Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Bơm (Thụt) không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm (thụt) không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, về vấn đề dùng thuốc bơm (thụt) cho bà bầu bị táo bón còn tùy thuộc vào yếu tố khác nhau.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm (thụt) không? 

Táo bón là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó có phụ nữ mang thai. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, đầy chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của thai nhi. 

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Bơm (Thụt) không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, về vấn đề dùng thuốc bơm (thụt) cho bà bầu bị táo bón còn tùy thuộc vào yếu tố khác nhau

Thông thường, các triệu chứng do táo bón gây ra có thể được kiểm soát tốt thông qua một số biện pháp khắc phục tại nhà như thay đổi chế độ ăn, uống nhiều nước và vận động thường xuyên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý tiến triển nặng nề, lúc này người bệnh cần can thiệp các biện pháp điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng.

Trong đó, dùng thuốc bơm (thụt) hậu môn là biện pháp thường được áp dụng trong điều trị táo bón. Tuy nhiên nhiều người bệnh thắc mắc “Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm (thụt) hậu môn không?”.

Thuốc thụt hậu môn có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Thuốc thường được bào chế ở dạng dung dịch và dạng gel dùng bơm trực tiếp vào hậu môn đến trực tràng. Từ đó kích thích đại tràng co thắt và đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Hiện này, phương pháp điều trị táo bón này được nhiều người bệnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả nhanh.

Tuy nhiên, trường hợp bà bầu bị táo bón thì thủ thuật bơm (thụt) hậu môn không phải là giải pháp hữu hiệu, nhất là khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bởi, thuốc điều trị táo bón ở dạng bơm hậu môn chứa một số thành phần ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc thụt (bơm) hậu môn trị táo bón không nên áp dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi các thời điểm này khá nhạy cảm, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc thụt hậu môn để khắc phục tình trạng táo bón, giảm cảm giác khó chịu ở mẹ bầu như:

  • Dầu khoáng: Dầu khoáng có tác dụng kích thích hấp thu nước của đường ruột, từ đó làm mềm phân và đào thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
  • Thuốc thụt cà phê: Đây là một trong những loại thuốc có tác dụng giải độc gian, làm sạch đường ruột. Tuy nhiên, do thuốc có chứa thành phần caffein nên chỉ dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc thụt microlax: Loại thuốc này có thể dùng điều trị táo bón khi mang thai. Thuốc thụt microlax mang lại tác dụng khá nhanh, sau khoảng 30 phút bơm thuốc vào trực tràng, người bệnh có thể đi đại tiện bình thường.
  • Thuốc thụt lợi khuẩn: Thuốc có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thuốc thụt lợi khuẩn còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở mẹ bầu.
  • Thuốc thụt natri phosphate: Thuốc có tác dụng làm tăng chất lỏng ở ruột non, hiện đang được áp dụng phổ biến trong điều trị táo bón ở mẹ bầu.

Tóm lại, bà bầu vẫn có thể áp dụng phương pháp dùng thuốc thụt (bơm) hậu môn để điều trị táo bón. Tuy nhiên, cần có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, cần theo dõi quá trình điều trị để tránh phát sinh rủi ro, biến chứng. Kết hợp dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tập luyện đều đặn để hỗ trợ kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa tái phát.

Cách điều trị táo bón cho mẹ bầu không cần dùng thuốc 

Như đã đề cập, tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu chất xơ, rối loạn nội tiết tố, uống ít nước, ít vận động,… Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học để giúp hình thành thói quen đại tiện hàng ngày.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu mà không cần dùng thuốc:

1. Hình thành thói quen đi ngoài 

Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày vào các khung giờ cố định để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai và tình trạng táo bón sau sinh. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu đại tiện, bạn cần đi ngay không nên nhịn.

Hình thành thói quen đi ngoài 
Tập thói quen đi ngoài mỗi ngày vào các khung giờ cố định để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai

Vệ sinh hậu môn sạch với nước ấm hoặc ngâm với nước muối ấm để làm cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, phòng ngừa nứt kẽ hậu môn. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không nên mót rặn vì có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Nếu gặp khó khăn khi đi ngoài, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng, đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

2. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin 

Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đi ngoài diễn ra tốt hơn. Mẹ bầu bị táo bón có thể cải thiện triệu chứng bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày như hạt óc chó, trái cây khô, hạt chia, hạnh nhân,… Bên cạnh bổ sung lượng lớn chất xơ, các thực phẩm này còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày để tăng số lượng lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá cũng như hấp thụ dưỡng chất hiệu quả.

3. Uống đủ nước 

Táo bón lâu ngày có thể gây ra hiện tượng hấp thụ ngược nước khiến phân khô cứng, khó đào thải ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể không chỉ cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế tình trạng mất nước. Theo đó, bạn nên uống đủ từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón.

Uống đủ nước
Bạn nên uống đủ từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón

Buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn nên uống 1 ly nước ấm để tiêu hoá tốt hơn. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể dùng nước ép trái cây để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.

4. Tập luyện thể dục 

Hoạt động thể chất khi mang thai không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn làm giảm đau nhức, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu nên dành từ 30 phút để thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá. Trong trường hợp cần thiết, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm (thụt) không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, thủ thuật bơm (thụt) hậu môn điều trị táo bón ở mẹ bầu có được thực hiện không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...