Đau Cổ Họng Bên Phải: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhanh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau cổ họng bên phải là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng hoặc nhiễm trùng amidan. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xảy ra do các bệnh lý nguy hiểmcần được thăm khám và điều trị kịp thời như hội chứng chảy dịch mũi sau, khối u ở cổ họng,…
Nguyên nhân gây đau cổ họng bên phải
Đau cổ họng là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm VA,… Thông thường tình trạng đau rát cổ họng không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát sau khi sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, tình trạng đau cổ họng bên trái hoặc bên phải không giống với những trường hợp thông thường. Triệu chứng này có thể cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Các bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau cổ họng bên phải:
1. Bệnh viêm xoang
Khi những hốc xoang bên phải có dấu hiệu nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây khởi phát bệnh viêm xoang hàm hoặc viêm xoang tại vùng bên phải. Lúc này, các hốc xoang sẽ tiết lượng dịch mủ gây ứ đọng tại mũi và thoát ra ngoài khi chảy xuống cổ họng, lầu dần sẽ gây viêm nhiễm tại niêm mạc họng hầu. Khi đó, người bệnh thường có biểu hiện đau ở 1 bên thành họng, nhất là bên phải.
Bên cạnh đó, khi mắc bệnh viêm xoang người bệnh cảm giác đau nhức nhiều ở vùng mũi, đau đầu, thường xuyên nghẹt mũi, ho, chảy mũi kéo dài,… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện toàn thân như sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,….
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là chế độ dinh dưỡng không khoa học, dung nạp nhiều thức ăn cay nóng, chiên xào, uống bia rượu, nước ngọt có gas, các chất kích thích khác,… Theo đó, acid trong dạ dày khi gặp điều kiện thuận sẽ trào ngược lên thực quản và niêm mạc họng gây viêm nhiễm và đau họng.
Ngoài tình trạng cổ họng bên phải hoặc bên trái thì người bị trào ngược thực quản còn có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị, cảm giác đau họng khi ngủ dậy…
3. Ung thư vòm họng, thành họng
Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện như đau cổ họng bên phải, khó nuốt, ăn uống khó khăn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi,… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi các triệu chứng này có thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư vòm họng, thành họng hay ung thư hạ họng thanh quản. Đây là những bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
4. Đau cổ họng bên phải do sỏi amidan
Đau cổ họng bên phải khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh sỏi amidan. Theo đó, khi amidan bị viêm nhiễm sẽ gây sưng to, đau nhức và có thể hình thành sỏi amidan.
Ngoài ra, người bị sỏi amidan còn xuất hiện nhiều dịch đờm ứ đọng ở cổ họng gây vướng nghẹn khó chịu, thường khạc nhổ, gây hôi miệng,… Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
5. Viêm tuyến nước bọt mang tai
Các triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai có thể xảy ra do virus, vi khuẩn, nấm mốc,… Người bệnh thường có cảm giác đau cổ họng ở bên phải hoặc bên trái khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây ra một số triệu chứng khác như sưng đau tuyến nước bọt, rát cổ họng nhất là khi nuốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…
Các biện pháp khắc phục đau cổ họng bên phải
Khi xuất hiện các triệu chứng đau họng bên phải, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách. Việc chủ quan có thể khiến tình trạng đau rát họng kéo dài, diễn tiến nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1. Chăm sóc tại nhà
Để khắc phục triệu chứng trong thời gian kiểm tra mức độ bệnh lý, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày để giúp làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Kiêng các loại thực phẩm, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,…
- Tránh dùng các thức uống lạnh, bia rượu, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, hoá chất,….
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng, ngực khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chuyển lạnh
- Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước để giúp làm dịu cổ họng, giảm tình trạng đau rát họng hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, đạm để tăng cường sức khoẻ tổng thể, phục hồi thể trạng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, phòng ngừa các tác nhân gây hại tấn công.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, có thể cân nhắc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giúp bảo vệ niêm mạc họng hầu. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ vừa phải, tránh để nhiệt độ quá thấp.
- Có thể cải thiện tình trạng đau cổ họng bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên như gừng tươi, chanh, mật ong, bạc hà, hành tây,…
2. Một số mẹo dân gian cải thiện
Bên cạnh áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn cũng có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng đau cổ họng bên phải. Ưu điểm của mẹo chữa này là an toàn, lành tính và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Dưới đây là một số mẹo giúp giảm đau rát họng được áp dụng phổ biến:
- Uống trà chanh mật ong: Dùng trà chanh mật ong là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng được áp dụng rộng rãi. Trong chanh và mật ong đều chứa các khoáng chất, chất chống oxy dồi dào giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1/2 quả chanh và 3 muỗng mật ong nguyên chất. Vắt lấy nước cốt chanh pha với 200ml nước ấm và cho mật ong vào khuấy đều. Uống trà khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Xông hơi với dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp thường được dùng trong chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hoá và da liễu. Trong tinh dầu có chứa thành phần kháng sinh có tác dụng ức chế VRS – virus gây ra bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng,… Nếu bị đau cổ họng bên phải do viêm họng hoặc viêm xoang gây ra, bạn có thể xông dầu khuynh diệp để cải thiện.
- Tận dụng tỏi chữa đau họng: Trong tỏi có chứa dược tính và công năng đa dạng nên không chỉ được dùng chế biến các món ăn mà còn được tận dụng chữa bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Để làm giảm đau họng, bạn có thể dùng 1 củ tỏi tươi mang đi nướng khoảng 20 phút. Sau đó bóc vỏ và ăn trực tiếp. Mỗi ngày ăn 1 củ tỏi nướng để giúp cải thiện triệu chứng đau họng.
Khi nào gặp bác sĩ?
Tình trạng đau cổ họng bên phải có thể thuyên giảm sau 1 tuần nếu được điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn tiến nhanh và đi kèm với một số biểu hiện nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí đúng cách.
Cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nổi hạch ở cổ
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Khó nuốt
- Khó thở
- Ớn lạnh
- Đau nhức tai và một số cơ quan lân cận
- Đau cổ họng kéo dài trên 1 tuần
Đau cổ họng bên phải có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Triệu chứng này thường không quá nguy hiểm và có thể được kiểm soát nếu được thăm khám và điều trị đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.
Xem Thêm:
- Đau Họng Khạc Đờm Ra Máu Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm?
- Nuốt Nước Bọt Đau Họng Đau Tai Do Đâu? Làm Sao Để Xử Lý?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!