Huyệt Thần Khuyết: Tìm Hiểu Vị Trí Và Công Dụng Trị Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Thần Khuyết là huyệt đạo ở vùng bụng được biết đến với nhiều công dụng trị bệnh trong Đông y. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng và cách tác động huyệt này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về huyệt Thần Khuyết
Theo tìm hiểu của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc thì huyệt Thần Khuyết là đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống kinh lạc của cơ thể. Tên gọi của huyệt được giải nghĩa theo Hán Việt, “khuyết” có nghĩa là lỗ rốn. Ý chỉ nơi là chứa thần khí của con người và nằm trong hệ thống 108 huyệt đạo quan trọng nhất.
Thần Khuyết huyệt có mối liên hệ mật thiết tới 12 kinh mạch, kỳ kinh bát mạch và lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Huyệt này có một mối liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch. Huyệt nằm ở chính giữa lỗ rốn nên rất dễ để xác định vị trí huyệt Thần Khuyết ở đâu.
Huyệt Thần Khuyết có tác dụng gì? Hướng dẫn cách chữa bệnh
Do nằm ở vùng bụng nên tác dụng huyệt Thần Khuyết tập trung vào giải quyết những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là huyệt đạo nghiêm cấm châm cứu. Do đó, cần sử dụng các bài thuốc đắp tại vị trí huyệt để để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
Chữa đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi nhiều thường kèm các cảm giác mệt mỏi, lúc nóng lúc lạnh, ăn không ngon. Lúc này bạn có thể dùng bài thuốc sau để đắp vào huyệt Thần Khuyết để nhanh hồi phục. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị ngũ bội tử, nghệ với tỉ lệ 50 – 50, đem tán mịn trộn cùng mật ong.
- Đắp thuốc vừa chuẩn bị vào vị trí huyệt rồi dùng gạc cố định lại.
- Sau khoảng 4 – 5 phút tháo bỏ gạc và rửa sạch vùng huyệt.
- Nên áp dụng đều đặn để có hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Huyệt Khúc Cốt Nằm Ở Đâu? Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe?
Giảm chứng ra mồ hôi tay chân
Mồ hôi chân tay khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và tự ti trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng bài thuốc đắp huyệt Thần Khuyết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng.
- Lấy hà thủ ô đem tán nhỏ và trộn cùng nước bọt (nước miếng).
- Đắp hỗn hợp vào vị trí huyệt và cố định bằng gạc.
- Sau 5 – 7 phút tháo gác và vệ sinh vùng vừa đắp thuốc.
Trị nhiễm lạnh, tắc lỗ chân lông
Để trị chứng bệnh nhiễm lạnh, tắc lỗ chân lông, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị gừng, hành (cả phần rễ), đậu xị với lượng bằng nhau.
- Đem tất cả giã nhỏ, trộn đều rồi nặn thành dạng bánh.
- Đặt nguyên liệu lên rốn rồi cố định bằng vải sạch hoặc gạc.
- Giữ cho đến khi thấy toát mồ hôi thì có thể tháo bỏ và rửa sạch.
Trị máu hôi không ra hết, đau bụng sau sinh
Phụ nữ sau sinh nếu bị ứ đọng máu hôi gây đau bụng sau sinh có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ. Hãy áp dụng đắp thuốc vào huyệt Thần Khuyết theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị ngải cứu phơi khô, giấm ăn.
- Giã nát ngải cứu rồi trộn đều với giấm.
- Đắp hỗn hợp lên huyệt, dùng vải hoặc gạc cố định thuốc.
- Dùng 1 chiếc âu đồng có đựng than đỏ chườm lên khu vực rốn.
- Đến khi miệng có hơi ngải cứu, các cơn đau bụng sẽ giảm dần.
Huyệt Thần Khuyết trị táo bón
Táo bón là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, để giải quyết tình trạng này bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 nhánh hành trắng để cả rễ, 1 củ gừng sống to bằng ngón tay, 20 hạt đậu xị.
- Các nguyên liệu giã cùng nhau cho đến khi nát rồi nặn thành dạng bánh.
- Hơ nguyên liệu tạo được với lửa rồi đặt lên rốn.
- Khi cảm thấy nguội có thể tiếp tục hơ nóng rồi chườm cho đến khi cảm thấy dễ chịu.
Phối huyệt đạo trị bệnh
Trong các sách Đông y đều ghi rõ cấm châm huyệt Thần Khuyết. Tuy nhiên, có thể phối cứu kết hợp với một số huyệt để trị bệnh như:
- Trị quanh rốn đau quặn thắt: Phối Khí Hải (Nh 6) + Thủy Phân (Nh9) (theo Châm cứu Đại Thành).
- Trị ruột sôi mà tiêu chảy: Phối Tam Gian (Đtr.3) + Thủy Phân (Nh 9) (theo Châm Cứu Đại Thành).
- Trị thoát giang: Phối Bá Hội (Đc 20) + Bàng Quang Du (Bq 28) (theo Châm Cứu Tập Thành).
- Trị xích bạch đới, tiểu buốt, tiểu gắt: Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Trung Cực (Nh 3) mỗi huyệt 7 tráng (theo Loại Kinh Đồ Dực).
- Trị người già tiêu chảy do hư nhược: Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tỳ Du (Bq 20) (theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Trị quanh rốn đau: Phối Khí Hải (Nh 6) + Thủy Phân (Nh 9) (theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Trị cửu lỵ, dương hư, tiêu chảy không cầm: Phối cứu Bá Hội (Đc 20) + Khí Hải (Nh 6) + Thiên Xu (Vi 25) (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- Trị tiêu chảy không cầm: Cứu Thần Khuyết (Nh 8) 5-7 tráng + Quan Nguyên (Nh 4) 30 tráng (theo Thế Y Đắc Hiệu Phương).
- Trị trường vị viêm cấp: Phối Thiên Xu (Vi 25) + Thượng Quản (Nh 13) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi 36) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Trị ruột viêm mạn: Phối cứu Đại Trường Du (Bq 25) + Thiên Xu (Vi 25) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Trị hư thoát: Phối cứu Bá Hội (Đc 20) + Quan Nguyên (Nh 4) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
Những lưu ý khi tác động vào huyệt Thần Khuyết
Huyệt Thần Khuyết là huyệt đạo quan trọng, nếu không tác động đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Do đó, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số lưu ý không thể bỏ qua sau đây:
- Huyệt Thần Khuyết cấm châm cứu, do đó, không được tự ý bấm huyệt hoặc tác động vào huyệt khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Các bài thuốc đắp lên huyệt để trị bệnh có tính chất hỗ trợ và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, mức độ hiệu quả tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người.
- Không nên đắp thuốc khi vùng huyệt có vết thương hở.
- Chủ động chăm sóc sức khỏe để tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh.
Có thể nói, huyệt Thần Khuyết đem lại nhiều lợi ích đối với vùng bụng nói riêng và sức khỏe nói chung. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có kiến thức để chăm cơ thể và ứng dụng huyệt trong trị bệnh một cách hiệu quả.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!