùng huyệt này bị chi phối bởi hệ thống tiết đoạn thần kinh C4.
Cách xác định huyệt Cự Cốt nằm ở đâu?
Vị trí huyệt Cự Cốt nằm ở khe lõm của hai xương chéo nhau, bắt đầu tính từ đầu vai đi vào – theo thứ tự lần lượt là Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy rồi đến Đại thành. Để xác định được vị trí chính xác của huyệt không quá khó. Bạn chỉ cần tìm được đúng đầu ngoài của xương đòn – nơi tiếp khớp với mỏm cùng vai của tay.
Tiếp đó, xác định được khe của xương đòn và gai sống vai. Ngay chính chỗ lõm của phí trong nơi 2 xương tiếp nhau là vị trí của huyệt Cự Cốt trên cơ thể chúng ta.
Xem thêm: Huyệt Á Môn: Vị Trí, Vai Trò Và Ứng Dụng Trong Chữa Bệnh
Vai trò của huyệt đối với sức khỏe
Theo các tài liệu Y học cổ truyền xưa, có nhiều ghi chép về tác dụng tuyệt vời mà Cự Cốt huyệt mang lại cho con người khi được tác động đúng cách. Một trong những công dụng chính là làm giảm nhanh các cơn đau bả vai và vùng cánh tay. Bên cạnh đó, huyệt này còn có liên hệ đến khả năng tán uế, thông kinh lạc, trị bệnh ở vùng khớp vai, lưng, chi trên và lao hạch.
Bên cạnh những lợi ích khi tác dụng độc lập, huyệt Cự Cốt còn có thể được sử dụng kết hợp với một số huyệt đạo liên quan để tăng hiệu quả và điều trị các căn bệnh khác như:
- Cải thiện chứng tay không giơ lên được: Phối với huyệt Tiền Cốc (trên kinh Tiểu trường 2).
- Giảm đau nhức, sưng nóng ở vai: Phối cùng huyệt Kiên Ngung, Nhu Hội, Tý Nhu và Thiên Liêu (theo tài liệu Trung Quốc châm cứu học)
- Chữa chứng ho ra máu: Phối cùng huyệt Khổng Tối, Xích Trạch, Ngư Tế (theo Châm cứu học Thượng Hải).
- Trị viêm quanh khớp bả vai: Cự Cốt huyệt phối cùng các huyệt Dương Lăng Tuyền, Cực Tuyền, Kiên Liêu (theo sách Châm cứu học Thượng Hải).
Hướng dẫn châm cứu và bấm huyệt Cự Cốt
Châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp đều đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn tốt. Xung quanh huyệt Cự Cốt có rất nhiều huyệt đạo khác nhau được chi phối bởi những tiết đoạn dây thần kinh. Do đó, cần hết sức thận trọng khi tác động nên các huyệt này trong chữa bệnh.
Cách bấm huyệt: Sau khi xác định chính xác vị trí của huyệt vị cần tác động, dùng ngón tay nhấn xuống với một lực vừa đủ. Sau đó thực hiện động tác day ấn theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần bấm huyệt cần thực hiện liên tục trong khoảng 2 đến 3 phút để có hiệu quả.
Cách châm cứu: Đặt kim châm thẳng, sau đó hơi xiên xuống dưới và nghiêng về bên ngoài. Độ sâu kim châm cần đảm bảo từ 0,5 – 1,5 thốn, cứu 3 – 7 trang và ôn cứu trong 3 – 10 phút.
Những ứng dụng của huyệt vị trong điều trị bệnh
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, Cự Cốt huyệt có ý nghĩa lớn trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến bả vai, chi cánh tay trên và vùng vai gáy. Cụ thể phương pháp tác động vào huyệt đạo này đối với từng trường hợp như sau:
Trị viêm quanh khớp vai
Trong Y học cổ truyền, viêm quanh khớp vai được gọi là kiên tỷ thống. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là phong – hàn – thấp kết hợp với nhau gây tắc nghén quá trình lưu thông khí huyết. Từ đó gây đau nhức kéo dài và sung huyết khiến người bệnh khó chịu.
Viêm quanh khớp vai không được điều trị kịp thời sẽ hạn chế khả năng vận động, gia tăng tổn thương, viêm nhiễm ra toàn bộ cánh tay. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể khiến tay bị tê liệt. Do đó, khi thấy một số dấu hiệu như đau ở vai, khó cử động tay khi nâng lên hạ xuống, đau mỏi khi chải tóc, mặc quần áo hoặc vòng tay ra sau.
Để khắc phục tình trạng này, bấm huyệt Cự Cốt được cho là có hiệu quả cao. Tác động vào huyệt sẽ giúp khơi thông tắc nghén, linh hoạt các khớp. Cách thức tác động khi bấm huyệt như sau:
- Bước 1: Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi ấm lên, massage vùng bả vai để làm giãn mạch máu và làm mềm các cơ.
- Bước 2: Dùng tay ấn tổ hợp các huyệt Kiên Tỉnh, Kiên Ngung, Kiên Ngoại Du, Phế Du, Kiên Trung, Cự Cốt, Trung Du, Nhu Du, Tí Nhi, Kiên Tông, Vân Môn và huyệt Trung Phủ. Thực hiện ấn mỗi huyệt này trong 2 đến 3 phút với lực vừa đủ.
- Bước 3: Sau 2 ngón tay ấn 1 lực vào điểm đau nhất ở bả vai để kích thích máu lưu thông và giảm đau.
- Bước 4: Sau bước day ấn huyệt, tiến hành xoa bóp lại cánh tay, bả vai, vị trí viêm, đau nhức. Thực hiện động tác nhịp nhàng và liên tục kéo dài từ 5-10 phút.
Theo lời khuyên của thầy thuốc, nên bấm huyệt đều đặn 1-2 lần/tuần, sau một tháng các triệu chứng đau nhức sẽ giảm hẳn.
Tác động huyệt chữa đau vai gáy do trúng phong hàn
Đau vai gáy do phong hàn là hiện tượng đau cứng cổ, khó quay trái phải, dùng tay ấn thấy khối cơ ở cổ đau nhức, cứng hơn bình thường. Người bệnh cảm thấy ớn lạnh, mạch phù, rêu lưỡi trắng. Lúc này, các chuyên gia sẽ chỉ định châm cứu hoặc bấm huyệt cự cốt để trị bệnh, cụ thể:
- Châm cứu: Thực hiện châm cứu lần lượt các huyệt vị như Phong Trì, Kiên Tỉnh, Thiên Tông, Cực Ốt, Đại Trữ, Phế Du, Kiên Ngung. Đồng thời châm cứu huyệt Tuyệt Cốt, vừa châm vừa vận động cổ. Châm cứu mỗi ngày 1 lần, lưu kim 15-20 phút mỗi lần, liên tục trong 2 đến 7 ngày tùy vào mức độ bệnh.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Kết hợp bấm huyệt cùng xoa bóp vai gáy cùng các vùng liên quan để kích thích tuần hoàn máu, làm giãn cơ, giảm đau. Thực hiện bấm huyệt với lực vừa phải từ 30 giây đến 1 phút.
Giảm đau vai gáy do ứ trệ khí huyết
Khí huyết không lưu thông, ứ trệ tại một vài vị trí cũng là nguyên nhân gây đau nhức ở vùng vai gáy. Căn nguyên của tình trạng này là do chấn thương, mang vác nặng, vặn người sai tư thế,… Người bệnh có cảm giác đau dữ dội ở một vị trí, cơ cổ không xoay được. Đau nhức kéo dài lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về xương khớp.
- Châm tả vào huyệt Kiên Tỉnh, Phỏng Trì, Cự Cốt, Thiên Tông, Kiên Ngung, Phế Du, Đại Trữ, Huyết Hải, Cách Du.
- Liệu trình châm cứu trong vòng 2 đến 7 ngày, mỗi ngày một lần, mỗi lần ngâm châm 15 – 20 phút.
Lưu ý cần biết khi tác động vào Cự Cốt huyệt
Đối với huyệt Cự Cốt nói riêng và các huyệt đạo trên cơ thể nói chung, khi ứng dụng trong chữa bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần xác định đúng vị trí của huyệt trước khi châm cứu hoặc bấm huyệt.
- Trong quá trình trị liệu, hạn chế vận động mạnh ở vị trí đang đau nhức, viêm nhiễm.
- Thực hiện đủ liệu trình, kiên trì châm cứu trong thời gian dài để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Áp dụng phương pháp bấm huyệt với ý nghĩa bổ trợ cho các hình thức điều trị chuyên khoa khác, không nên coi đây là cách chữa bệnh triệt để.
- Châm cứu, bấm huyệt đòi hỏi tính chính xác, nếu không rất dễ gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không làm đúng cách. Vì vậy, hãy tìm đến cơ sở chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về huyệt Cự Cốt với những lợi ích cũng như cách tác động hiệu quả. Nếu biết cách kết hợp, áp dụng đúng lúc sẽ hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, giúp giảm đau đơn cho người bệnh.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!