Đau Khớp Gối Sau Sinh: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên đối với các mẹ mới trải qua sinh nở lần đầu thường cảm thấy hoang mang, lo lắng khi gặp phải vấn đề này. Việc cơn đau xuất hiện ảnh hưởng đến sinh hoạt của chị em phụ nữ. Trường hợp đau do bệnh xương khớp cần sớm được phát hiện và điều trị.

Đau khớp gối sau sinh do đâu?

Tình trạng đau nhức xương khớp trong và sau thai kỳ là hiện tượng phổ biến mà chị em phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Các triệu chứng đau mỏi thường do ảnh hưởng của thai kỳ, thai ngày càng phát triển làm trọng lượng đổ dồn xuống hai chi dưới. Trong đó khớp gối là vị trí chịu nhiều tác động, dễ bị đau mỏi.

Đau khớp gối sau sinh do đâu?
Đau khớp gối sau sinh do đâu?

Trường hợp đau khớp gối sau sinh không còn quá xa lạ, tuy nhiên tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau vài tuần khi em bé chào đời. Cũng có một số sản phụ phải trải qua cảm giác này lâu hơn, từ 3 – 4 tháng mới khỏi hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân gây đau, chẳng hạn như do chị em tăng cân khi mang thai, do ăn uống thiếu chất,…

Mặc dù khá phổ biến, tuy nhiên chị em cũng không nên chủ quan. Bởi, cơn đau có thể xuất phát từ bệnh lý, phát triển hơn có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của sản phụ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Trọng lượng cơ thể tăng cao

Như các bạn đã biết, phụ nữ khi mang thai sẽ bắt đầu phát triển cân nặng theo từng giai đoạn thai kỳ. Nhất là kể từ tháng thứ 5 trở đi, thai nhi bắt đầu tăng nhanh về trọng lượng, điều này khiến cho cơ thể thai phụ trở nên nặng nề hơn. Lúc này việc đi lại cũng khó khăn, áp lực đổ dồn lên hai đầu gối làm xuất hiện cơn đau mỏi, tê bì và sưng viêm.

Tình trạng này thường kéo dài cho đến khi chị em phụ nữ đã sinh con. Bên cạnh đó, cơn đau nhức còn hình thành do chịu tác động của quá trình sinh nở. Sản phụ phải sử dụng nhiều sức lực khiến cho khu vực háng, xương chậu, khớp gối, lưng bị đau. Giai đoạn sau khi sinh, cơn đau vẫn tiếp tục xuất hiện cho đến khi em bé được vài tuần tuổi.

Hormone cơ thể thay đổi

Bên cạnh cân nặng, hormone là thứ thay đổi nhiều nhất trong cơ thể khi phụ nữ mang thai. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ bắt đầu sản sinh ra một loại hormone có tên là relaxin. Hormone này có nhiệm vụ giúp làm giãn nở xương chậu tạo không gian cho thai nhi phát triển và chào đời.

Đau khớp gối sau sinh do đâu?
Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh có thể là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng đau mỏi khớp gối

Ngoài ra, nó còn giúp dây chằng, ổ khớp được thư giản. Tuy nhiên, việc này khiến cho các ổ khớp lỏng lẽo hơn, dẫn đến sự xuất hiện của các cơn đau mỏi, tê bì cho thai phụ khi mang thai và sau khi sinh vài tuần. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khớp gối và khớp háng.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Thai phụ được khuyến cáo cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai để thai nhi phát triển toàn diện nhất. Cũng trong thời gian này, các dưỡng chất sẽ tập trung vào nuôi thai khiến cho cơ thể thai phụ trong trạng thái luôn thèm ăn, cần được bổ sung liên tục.

Tuy nhiên, sau khi sinh con, cùng với việc mất đi lượng máu lớn, cơ thể sản phụ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó, các chất quan trọng như vitamin D, canxi – 2 có vai trò quan trọng đối với xương khớp. Chúng dễ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống của sản phụ không được cung cấp đầy đủ. Kéo theo đó là hiện tượng yếu khớp, đau mỏi, tê nhức, đặc biệt là khớp gối.

Do ít vận động cơ thể

Sau khi sinh, chị em phụ nữ nên tập đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, giúp vết thương sau sinh phục hồi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên do mệt mỏi và cơ thể yếu, nên một số sản phụ lười vận động, nằm nhiều khiến cho xương khớp trở nên khô cứng, kém linh hoạt. Điều này là nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ bị đau khớp gối sau sinh.

Mắc các bệnh về xương khớp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, bệnh xương khớp cũng là yếu tố làm chị em bị đau khớp gối sau sinh. Các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây đau và phát sinh các triệu chứng bất thường khác. Cần chủ động thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.

Đau khớp gối sau sinh do đâu?
Đau khớp gối sau sinh có thể là do các bệnh lý xương khớp gây ra

Một số bệnh lý có nguy cơ gây đau mỏi khớp gối sau sinh cho chị em phụ nữ như:

  • Loãng xương: Là một trong những vấn đề thường gặp. Do ảnh hưởng của thai kỳ, mật độ xương giảm khiến cho chúng giòn và trở nên dễ gãy, dễ tổn thương hơn. Từ đó, các cơn đau bắt đầu xuất hiện, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xảy ra làm chị em phụ nữ sau sinh bị nhức mỏi khớp gối, hạn chế vận động. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ những căng thẳng, stress trong thai kỳ, rối loạn nội tiết dẫn đến khớp bị sưng viêm.
  • Thoái hóa khớp gối: Tình trạng thoái hóa khớp khiến cho phụ nữ sau sinh bị đau mỏi, nhức dữ dội. Thường do trong thời gian mang thai thai phụ vận động mạng, thiếu canxi, phosphate,… làm cho khớp gối dễ thoái hóa sớm. Ngoài đau mỏi, khớp gối còn có hiện tượng phù nề và tê bì.

Tình trạng đau mỏi khớp gối hoặc các khớp khác khi mang thai và sau khi sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh một thời gian chúng vẫn không cải thiện chị em phụ nữ nên nghĩ đến việc thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị sớm. Bởi, không loại trừ khả năng cơn đau xuất phát từ các bệnh lý xương khớp, nếu không điều trị có nguy cơ phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Triệu chứng đau khớp gối sau sinh

Đau khớp gối sau sinh có khả năng kéo dài dẫn đến bệnh đau khớp gối mãn tính. Do đó, chị em không nên chủ quan mà cần sớm thăm khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro. Nhận biết cơn đau bất thường thông qua biểu hiện:

  • Đau và tê bì, nhức mỏi khu vực khớp gối bất thường.
  • Đi lại khó khăn, khi cử động cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là vào buổi sáng và buổi tối.
  • Cơn đau có thể diễn ra đột ngột hoặc kéo dài dai dẳng.
  • Khi vận động, mang vác vật nặng, đi lại có thể nghe thấy tiếng đầu gối kêu lắc rắc.

Đặc biệt, nếu các triệu chứng bất thường kéo dài, chị em nên chủ động đi thăm khám sớm. Như đã đề cập bên trên, khả năng đây có thể là dấu hiệu của bệnh xương khớp sau sinh. Lúc này người bệnh cần được điều trị, cũng như điều chỉnh một số thói quen, chế độ ăn uống hoặc can thiệp bằng các phương pháp kiểm soát phù hợp để giảm nguy cơ biến chứng.

Đau khớp gối sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi?

Đau khớp gối sau sinh, đặc biệt trong trường hợp sinh mổ thường khiến chị em phụ nữ lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc gây tê. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này sẽ thuyên giảm sau đó vài tuần khi sản phụ điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp vận động và các biện pháp chăm sóc phù hợp tại nhà.

Đau khớp gối sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi?
Đau khớp gối sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi?

Mặc dù vậy, cũng không ít chị em bị đau kéo dài sau sinh 4 – 6 tháng. Lúc này cơn đau có thể là do viêm khớp gối nặng, cần thăm khám và điều trị để tránh nguy cơ suy giảm hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chị em phụ nữ.

Trường hợp nếu không chăm sóc, cơn đau kéo dài khiến sản phụ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp mãn tính, khó điều trị hơn. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của xương khớp, gây thoái hóa nặng nề, thậm chí dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.

Tình trạng đau khớp gối sau sinh là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên cần thận trọng theo dõi triệu chứng. Nếu cơn đau dai dẳng không khỏi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chị em nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.

Phương pháp chẩn đoán đau khớp gối sau sinh

Để xác định tình trạng sản phụ đang gặp phải, bác sĩ sẽ thông qua các biện pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Theo đó, trước hết bác sĩ yêu cầu người bệnh khai báo trung thực những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, các triệu chứng và vấn đề gặp phải trong giai đoạn mang thai. Chẳng hạn như các chấn xương, té ngã nếu có.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gõ vào đầu gối để kiểm tra độ phản xạ bình thường của khớp gối. Một số chẩn đoán bằng hình ảnh cũng được thực hiện như siêu âm, chụp X quang,… Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe.

Các biện pháp điều trị đau khớp gối sau sinh

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ giúp chị em phụ nữ sớm kiểm soát tình trạng nhức mỏi, phục hồi khả năng đi lại. Ngoài dùng thuốc Tây, hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ khác như dùng thảo dược, thuốc Đông y hoặc thực hiện các bài tập bổ trợ,… Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến:

Dùng thuốc Tây điều trị đau khớp gối

Dùng thuốc Tây giúp giảm đau trong thời gian ngắn, đây thường là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ sau sinh đang cho con bú, nên thận trọng trước khi dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn chỉ nên sử dụng loại được bác sĩ yêu cầu và tuân thủ theo phác đồ.

Các biện pháp điều trị đau khớp gối sau sinh
Chữa đau khớp gối cho chị em phụ nữ sau sinh bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bởi, thuốc Tây có khả năng phát sinh tác dụng phụ, mẹ bỉm dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi trẻ bú sữa mẹ dễ bị ngộ độc, dị ứng gây hại cho sức khỏe và sự phát triển. Vì thế chỉ nên dùng thuốc Tây khi thật sự cần thiết và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại như:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức khó chịu cho sản phụ.
  • Thuốc dạng tiêm giúp ức chế hoạt động miễn dịch, giảm viêm, ngăn tình trạng dị ứng gây đau nhức nghiêm trọng.
  • Thuốc giúp giãn cơ, tránh tình trạng co cơ, cứng khớp, giảm đau nhức cho chị em sau sinh.
  • Thuốc bổ khớp giúp làm chậm quá trình hư tổn của các ổ khớp, ngăn nguy cơ thoái hóa, giúp bổ sung và nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh.

Thuốc tân dược thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người dùng chấm dứt cơn đau mỏi khó chịu. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể xảy ra, do đó người dùng cần đặc biệt lưu ý, chỉ sử dụng khi được bác sĩ hoặc người có chuyên môn chỉ định, nhất là đối với chị em phụ nữ sau sinh.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

So với thuốc tân dược, sử dụng thảo dược thiên nhiên chữa đau nhức xương khớp được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt là chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau khớp gối sau sinh mức độ nhẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để hỗ trợ giảm đau tại nhà. Phương pháp khá lành tính, an toàn cho mẹ và bé. Tham khảo ngay các cách sau:

Các biện pháp điều trị đau khớp gối sau sinh
Áp dụng một vài mẹo chữa dân gian đối với tình trạng nhức mỏi nhẹ

Dùng lá lốt: Lá lốt là thảo dược thiên nhiên quen thuộc, được dùng làm nguyên liệu chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh xương khớp. Lá lốt chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng nhức mỏi an toàn, hiệu quả. Dùng cho phụ nữ sau sinh bị đau mỏi gối với công thức đơn giản sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10g lá lốt tươi, ngâm nước muối loãng 15 phút cho sạch tạp chất sau đó rửa lại.
  • Tiếp đến cho lá lốt vào trong nồi đun sôi, sau đó chế nước ra chậu để nguội còn ấm ấm.
  • Tiến hàng ngâm khớp gối vào trong nước thảo dược khoảng 20 phút.

Bạn lưu ý không nên ăn lá lốt, bởi loại lá này có thể gây mất sữa mẹ, chỉ nên dùng để ngâm rửa và chữa trị ngoài da.

Dùng củ gừng tươi: Nhờ tính ấm, gừng giúp làm giảm đau nhức hiệu quả. Dùng gừng chữa đau mỏi gối cho phụ nữ sau sinh là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Bạn có thể áp dụng theo cách làm sau:

  • Dùng 4 – 5 củ gừng tươi, rửa sạch sau đó giã nát.
  • Tiếp đến cho gừng vào trong một tấm vải, đun nồi nước sôi.
  • Khi nước sôi cho bọc gừng vào trong, đun tới khi gừng ấm thì nhấc lên và vắt cho ráo nước.
  • Đắp trực tiếp khăn bọc gừng lên đầu gối bị đau, giữ trong khoảng 15 phút.
  • Thực hiện biện pháp này mỗi ngày 2 – 3 lần giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi hiệu quả và an toàn.

Ngoài các cách làm trên, chị em có thể sử dụng thảo dược khác như ngải cứu, lá trầu không,… làm thuốc chữa đau mỏi gối tại nhà. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng muối rang nóng đắp lên đầu gối trị đau mỏi. Phương pháp dân gian lành tính, phù hợp cho người bị đau nhẹ, sau một thời gian tình trạng nhức mỏi thuyên giảm hẳn.

Chữa đau khớp gối sau sinh bằng thuốc Đông y

Dùng thuốc Đông y chữa đau khớp gối sau sinh cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Do thuốc Đông y lành tính, an toàn cho mẹ và bé. Đặc biệt, thuốc có thể dùng kéo dài mà ít phát sinh tác dụng phụ cho cơ thể như một số thuốc tân dược khác.

Các biện pháp điều trị đau khớp gối sau sinh
Chữa đau khớp gối sau sinh bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, tình trạng sau sinh xuất hiện cơn đau mỏi khớp gối thường bắt nguồn từ tình trạng khí huyết tắc nghẽn, suy yếu lục phũ ngũ tạng. Chính vì thế, để chữa trị, thầy thuốc sẽ kê cho người bệnh những dược liệu giúp làm mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết. Mỗi tình trạng sẽ được chỉ định thang thuốc phù hợp. Một số bài thuốc như:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị gồm 15g uy linh tiên, lết hợp với 9g mỗi vị gồm tân giao, nhũ hương, khương hoạt, độc hoạt, quế chi, đương quy, xuyên khung. Nguyên liệu rửa sạch sau đó đun với nước đến khi cạn còn 1 bát, uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng các vị như 16g tang ký sinh, kết hợp với 12g đương quy, ngưu tất, đảng sâm, sinh địa, độc hoạt và đỗ trọng, 10g mỗi vị gồm phòng phong, bạch thược, phục linh, 8g xuyên khung, 8g tần giao và 4g mỗi loại như cam thảo, tế tân, quế chi. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng các vị gồm 30g mỗi loại bạch linh, tần giao, thục địa, 15g đẳng sâm, 10g xuyên khung, đỗ trọng, 9g độc hoạt, phòng phong, kết hợp với 6g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Sử dụng thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên mẹ đang cho con bú nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Nhất là tránh tuyệt đối việc tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để ngăn nguy cơ phát sinh tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe cho mẹ và bé.

Lưu ý cho phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến, nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, không nên chủ quan nhất là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường diễn ra thường xuyên, kéo dài dai dẳng và có mức độ nghiêm trọng hơn. Một số vấn đề cần lưu ý để sớm cải thiện cơn đau mỏi khó chịu như:

Lưu ý cho phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối
Lưu ý cho phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kẽm,… Đồng thời hạn chế ăn những món chứa gluten cao như bánh mì, ngũ cốc, nước tương. Cân bằng chế độ dinh dưỡng để cơ thể sớm lấy lại sức sau sinh, giảm đau mỏi.
  • Tránh thực hiện các động tác dùng lực mạnh tác động lên khớp gối. Mẹ nên vận động di chuyển nhẹ nhàng, không nên làm việc và lao động quá sức.
  • Khi bế trẻ, tránh gập người hoặc cong lưng làm co giãn dây chằng sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập luyện thể dục, vận động phù hợp, sau sinh không nên tập các bài đòi hỏi các động tác cầu kỳ, dùng lực mạnh. Chị em có thể tham khảo các bộ môn luyện tập nhẹ nhàng, đồng thời cân chỉnh thời gian tập, cường độ phù hợp với thể trạng để giúp cơ thể khỏe mạnh, không làm ảnh hưởng xương khớp.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp gối sau sinh. Mặc dù không phải là vấn đề hiếm gặp và đặc biệt nguy hiểm, tuy nhiên chị em không nên chủ quan. Cần tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phù phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Xem Thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...