4 Cách Dùng Lá Ổi Trị Trào Ngược Dạ Dày Người Bệnh Nên Áp Dụng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Lá ổi được biết đến như một vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả trào ngược dạ dày. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hiệu quả khi sử dụng lá ổi trị trào ngược dạ dày, đồng thời hướng dẫn 4 cách dùng loại lá này trị bệnh hiệu quả nhất.
Dùng lá ổi trị trào ngược dạ dày hiệu quả không?
Hiện nay, cả Y học cổ truyền và Y học học hiện đại đều đã chứng minh về hiệu quả khi sử dụng lá ổi chữa trào ngược dạ dày. Cụ thể như sau:
Theo Y học cổ truyền, lá ổi có vị chát, tính ấm, quy vào kinh tỳ vị, đại tràng. Vậy nên, loại lá này thường có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng bệnh rất tốt.
Về khía cạnh Y học hiện đại, sau các nghiên cứu về thành phần của lá ổi, chuyên gia đã phát hiện trong loại lá này có chứa nhiều hoạt chất tốt giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Cụ thể, khi sử dụng đúng cách, lá ổi mang lại những lợi ích như:
- Trung hòa axit dạ dày: Lá ổi chứa hàm lượng cao tanin – một hoạt chất có khả năng trung hòa axit dạ dày dư thừa, giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ chua và khó chịu ở thượng vị.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tanin trong lá ổi còn có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit dạ dày, kết hợp cùng một số hoạt chất khác giúp làm se các vùng niêm mạc bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo niêm mạc.
- Kháng khuẩn và chống viêm: Lá ổi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn H.pylori – một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược và các bệnh về dạ dày.
- Cải thiện tiêu hóa: Lá ổi chứa các enzym tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm bớt áp lực cho dạ dày, từ đó loại bỏ tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón ở người bị trào ngược dạ dày.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa trong lá ổi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng của cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa sự tấn công từ hại khuẩn và ngăn ngừa bệnh trào ngược tái phát.
Sử dụng lá ổi đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau bụng,… Đồng thời phương pháp này cũng rất an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị.
Tuy nhiên, dùng lá ổi trị trào ngược dạ dày chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Với trường hợp trào ngược dạ dày mức độ nặng, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị y tế chuyên sâu.
4 cách dùng lá ổi trị trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà
Dưới đây, chuyên gia sẽ chia sẻ chi tiết về 4 cách dùng lá ổi chữa trào ngược dạ dày hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà.
Nhai lá ổi trực tiếp
Đây là cách dùng lá ổi trị trào ngược dạ dày đơn giản nhưng giúp người bệnh hấp thu được trọn vẹn hoạt chất trong lá ổi. Bên cạnh tác dụng cải thiện trào ngược, nhai lá ổi còn làm giảm viêm nướu và giúp răng chắc khỏe hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá ổi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi, do ăn trực tiếp nên cần đảm bảo làm sạch kỹ càng, bạn nên ngâm lá ổi với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất.
- Bước 2: Nhai trực tiếp lá ổi, cần nhai kỹ và nuốt từ từ. Nên áp dụng phương pháp này vào sáng sớm để hiệu quả phát huy tối đa.
Trà lá ổi và mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày do acid dịch vị bào mòn. Bên cạnh đó, mật ong cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa acid và giảm bớt các triệu chứng trào ngược. Vậy nên, khi kết hợp lá ổi với mật ong sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và thúc đẩy phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g lá ổi non.
- 500ml nước.
- 2 muỗng mật ong.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá ổi non, ngâm với nước muối loãng trong 5 – 10 phút rồi vớt ra.
- Bước 2: Cắt lá ổi thành sợi nhỏ (hoặc vò nát) rồi cho vào nồi, thêm 500ml nước và sắc đến khi can còn 200ml.
- Bước 3: Rót nước lá ổi ra cốc, đợi nguội bớt rồi cho mật ong vào khuấy đều.
- Bước 4: Nên uống nước lá ổi mật ong trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Lá ổi và gạo lứt
Một trong những cách dùng lá ổi trị trào ngược dạ dày được nhiều người lựa chọn là kết hợp cùng gạo lứt. Hàm lượng lớn chất xơ trong gạo lứt có tác dụng trung hòa acid, giảm tần suất cơn trào ngược xuất hiện. Ngoài ra, các hoạt chất khác trong gạo lứt như kali, magie, sắt cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm lành các vị trí niêm mạc thực quản dạ dày bị acid bào mòn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g lá ổi non.
- 100g gạo lứt.
- 1 lít nước.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa lá ổi kỹ với nước sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi thái nhỏ.
- Bước 2: Gạo lứt đem vo sạch rồi cho vào chảo rang đến khi có mùi thơm.
- Bước 3: Cho cả 2 nguyên liệu gạo lứt và lá ổi vào nồi, thêm nước và sắc trên lửa nhỏ.
- Bước 4: Đợi đến khi nước sắc sôi, cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống trong ngày.
Kết hợp gừng và lá ổi trị trào ngược dạ dày
Trong cả 2 nguyên liệu lá ổi và gừng đều có những hoạt chất thiết yếu mang tác dụng trung hòa acid và làm dịu các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Theo phản hồi từ người dùng, sau khoảng 1 tháng áp dụng phương pháp này sẽ cho hiệu quả cải thiện bệnh rõ ràng nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 – 6 búp lá ổi non.
- 1 nhánh gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, lá ổi cắt thành khúc nhỏ và gừng thái thành lát mỏng.
- Bước 2: Làm nóng chảo, đem hỗn hợp trên đi sao vàng.
- Bước 3: Cuối cùng, cho các nguyên liệu gồm gừng và lá ổi vào nồi, thêm 1.5 lít nước đun sôi. Đợi khi nước sắc cạn còn 500ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống.
Ai không nên uống nước lá ổi chữa trào ngược dạ dày?
Một số trường hợp sau đây không nên uống nước lá ổi chữa trào ngược dạ dày
- Người bị các bệnh ngoài da: Bao gồm bệnh chàm, viêm da cơ địa,… do chiết xuất trong lá ổi có thể gây kích ứng da, làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
- Người huyết áp thấp: Nước lá ổi có khả năng hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
- Người đang sử dụng thuốc Tây: Nước lá ổi có thể tương tác với một số loại thuốc Tây, làm giảm hiệu quả thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.
- Người bị táo bón: Do lá ổi có tính nóng, dễ gây táo bón nên những người đang gặp tình trạng này không nên dùng lá ổi để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người có cơ địa dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong lá ổi. Do đó, cần thử sử dụng với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, do đó, không nên sử dụng lá ổi cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Ngoài ra, một số đối tượng như người đang trong giai đoạn điều trị ung thư, người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, suy thận,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thức uống này.
Lưu ý an toàn khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi
Dưới đây là một số khuyến nghị quan trọng cho người bệnh khi sử dụng lá ổi chữa trào ngược dạ dày:
- Nên sử dụng lá ổi non, xanh, không bị sâu bệnh, héo úa hoặc có mùi lạ để đảm bảo đạt đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
- Lá ổi dễ bắt bụi nên trước khi dùng cần làm sạch kỹ càng, nên ngâm nước muối trong 15 phút để loại bỏ tạp chất hoàn toàn.
- Không nên lạm dụng lá ổi, chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây phản tác dụng hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Một số người có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu khi sử dụng lá ổi. Cần ngừng sử dụng khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, đồng thời với bác sĩ để được xử lý an toàn.
Sử dụng lá ổi trị trào ngược dạ dày đem lại kết quả tốt và rất an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến nghị nên kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Xem Thêm:
- 6 Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Trào Ngược Dạ Dày Khỏi Nhanh
- 2 Cách Dùng Lá Vối Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!