Nuốt Nước Bọt Đau Họng Đau Tai Do Đâu? Làm Sao Để Xử Lý?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nuốt nước bọt đau họng đau tai có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh về tai mũi họng hoặc tiêu hoá thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng nuốt nước bọt gây đau tai, vướng ở cổ họng có thể là biểu hiện ung thư vòm họng hoặc khối u ở thực quản cần được điều trị kịp thời.

Nuốt nước bọt đau họng đau tai là do đâu?

Nuốt nước bọt gây đau họng đau tai là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu nhận biết của các bệnh tai mũi họng phổ biến như viêm VA, viêm amidan, viêm họng,….

Nuốt Nước Bọt Đau Tai, Vướng Ở Cổ Họng Là Do Đâu?
Nuốt nước bọt bị đau họng đau tai có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh về tai mũi họng hoặc tiêu hoá

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị đau tai, cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt có thể là biểu hiện của trào ngược acid dạ dày, mắc dị vật ở cổ họng cần được khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số tình trạng sức khoẻ có thể gây khởi phát triệu chứng:

1. Bệnh viêm họng

Viêm họng đề cập đến tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hầu họng. Đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Nhiễm trùng ở hầu họng không chỉ gây nóng rát ở cổ họng mà có thể gây đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt.

Ngoài ra, người mắc bệnh viêm họng còn gặp phải một số triệu chứng khác như ù tai, hắt hơi, đau đầu, nghẹt mũi, ho, sốt cao từ 38 – 39 độ C, người ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

Khi nhận thấy các biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang những cơ quan lân cận. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh lý có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Bệnh viêm xoang

Tình trạng nuốt nước bọt gây đau tai, nuốt vướng ở cổ họng có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang. Bệnh lý xảy ra khi các xoang trán, mũi và má bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm.

Viêm xoang gây đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt
Tình trạng nuốt nước bọt gây đau tai, nuốt vướng ở cổ họng có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang đặc trưng bởi tình trạng đau nhức mũi, sốt nhẹ, chóng mặt, rát cổ họng, chảy nước mũi, đau tai, cảm giác nghẹn khi nuốt, ho,… Tương tự như các bệnh nhiễm trùng cấp tính khác, tổn thương do bệnh viêm xoang gây ra có thể tiến triển mãn tính, kéo dài dai dẳng nếu không được kiểm soát kịp thời.

3. Bệnh viêm amidan

Viêm amidan xảy ra bởi tình trạng nhiễm trùng amidan (hạch lympho 2 bên cổ họng). Bệnh lý thường khởi phát ở trẻ em từ 4 – 12 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Khi các hạch lympho ở cổ họng sưng đỏ, đau nhức, trẻ thường gặp phải tình trạng vướng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến tai gây khó chịu, ù tai. Bạn có thể xác định bệnh lý bằng cách quan sát một số biểu hiện thực thể và các triệu chứng đi kèm như ớn lạnh, sốt, trẻ quấy khóc, ho, thường xuyên khát nước, lười ăn, cơ thể mệt mỏi,…

Các triệu chứng viêm amidan không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp để bệnh tiến triển dai dẳng, cần phải can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.

4. Viêm VA

Viêm VA là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến ở trẻ em. Theo đó, thuật ngữ VA đề cập đến các tổ chức bao gồm các những tế bào bạch cầu đóng vai trò bảo vệ cơ thể và miễn dịch. Tuy nhiên, cơ quan này có xu hướng bị viêm, tổn thương do sức đề kháng suy giảm.

Viêm VA gây nuốt nước bọt đau tai, vướng ở cổ họng
Viêm VA là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến ở trẻ em

Khi VA bị sưng viêm, người bệnh xuất hiện một số biểu hiện như sốt cao từ 39 – 40 độ, chán ăn, quấy khóc, nghẹt mũi, cảm giác vướng víu ở cổ họng, khó nuốt, đau tai, ù tai,… Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng về tai mũi họng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

5. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau, bao gồm dạ dày tăng tiết axit, tác dụng phụ của thuốc điều trị, chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân – béo phì, nhiễm vi khuẩn H.pylori,…

Thực tế nhận thấy, các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, khản giọng, ho,…

Ngoài ra, cơn đau do bệnh lý gây ra có thể lan rộng đến tai cùng với tình trạng nuốt vướng ở cổ họng. Điều này được lý giải là do dịch acid trào ngược lên trong thời gian dài khiến vùng niêm mạc thực quản bị sưng viêm, phù nề, từ đó làm thu hẹp không gian trong thực quản.

6. Khối u ở thực quản

Tương tự như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản có thể gây ra triệu chứng vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt và đau tai. Khối u thực quản xuất hiện có thể khiến đường kính của cơ quan này dần bị thu hẹp, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Trường hợp khối u phát triển lớn, tình trạng nuốt vướng này có thể xảy ra ngay khi nuốt nước bọt. Bên cạnh đó, cơn đau nhức có thể lan rộng đến tai và gây khó chịu.

Khối u ở thực quản
Khối u thực quản có thể gây ra triệu chứng vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt và đau tai

So với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản được đánh giá có mức độ nghiêm trọng hơn nhưng không xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Do đó, khi nhận thấy tình trạng đau tai, khó nuốt tiến triển nặng nề, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

7. Dị vật trong cổ họng

Các dị vật như vỏ hải sản, xương cá,… có thể gây ra tình trạng đau, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt, cơn đau có thể lan đến tai. Để được xử lý đúng cách, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thực hiện. Tránh tự ý xử lý tại nhà vì có thể làm tổn thương, trầy xước niêm mạc và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

8. Ung thư vòm họng

Triệu chứng có thể là biểu hiện nhận biết bệnh ung thư vòm họng. Đây là một trong những bệnh lý ác tính, thường xảy ra ở phần cao nhất trong hầu họng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các biểu hiện bệnh lý diễn tiến âm thầm và không xuất hiện các triệu chứng đặc thù nên có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh ung thư vòm họng như nói giọng mũi, chảy nước mũi, chảy mủ tai, nghe kém, sụp mí, giảm thị lực, nổi hạch cổ, đau tai, cảm giác nghẹn hoặc vướng khi ăn/ nuốt nước bọt,…

9. Một số bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý trên, triệu chứng vướng cổ họng, đau tai khi nuốt nước bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như u hạ họng, u màn hầu, u amidan, u lưỡi, cảm cúm, dị ứng thực phẩm, cảm lạnh,…

Một số bệnh lý khác
Tình trạng nuốt nước bọt đau tai vướng ở cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như u hạ họng, cảm lạnh,…

Việc xác định bệnh lý thông qua các triệu chứng lâm sàng có thể nhầm lẫn, sau lệch. Do đó, nếu tình trạng đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và xử lý đúng cách.

Biện pháp khắc phục tình trạng bệnh

Đa số các trường hợp gặp phải tình trạng đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt thường do các bệnh lý đường hô hấp và tiêu hoá, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc.

Một số biện pháp khắc phục triệu chứng, bao gồm:

  • Súc miệng với nước muối ấm thường xuyên: Dùng nước muối ấm súc miệng có thể giúp sát trùng, diệt khuẩn, làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, khi nhận thấy biểu hiện đau tai, vướng cổ họng khi nuốt nước bọt, bạn dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý súc miệng 3 – 4 lần trong ngày.
  • Dùng thức uống ấm: Sử dụng các loại đồ uống ấm như nước ấm, trà thảo mộc, canh,… có thể làm dịu cổ họng, giảm tình trạng nuốt vướng và đau tai. Tuy nhiên, tránh các thức uống quá nóng vì có thể gây bỏng, khiến các mô tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng sử dụng thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích khác: Các tác nhân này có thể gây kích thích niêm mạc hầu hồng, thực quản, miệng, tai. Từ đó khiến triệu chứng đau tai, vướng cổ họng khi nuốt nước bọt trở nên nặng nề hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Trường hợp triệu chứng đau tai, vướng cổ họng khi nuốt nước bọt ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.
  • Thuốc chữa trào ngược dạ dày: Với trường hợp khởi phát triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc thuốc kháng axit, ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 để khắc phục các triệu chứng bệnh, từ đó khắc phục tình trạng nuốt vướng, đau tai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa số trường hợp bị đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ? 
Để xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát và điều trị hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, chấn đoán

Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý đúng cách khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện các mảng trắng sau cổ họng
  • Không xác định được nguyên nhân gây đau tai, vướng ở cổ họng khi nuốt
  • Triệu chứng kéo dài hơn một tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Ngoài ra, bạn cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng khi xuất hiện các biểu hiện:

  • Khó thở
  • Cổ họng bị sưng
  • Không thể mở miệng hoặc khó khăn khi mở miệng
  • Chảy nước dãi bất thường

Nuốt nước bọt đau họng đau tai có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Thông thường, triệu chứng này có thể kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc, chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng diễn tiến nặng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...