Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây được xem là một trong những bệnh viêm đường hô hấp phổ biến. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm mũi dị ứng có lây không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh thường bùng phát theo mùa (giai đoạn chuyển mùa, mùa lạnh) nhưng cũng có thể tiến triển, kéo dài quanh năm. Viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc mũi phù nề, sưng viêm do tiếp xúc với các dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, mạt bụi,…
Những tác nhân này có thể kích ứng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Từ đó dẫn đến tăng IgE (kháng nguyên) trong máu, phóng thích histamine và các chất trung gian hoá học vào niêm mạc hô hấp và da. Người mắc bệnh lý này thường gặp một số triệu chứng điển hình như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, cơ thể mệt mỏi, giảm khứu giác,…
Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng gây ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của của người. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề. Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?”
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng không có khả năng lây nhiễm. Thực tế nhận thấy các nguyên nhân gây bệnh có mối liên hệ mật thiết với tác nhân bên ngoài môi trường và cơ địa, hầu như không liên quan đến yếu tố truyền nhiễm như bệnh viêm xoang (do virus, nấm, vi khuẩn) gây ra.
Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng trường hợp viêm mũi dị ứng tiến triển dai dẳng, tái phát liên tục tạo điều kiện thuận lợi để virus, nấm men tấn công gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Từ đó, làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang cho người khoẻ mạnh. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc điều trị và chăm sóc để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Về vấn đề “Viêm mũi dị ứng có lây không?” có thể nhận thấy bệnh lý không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu chủ quan để các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm men, virus xâm nhập gây bội nhiễm và lây lan. Bệnh có tính chất mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm, bên cạnh các phương pháp y tế thì người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc để kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Cách ly dị nguyên gây bệnh
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hô hấp có cơ chế dị ứng. Cụ thể các triệu chứng do bệnh lý gây ra chỉ bùng phát khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, kích ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, mạt bụi, khói thuốc, nấm mốc,… Trong đó, nấm mốc, sự thay đổi thời tiết và phấn hoa là những tác nhân thường gặp nhất.
Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát, bạn cần chủ động cách ly dị nguyên. Thực tế, việc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoàn toàn gần như không thể. Tuy nhiên, giảm số lượng dị nguyên tồn tại trong không gian sống có thể cải thiện các triệu chứng, tần suất tái phát bệnh đáng kể.
Bạn cần tránh tiếp xúc và cách ly với các dị nguyên sau:
- Mang khẩu trang khi di chuyển ngoài trời, đến những nơi công cộng, khi thời tiết chuyển mùa, phần hoa có nhiều trong không khí, màu lạnh,…
- Đóng kín cửa sổ nhà và cửa sổ ô tô khi thời tiết thay đổi, lúc này trong không khí có nhiều phấn hoa, bào tử nấm mốc có thể bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh
- Hạn chế phơi quần áo ngoài trời qua đêm, nhất là trong mùa phấn hoa. Các dị nguyên và phấn hoa có thể bám vào áo quần và gây ra các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay,…
- Lắp quạt không khí để hạn chế dị nguyên xâm nhập vào không gian sống, làm việc.
- Kháng sinh là một trong những loại thuốc có nguy cơ dị ứng cao. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc. Đồng thời, cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc (nếu có) để được chỉ định các loại thuốc phù hợp, hạn chế nguy cơ dị ứng trong quá trình điều trị.
- Hầu hết các dị nguyên gây bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng đều tồn tại trong không khí. Tuy nhiên, một số tác nhân khác (thực phẩm, thuốc) cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như trứng, mè, hải sản, đậu phộng,…
Cách ly dị nguyên là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý bệnh viêm mũi dị ứng cũng như một số bệnh có cơ chế dị ứng khác. Do đó, người bệnh nên tuân thủ tốt biện pháp này để giúp việc điều trị và phòng ngừa tốt hơn.
2. Vệ sinh mũi thường xuyên
Đa số các loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng được dùng trong thời gian ngắn để hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách rửa mũi thường xuyên. Những sản phẩm rửa mũi thường có chứa NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) hay nước biển sâu có chứa hàm lượng khoáng chất khá cao.
Việc rửa mũi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy, thúc đẩy hoạt động dẫn lưu và làm dịu niêm mạc hô hấp đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn hỗ trợ loại bỏ các dị nguyên ứ đọng trong khoang mũi, hốc xoang.
Không chỉ giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, việc rửa mũi thường xuyên còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm VA,… Bởi hầu hết các tác nhân gây bệnh đều tấn công qua đường mũi – họng. Do đó, vệ sinh mũi đúng cách và thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm mốc và phòng ngừa bệnh hô hấp hiệu quả.
3. Sử dụng máy lọc không khí và thiết bị tạo độ ẩm
Trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng, bạn nên cân nhắc sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí. Máy lọc không khí là sản phẩm có tác dụng làm sạch vi khuẩn, virus, các chất gây dị ứng có trong không khí. Nhờ đó giúp nâng cao không gian sống, đồng thời làm giảm các dị nguyên xung quanh. Sản phẩm phù hợp với người bị dị ứng phấn hoa, nấm mốc và các dị nguyên có sẵn trong nhà như lông vật nuôi, mạt bụi,…
Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là khi thời tiết khô hanh, chuyển lạnh. Trong môi trường có nhiệt độ thấp, niêm mạc mũi dễ bị kích ứng, ngứa ngáy, khô ráp và bị tổn thương. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm ẩm, mềm niêm mạc hô hấp và làm giảm các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,…
5. Vệ sinh không gian sống thường xuyên
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng quanh năm, bạn cần chủ động vệ sinh nhà cửa và các vật dụng định kỳ để loại bỏ mạt bụi, nấm mốc, vi khuẩn,… Khi vệ sinh không gian sống, cần làm sạch máy lạnh, máy tạo độ ẩm vì bề mặt của các thiết bị này là nơi trú ngụ của nấm, vi khuẩn, virus gây hại.
Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh, giặt giũ ga giường, nêm, vỏ gối, chăn, thú bông, quần áo. Bạn nên giặt với nước nóng và phơi ở nơi nhiều nắng để loại bỏ các tác nhân gây hại. Đồng thời, chú ý hút bụi sạch ở các góc nhà vì những vị trí này thường ẩm và dễ sinh nấm mốc, vi khuẩn.
Trong trường hợp cần thiết, bạn nên thay thế một số vật dụng có chất liệu bằng vải, bông (sofa) bằng những vật dụng có chất liệu gỗ, inox nhằm hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Đối với các vật dụng không có chất liệu vải, nên sử dụng khăn thấm dung dịch sát trùng vệ sinh từ 2 – 4 lần/ tháng để hạn chế sự phát triển quá mức của các tác nhân gây bệnh.
6. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, nâng cao thể trạng và làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế bệnh tái phát đáng kể.
Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm mũi dị ứng:
- Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm, vitamin, chất béo cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người.
- Cung cấp các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có trong cam, quýt, dâu tây, chanh, bưởi,… để giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng nguyên tố selen cao như quả hạch, quả óc chó, hạt hướng dương, lòng đỏ trứng,…
- Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp làm ẩm niêm mạc mũi, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, thúc đẩy hoạt động dẫn lưu dịch tiết diễn ra dễ dàng hơn.
- Bổ sung kẽm giúp ổn định sức đề kháng, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề và phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát. Một số thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào có trong rau chân vịt, hạt vừng, đậu hà lan, thịt heo,…
- Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng và có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, sữa,…
- Tránh lạm dụng bia rượu, các thức uống chứa caffein, thức uống lạnh và các chất kích thích khác.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, viêm mũi dị ứng không có nguy cơ lây nhiên, tuy nhiên bệnh lý tác động tiêu cực đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn cần chủ động trong áp dụng các biện pháp chữa trị và phòng ngừa tái phát để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!