Huyệt Linh Đạo: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Phối Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Đông y, các huyệt đạo được xem như các nút giao trên đường dẫn khí (kinh mạch) lưu thông khắp cơ thể. Đặc biệt, huyệt Linh Đạo là một trong những huyệt đạo quan trọng trên đường kinh Tâm (Thủ thiếu âm Tâm kinh).  Khi kích thích huyệt đạo này bằng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt có thể tác động đến dòng khí, giúp điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Huyệt Linh Đạo là gì?

Huyệt Linh Đạo có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 4 của kinh Tâm và là huyệt Kinh thuộc hành Kim.

Trong Trung Y Cương Mục phân tích ý nghĩa tên gọi của huyệt như sau:

  • “Linh” có nghĩa là linh hồn, tinh thần.
  • “Đạo” nghĩa là con đường, là lối đi.

Như vậy, “Linh Đạo” mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện vai trò như một “cổng kết nối” giữa cơ thể và tinh thần, dẫn khí huyết lưu thông, điều hòa kinh lạc, từ đó tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất.

Vị trí của huyệt Linh Đạo

Huyệt nằm ở mặt trước trong cẳng tay, giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay. Để xác định vị trí huyệt Linh Đạo, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Gập bàn tay áp vào mặt trước của cẳng tay sẽ xuất hiện một nếp gấp cổ tay.
  • Bước 2: Từ nếp gấp cổ tay, đo lên khoảng 1.5 thốn (khoảng 4cm) chính là huyệt cần tìm.

Để xác định vị trí chính xác của huyệt đạo, các bác sĩ Y học cổ truyền xác định bằng cách bắt mạch, dựa vào kinh nghiệm chuyên môn.

Huyệt Linh Đạo nằm ở mặt trước trong cẳng tay
Huyệt Linh Đạo nằm ở mặt trước trong cẳng tay

Giải phẫu vị trí huyệt:

Khi giải phẫu huyệt vị Linh Đạo sẽ thấy đặc điểm như:

  • Dưới da huyệt đạo là khe giữa cơ trụ trước – trong và gân cơ gấp chung nông của các ngón tay ở ngoài, bờ trong của gân cơ gấp chung sâu các ngón tay, cơ sấp vuông và xương trụ.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh dây trụ.
  • Da tại vùng huyệt chịu sự chi phối từ tiết đoạn thần kinh D1.

Tác dụng của huyệt Linh Đạo

Theo Y học cổ truyền, huyệt Linh Đạo có nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe, bao gồm:

  • Đau khớp cổ tay: Khi châm cứu, bấm huyệt đúng cách sẽ giúp kích thích giải phóng endorphin, ức chế dẫn truyền cảm giác đau ở cổ tay.
  • Trị đau thần kinh trụ: Huyệt Linh Đạo được ứng dụng điều trị đau thần kinh trụ (dây thần kinh ở khuỷu tay) do các nguyên nhân như gãy xương, bệnh tai biến, bệnh phong,…
  • Giảm đau vùng ngực: Kích thích huyệt Linh Đạo có thể hỗ trợ điều hòa nhịp tim, giảm thiểu các triệu chứng đánh trống ngực, hồi hộp, đau tức ngực do các nguyên nhân khác nhau (ngoại trừ trường hợp đau tim cấp).
  • Điều trị chứng hysteria: Tác động vào huyệt đạo giúp hỗ trợ điều trị chứng hysteria, giúp cải thiện các vấn đề như mất cảm giác, rối loạn cảm giác, hoang tưởng, dễ kích động, rối loạn cảm xúc,…

Các phương pháp tác động huyệt Linh Đạo

Có hai phương pháp chính để tác động khai thông huyệt Linh Đạo trị bệnh như sau:

Phương pháp châm cứu

Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ sử dụng kim châm cứu để kích thích huyệt đạo. Kim châm cứu thường rất nhỏ và vô trùng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Linh Đạo.
  • Bước 2: Châm kim lên vị trí huyệt với độ sâu khoảng 0.5 – 0.8 thốn, hướng kim vuông góc với da hoặc hơi chếch vào trong.
  • Bước 3: Cứu 1 – 3 tráng.
  • Bước 4: Ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Bước 5: Rút kim châm, dùng bông gòn ấn nhẹ vào huyệt để cầm máu.
Châm cứu giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
Châm cứu giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Bấm huyệt

Phương pháp này có thể tự thực hiện tại nhà để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh cần áp dụng đúng các bước kỹ thuật như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo như hướng dẫn ở phần trên.
  • Bước 2: Rửa sạch tay, sát trùng cả vị trí huyệt đạo.
  • Bước 3: Dùng ngón cái của một bên tay day nhẹ lên huyệt đạo với lực vừa phải, day theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tay còn lại.

Nên day huyệt Linh Đạo 1 – 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. Nhưng cần lưu ý, cả châm cứu và bấm huyệt đều chống chỉ định cho các đối tượng gồm:

  • Người đang có vết thương hở tại vùng huyệt đạo.
  • Phụ nữ có thai vì làm tăng nguy cơ gây co bóp tử cung, sẩy thai hoặc sinh non.
  • Người già hoặc trẻ quá nhỏ.
  • Những người đang bị bệnh tim mạch, suy gan thận mức độ nặng.
  • Những người bị viêm da, bị rối loạn đông máu.

Hướng dẫn phối huyệt Linh Đạo

Để tăng cao hiệu quả trị bệnh, trong Y học cổ truyền ghi chép lại một số phác đồ phối huyệt Linh Đạo với các huyệt tương hợp như sau:

Tuy nhiên, người bệnh được khuyến cáo không tự ý phối huyệt tại nhà. Bởi bác sĩ sẽ cần chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân để bổ sung hoặc giảm bớt huyệt đạo trong phác đồ.

Huyệt Linh Đạo là một trong những huyệt đạo quan trọng trên đường kinh Tâm. Kích thích huyệt đạo này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt cần được thực hiện bởi các lương y có chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...