Bệnh Gout Ở Phụ Nữ: Triệu Chứng Và Các Hướng Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mặc dù phổ biến ở nam giới hơn, tuy nhiên hiện nay tình trạng bệnh gout ở phụ nữ xuất hiện ngày càng nhiều. Các triệu chứng của bệnh xảy ra ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới. Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng.

Bệnh gout hay còn được gọi là thấp phong, một trong những trường hợp viêm khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh khởi phát do nồng độ axit uric trong máu gia tăng quá mức, làm lắng đọng muối urat tại khớp, gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu, đặc biệt là suy giảm khả năng vận động.

Bệnh Gout Ở Phụ Nữ: Triệu Chứng và Các Hướng Điều Trị
Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc phải chứng bệnh này ngày càng gia tăng

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh là nam giới cao, do nhiều yếu tố tác động từ thói quen sinh hoạt, ăn uống đến tính chất công việc, điều kiện sống,… Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân là nữ giới thấp hơn, tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan. Bởi, theo một vài thống kê gần đây cho thấy, số lượng bệnh nhân nữ mắc phải chứng bệnh xương khớp này có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân gây bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout ở phụ nữ không phổ biến như ở nam giới, chính vì thế nhiều người chủ quan, không nghĩ các triệu chứng nhức mỏi khớp là do bệnh gout gây ra. Đến khi bệnh chuyển biến nặng, khớp bị biến dạng, hoại tử,… mới phát hiện đã quá muộn. Khi đó, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 5% – 10% các ca bệnh được phát hiện. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh gout ở phụ nữ, bạn đọc nên lưu ý:

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gout nói riêng và các vấn đề xương khớp nói chung khác. Trong đó, sự mất cân bằng nồng độ estrogen – hormone sinh dục nữ là nguyên nhân hàng đầu. Đây là nội tiết tố nữ có vai trò quan trọng, giúp duy trì ngoại hình và chức năng sinh lý, hoạt động của thận,… cho phái nữ.

Hiện tượng suy giảm estrogen có khả năng phát sinh nhiều vấn đề. Đối với bệnh xương khớp, hiện tượng này sẽ làm cho chức năng thận kém dần, hoạt động suy yếu. Hàm lượng axit uric trong cơ thể trở nên không ổn định, tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở phụ nữ.

Sự suy giảm hormone sinh dục này thường xảy ra ở nhóm người trong độ tuổi 45 trở đi, thời kỳ mãn kinh. Ngoài bệnh gout, một số vấn đề xương khớp khác cũng có thể xuất hiện làm ảnh hưởng sức khỏe và khả năng vận động của phụ nữ.

Do chế độ ăn uống

Bên cạnh nguyên nhân kể trên, bệnh gout ở phụ nữ có thể xảy ra do người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm gây tăng axit uric trong máu như hải sản, các thực phẩm chứa nhiều purin,… Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là các vấn đề xương khớp.

Nguyên nhân gây bệnh gout ở phụ nữ
Chế độ ăn nhiều chất béo xấu, dùng chất kích thích, bia rượu, đồ ăn chứa purin,… làm tăng nguy cơ mắc gout

Bị thừa cân, béo phì

Tình trạng cân nặng không cân đối, thừa cân, béo phì khiến chị em phụ nữ cảm thấy nặng nề, dễ mắc nhiều bệnh lý. Chẳng hạn gặp vấn đề về xương khớp do trọng lượng cơ thể gây áp lực. Bệnh gout ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do nguyên nhân này.

Xương khớp ở người thừa cân quá mức dễ bị tổn thương, chịu áp lực thường xuyên, lâu dần trở nên suy yếu. Cùng với đó, nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến cho bệnh nhân có nguy cơ mắc phải các bệnh về xương khớp như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…

Lạm dụng chất kích thích

Không chỉ ở nam giới, hiện nay tình trạng nữ giới sử dụng đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích ngày càng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao phụ nữ có xu hướng bị bệnh gout ngày càng cao, ngoài ra còn dễ mắc các vấn đề xương khớp khác.

Rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích hoặc khói thuốc lá,… là một trong những tác nhân gây bệnh, hại sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, các chất độc hại có trong các sản phẩm kể trên còn có nguy cơ phát sinh nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, trạng thái tinh thần,…

Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng bệnh gout xuất hiện ở phụ nữ còn liên quan đến các yếu tố khác như vấn đề tuổi tác, tình trạng suy giảm chức năng thận, do nhiễm độc chì, di truyền,… Để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở phụ nữ và xây dựng phác đồ điều trị dựa trên nguyên nhân và tình trạng sức khỏe thực tế của bệnh nhân.

Triệu chứng nhận biết bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout ở phụ nữ là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay. Tương tự như ở nam giới, phụ nữ sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường từ nhẹ đến nặng nề theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn khởi phát, hiện tượng tinh thể lắng đọng ở khớp mới diễn ra nên chưa gây bất thường, phụ nữ khó nhận biết sớm.

Triệu chứng nhận biết bệnh gout ở phụ nữ
Cơn đau xuất hiện từ nhẹ đến nặng nề, khớp sưng đỏ,… là các dấu hiệu cảnh báo bệnh gout ở phụ nữ

Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn bùng phát cấp tính, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Dưới đây là các biểu hiện thường gặp:

  • Cơn đau mỏi đột ngột xuất hiện, tăng dần mức độ đau, khi sờ vào vùng đau mỏi thấy nóng.
  • Khớp bị sưng đỏ, cơn đau tăng dần khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, nhất là vào ban đêm.
  • Triệu chứng xuất hiện phổ biến ở ngón chân, sau đó lan rộng sang các khớp khác.
  • Nếu phát hiện muộn, các hạt tophi hình thành khiến việc cử động trở nên khó khăn, bất tiện, cơn đau dữ dội hơn, kèm theo đó là các biểu hiện nhiễm trùng khác.

Triệu chứng bệnh gout ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới. Nếu không phát hiện sớm, bệnh có khả năng tái đi tái lại, chuyển thành dạng mãn tính gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh. Do đó, khi phụ nữ nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên nên chủ động thăm khám sớm và điều trị, phòng ngừa biến chứng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout là một trong các bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Ở nước ta, tỷ lệ người bệnh chiếm khoảng 1/3 tổng lượng bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, đứng thứ 4 trong 15 bệnh lý về khớp thường gặp. Đa số người mắc bệnh thường không nhận biết bệnh từ sớm, do các biểu hiện lâm sàng ban đầu khá mờ nhạt.

Tuy nhiên, khi bệnh bùng phát dữ dội hơn, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề. Không chỉ gây ảnh hưởng cho đời sống sinh hoạt, bệnh gout còn có nhiều khả năng gây biến chứng hại sức khỏe. Trường hợp bệnh xảy ra ở phụ nữ nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể kéo theo nhiều biến chứng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout ở phụ nữ
Trường hợp không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho xương khớp

Trong đó đặc biệt là rủi ro xương khớp bị biến dạng, làm suy giảm khả năng vận động tại khớp bị tổn thương. Thậm chí khi bệnh chuyển nặng, hạt tophi xuất hiện, vỡ gây lở loét, dẫn đến hoại tử khớp, tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có khả năng mắc bệnh sỏi thận, suy giảm chức năng của cơ quan này, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Trường hợp lạm dụng thuốc bừa bãi, người bệnh còn có nguy cơ bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tăng rủi ro bị loãng xương, đái tháo đường, bệnh tim mạch hay thậm chí là đột tử.

Các hướng điều trị bệnh gout ở phụ nữ

Điều trị bệnh gout ở phụ nữ dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây là các hướng điều trị được áp dụng phổ biến:

Dùng thuốc Tây y

Sử dụng biện pháp điều trị nội khoa với thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, ức chế axit uric,… là cách được áp dụng rộng rãi, được nhiều người lựa chọn. Nhờ thuốc tân dược có tác dụng nhanh, giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Chính vì thế, bệnh nhân nên thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để phòng ngừa rủi ro. Một số thuốc như:

  • Thuốc chống viêm: Loại thuốc không steroid được ưu tiên sử dụng. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả, phù hợp cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng bệnh gout ở phụ nữ. Người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn.
  • Thuốc Colchicin: Được chỉ định cho tình trạng gout khởi phát triệu chứng cấp tính, triệu chứng nặng nề. Thường người bệnh được chỉ định dùng loại thuốc này trong khoảng 12h – 36h đầu khi cơn đau đớn xuất hiện, dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc tổng hợp và hỗ trợ: Một số người bệnh đồng thời có phản ứng viêm khớp kết hợp gout cùng một thời điểm sẽ được chỉ định dùng loại chứa corticosteroid để điều trị kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, thuốc dạng này còn được chỉ định cho đối tượng bị dị ứng, hoặc không đáp ứng dùng thuốc colchicin, thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thường được dùng như paracetamol, efferalgan. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được chỉ định dùng muối kiềm nabica dạng uống hoặc nước khoáng chứa kiềm để kiềm hóa nước tiểu, tránh tình trạng ứ đọng tinh thể hình thành sỏi tiết niệu.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp trong thời gian điều trị, bệnh nhân gặp phải các phản ứng bất thường nên thông báo để được hỗ trợ xử lý.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật thường được áp dụng cho đối tượng bệnh chuyển biến nặng, tổn thương khớp khó phục hồi thông qua các biện pháp điều trị nội khoa. Mục đích của phẫu thuật nhằm loại bỏ các hạt tophi có kích thước lớn xuất hiện tại khớp tổn thương. Bởi, chúng có khả năng gây chèn ép, phá hủy và làm biến dạng khớp nếu không loại bỏ.

Các hướng điều trị bệnh gout ở phụ nữ
Áp dụng các biện pháp ngoại khoa đối với tình trạng bệnh nặng, kiểm soát triệu chứng khó chịu

Tuy nhiên bạn nên lưu ý, mặc dù phẫu thuật tác động trực tiếp đến khớp, sửa chữa các tổn thương, thế nhưng phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh có khả năng gặp phải di chứng hậu phẫu nếu không chăm sóc tốt, hoặc gặp vấn đề trong quá trình thực hiện nếu lựa chọn địa chỉ y tế không đảm bảo.

Do đó, bạn nên lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để khám và thực hiện thủ thuật ngoại khoa khi cần thiết. Các thắc mắc liên quan nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể. Ngoài ra sau điều trị nên chủ động chăm sóc vết thương để tăng điều kiện phụ hồi, giảm nguy cơ phát sinh tai biến không mong muốn.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, chị em nên lưu ý việc chăm sóc tại nhà hỗ trợ điều chỉnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương khớp. Dưới đây là một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý để quá trình điều trị bệnh gout ở phụ nữ suôn sẻ và hiệu quả hơn:

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều purin, hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…

Về chế độ sinh hoạt:

  • Tránh lạm dụng các thức uống chứa cồn, tránh xa khói thuốc lá.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, khiêng vác nặng.
  • Hạn chế áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rèn luyện thể dục, thể thao, giúp duy trì cân nặng và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Không thức quá khuya, đảm bảo ổn định giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Phòng ngừa bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout nói chung và bệnh gout ở phụ nữ nói riêng có thể tái phát những cơn đau cấp tính nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách. Ngoài ra, rủi ro bệnh phát sinh biến chứng cao nếu người bệnh chủ quan, không kịp thời khám và chữa trị.

Phòng ngừa bệnh gout ở phụ nữ
Phụ nữ nên chủ động phòng tránh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh gout kịp thời và điều trị

Do đó, chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ không nên chủ quan. Thay vào đó cần phòng ngừa bệnh gout, cũng như các vấn đề xương khớp khác từ sớm. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hơn, ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay thế thịt trắng và các nguồn đạm từ thực vật.
  • Không lạm dụng chất kích thích, tránh stress, căng thẳng kéo dài, dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
  • Duy trì cân nặng cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì tạo sức ép lên hệ xương khớp làm bùng phát các cơn đau nhức khó chịu.
  • Tập thể dục, thể thao vừa sức, không nên tập quá sức làm ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của xương khớp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Trên đây là một số vấn đề về bệnh gout ở phụ nữ, bạn đọc có thể tham khảo. Nhận biết các biểu hiện bất thường sớm và điều trị bằng biện pháp phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...