Bệnh Gout Mãn Tính: Triệu Chứng Và Biện Pháp Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh gout mãn tính đặc trưng bởi tình trạng mất cân bằng kéo dài giữa đào thải và sản xuất acid uric. Từ đó dẫn đến dư thừa, lắng đọng các tinh thể urat ở nhiều vị trí khác nhau. Bệnh lý không chỉ gây ra các biểu hiện đau nhức, sưng viêm, khó chịu kéo dài mà còn có thể phát sinh biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát sớm.

Bệnh gout mãn tính là gì?

Gout là được biết đến là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến sự gia tăng nồng độ acid uric dư thừa trong máu, từ đó gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể phát triển đến giai đoạn mãn tính, từ đó tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Gout Mãn Tính: Triệu Chứng và Biện Pháp Điều Trị
Bệnh gout mãn tính đặc trưng bởi tình trạng mất cân bằng kéo dài giữa đào thải và sản xuất acid uric

Bệnh gout mãn tính đề cập đến giai đoạn tiến triển nặng nề của bệnh gout. Trong đó, nhiều người bệnh chỉ bị đau nhức ở một số khớp nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, cơn đau có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày cũng như chất lượng cuộc sống.

Trong nhiều trường hợp, cơn đau do bệnh lý gây ra có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Vì vậy, trường hợp người cao tuổi bị gout mãn tính thường chẩn đoán nhầm với một số bệnh cơ xương khớp khác như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout mãn tính

Có thể nhận thấy, bệnh gout nói chung và gút mãn tính nói riêng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

1. Tâm lý chủ quan của người bệnh

Thực tế, nhiều người hợp mắc bệnh gút không có các biểu hiện lâm sàng điển hình. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan, từ đó khiến bệnh lý chuyển biến nặng nề. Ngoài ra, trong một số trường hợp tự ý ngưng điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường trường hợp, mặc dù vừa trải qua cơn gout cấp nhưng vẫn bỏ qua việc điều trị vì nghĩ bệnh không nguy hiểm và không để lại biến chứng nghiêm trọng.

2. Bệnh gout cấp tính không được kiểm soát

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút mãn tính là không can thiệp điều trị bệnh ở giai đoạn cấp. Cơn đau nhức tái đi tái lại nhiều lần có thể phát triển thành mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động của người bệnh.

3. Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ thực phẩm giàu purin, lạm dụng bia rượu, lối sống không khoa học,…. có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp và mãn tính.

Chế độ ăn uống không khoa học
Việc dung nạp quá nhiều purin có thể khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, từ đó khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề

Theo các chuyên gia, việc dung nạp quá nhiều purin có thể khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Từ đó khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thực tế có nhiều trường hợp bệnh gút phát triển mãn tính có liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học.

4. Sử dụng thuốc không đúng cách

Thông thường, để kiểm soát cơn đau do bệnh gout gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn và gây khó khăn trong việc điều trị về sau.

Bên cạnh đó, trường hợp sử dụng tân dược trong thời gian dài, dùng thuốc quá liều hoặc tiêm có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, đồng thời gây ra các biến chứng nặng nề về sau.

Triệu chứng nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gút ở giai đoạn mãn tính có thể gây ra các biểu hiện ở tại khớp và ngoài khớp. Cụ thể:

1. Nổi cục tophi

Nổi cục tophi đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat ở đầu xương sụn, xung quanh khớp và màng hoạt dịch. Theo đó, tình trạng này ảnh hưởng chủ yếu ở các khớp cổ chân, ngón chân cái, cổ tay, khớp gối, khuỷu tay, bàn tay, sụn trên vành tai. Hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp cục tophi xuất hiện ở vai, háng và cột sống.

Nối cục tophi
Nổi cục tophi đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat ở đầu xương sụn, xung quanh khớp và màng hoạt dịch

Kích thước của cục tophi khá đa dạng, đường kính có thể dao động từ vài mm đến vài cm. Tính chất có thể mềm hoặc rắn, không đối xứng 2 bên, ấn vào không có cảm giác đau hoặc không di động được. Những cục tophi được bao bọc bởi lớp da mỏng, phía dưới có cặn trắng tương tự như phấn. Trong nhiều trường hợp da bị loét, chảy nước vàng.

2. Viêm khớp do gout mạn tính

Các đợt viêm khớp tái đi tái lại nhiều và phát triển thành viêm mạn tính ở các khớp. Theo đó, tổn thương có thể xuất hiện ở khớp ban đầu, song ở giai đoạn mãn tính. Ngoài ra, triệu chứng có thể xuất hiện ở những khớp khác trên cơ thể như khớp bàn – ngón, ngón chân cái bên đối diện, khớp gối, khớp cổ chân. Các khớp bị đau nhức, sưng viêm có thể dẫn đến biến dạng và hủy hoại khớp.

3. Các biểu hiện ngoài khớp

  • Urat có thể lắng đọng ở thận dưới 2 hình thức là lắng đọng rải rác nhu mô thận, không xuất hiện triệu chứng và chỉ có thể phát hiện thông qua giải phẫu hoặc bị viêm bể thận. Và gây sỏi đường tiết niệu, có thể phát hiện thông qua chụp U.I.V, siêu âm và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy thận.
  • Bên cạnh đó, urat lắng đọng ở những cơ quan khác ngoài khớp khác như gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh.
  • Da, móng tay và móng chân có thể hình thành từng mảng, vùng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác như vảy nến, nấm.
  • Urat có thể lắng đọng ở cơ tim hoặc ngoài màng tim. Mặc dù ít gặp nhưng vẫn có trường hợp lắng đọng urat ở van tim.

Gout mãn tính có nguy hiểm không?

Có thể nhận thấy, bệnh gút ở giai đoạn mãn tính thường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Bởi lúc này, những tinh thể muối urat lắng đọng tại nhiều cơ quan khác.

Gout mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh gút mãn tính nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ

Một số biến chứng do bệnh lý gây ra, bao gồm:

  • Hỏng khớp, bại liệt: Bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành những cục tophi ở khớp. Khi các cục tophi phát triển có thể ăn mòn và làm hỏng các mô sụn quanh khớp. Ngoài các cơn đau mãn tính, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng khớp biến dạng. Các trường hợp bệnh nặng còn bị phá hủy hoàn toàn và gây bại liệt.
  • Tổn thương thận: Nồng độ acid uric dư thừa quá mức có thể khiến thận cũng như hệ thống tiết niệu chịu nhiều áp lực. Khi đó, những tinh thể muối urat có xu hướng lắng đọng tại thận, đường tiết niệu. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 10 – 15% người bị gút và gút mãn tính gặp các vấn đề về thận như tắc ống thận, sỏi thận, viêm khe thận,… Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ suy thận, nhiễm độc thận.
  • Đau tim, tăng nguy cơ đột quỵ: Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh gout mãn tính gây ra. Biến chứng xảy ra khi tinh thể muối urat lắng đọng trong lòng mạch máu. Từ đó làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra các tổn thương trong hệ tim mạch như viêm màng cơ tim, đau tim,… Bên cạnh đó, tinh thể muối urat cũng có thể tích tụ tại mạch máu não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến ở người bệnh.
  • Một số biến chứng khác: Bên cạnh các biến chứng trên, bệnh gout mãn tính còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khác như khô mắt, đục thủy tinh thể, tầm nhìn kém, rối loạn cảm xúc. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán bệnh gút mãn tính

Để chẩn đoán bệnh lý, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng với một số câu hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống,… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Tốc độ lắng máu có xu hướng tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Trong khi đó, những xét nghiệm khác không phát hiện thay đổi. Nồng độ acid uric trong máu tăng lên 7mg% (trên 416 micromol/l).
  • Xét nghiệm nước tiểu: Acid uric niệu/ 24 giờ bình thường từ 400 – 500mg. Có xu hướng giảm rõ rệt với bệnh gút thứ phát sau bệnh thận, đồng thời tăng trong trường hợp bị gout nguyên phát.
  • Kiểm tra dịch khớp: Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (cụ thể là bạch cầu tăng nhiều, muxin giảm). Khi quan sát các tinh thể urat monosodic nằm bên trong hoặc ngoài tế bào.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp x-quang giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định tình trạng bệnh lý cũng như mức độ tổn thương do bệnh lý gây ra. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh gout mãn tính

Nguyên tắc điều trị bệnh gút mãn tính là cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để kiểm soát lượng acid uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh gout mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc điều trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh gout mãn tính

Thuốc allopurinol:

Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu, đồng thời hạn chế quá trình sản sinh acid uric. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng hòa tinh thể muối urat trong hạt tophi. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định liều dùng 200 – 300mg/ ngày hoặc tăng liều cao hơn trong trường hợp cần thiết.

Thuốc Probenecid:

Probenecid thường được chỉ định trong điều trị bệnh gout mãn tính. Thuốc có tác dụng tăng tốc độ thải trừ acid uric được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gút mãn tính. Loại thuốc này thường ít gây ra tác dụng phụ hơn so với Allopurinol nhưng được khuyến cáo không sử dụng cho người mắc bệnh thận. Liều dùng ở tuần đầu tiên thường là 250mg/ lần x 2 lần/ ngày. Các tuần tiếp theo tăng liều lên, dùng 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Pegloticase:

Thuốc thường được dùng trong trường hợp bệnh gút mãn tính không đáp ứng các loại thuốc trên. Pegloticase giúp chuyển hóa acid uric thành allantoin nhằm đào thải qua đường nước tiểu nhanh hơn.

Thuốc thường được chỉ định ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch với liều 8mg/ lần. Quá trình tiêm thường mất khoảng 2 giờ đồng hồ, phù hợp với những trường hợp không có phản ứng với truyền dịch.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc chống thoái hóa khớp như acid hyaluronic, diacerein, glucosamine,… Tuy nhiên, các loại thuốc chữa bệnh lý thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc.

2. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân còn được khuyến cáo xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học để hỗ trợ quá trình đạt được kết quả tốt nhất.

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế tiêu thụ đạm

Theo đó, chế độ ăn uống của người bị gút cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế tiêu thụ đạm
  • Nên ưu tiên các thực phẩm chứa ít nhân purin
  • Kiêng sử dụng bia rượu, nước chè, cà phê và các thức uống chứa cồn khác
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thực phẩm chứa nhiều đường,…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại trái cây tươi không chua
  • Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước, nhất là những loại nước khoáng kiềm

3. Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp bị gout mãn tính không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa để kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong trường hợp hạt tophi tại khớp phát triển quá mức. Bên cạnh đó, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm do hệ thống thần kinh cũng như các cơ quan trong cơ thể tổn thương nghiêm trọng.

Can thiệp phẫu thuật
Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong trường hợp hạt tophi tại khớp phát triển quá mức

Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ hạt tophi giúp phục hồi chức năng vận động ở khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, hạt tophi có kích thước lớn hoặc dính liền với khớp sẽ không thể loại bỏ. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro trước khi can thiệp phẫu thuật để được tư vấn cụ thể.

Phòng ngừa bệnh gout mãn tính bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh gout mãn tính, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ động thăm khám khi phát hiện các dấu hiệu bị gút ở tay, chân. Đồng thời, cần nghiêm túc điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng như thường xuyên thăm khám để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh.
  • Cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật, bia rượu, thịt đỏ,…
  • Uống nhiều nước để giúp tăng cường trao đổi chất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa cũng như tăng đào thải acid uric.
  • Trường hợp khớp bị sưng đau, tổn thương, người bệnh nên hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức. Theo đó, bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Dùng thuốc điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời tránh phát sinh tác dụng không mong muốn.
  • Tăng cường tập luyện thể thao mỗi ngày để giúp nâng cao thể trạng, cải thiện khả năng vận động, đồng thời hạn chế tích tụ muối urat tại khớp.

Bệnh gout mãn tính nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể cũng như chức năng vận động của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...