4 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp dân gian được đánh giá an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Rất nhiều người bệnh phản hồi áp dụng phương pháp này giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng,… Để kiểm chứng về kết quả này, chuyên gia đã tiến hành phân tích chi tiết và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực sự hiệu quả không?

Lá trầu thường có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh da liễu, xương khớp,… trong đó, loại lá dược liệu này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh về hệ tiêu hóa. Phương pháp sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực sự mang lại hiệu quả tốt và đã được Y học kiểm chứng.

Y học cổ truyền

Theo các ghi chép trong Y thư, lá trầu không mang tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Sử dụng lá trầu đúng cách còn giúp điều hòa khí huyết, làm ấm cơ thể, bổ tỳ vị và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Do đó, lá trầu là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều trị bệnh liên quan đến tỳ vị như: Trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày,….

Hiệu quả chữa trào ngược dạ dày từ lá trầu được Y học công nhận
Hiệu quả chữa trào ngược dạ dày từ lá trầu được Y học công nhận

Y học hiện đại

Lấy kết quả phân tích từ các cuộc nghiên cứu, chuyên gia cho biết trong lá trầu có chứa các hoạt chất tốt giúp cải thiện tích cực tình trạng trào ngược dạ dày như:

  • Vitamin và khoáng chất: Bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C và thiamin, niacin, carotene, riboflavin,.. có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày, hạn chế xuất hiện các cơn trào ngược dạ dày và làm dịu triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn trớ,…
  • Betel – Phenol: Đây là hoạt chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các hại  khuẩn gây bệnh trào ngược hoặc viêm loét dạ dày như virus HP, trực khuẩn Coli, Subtilis, tụ cầu,…
  • Tanin: Là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, thực quản do acid dịch vị và các hại khuẩn gây ra.

4 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết 4 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn.

Uống nước lá trầu không

Đây là cách giúp cơ thể dễ dàng hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất tốt có trong lá trầu, giúp phát huy tác dụng cải thiện bệnh trào ngược hiệu quả. Tuy nhiên, do sử dụng nước cốt lá trầu nguyên chất nên những người lần đầu sử dụng sẽ hơi khó thích ứng với hương vị của thức uống này.

Chuẩn bị nguyên liệu: 4 – 6 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu, ngâm nước muối loãng trong 5 – 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất hoàn toàn.
  • Bước 2: Vò nát lá trầu, đó cho vào ấm và hãm với nước nóng trong 10 phút. Để giảm bớt mùi cay nồng của lá trầu, bạn có thể cho lá vào nồi, thêm nước rồi đun sôi và chắt ra uống.
  • Bước 3: Nước lá trầu nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng và uống khi nước còn ấm nóng để hiệu quả phát huy tốt nhất.

Nhai lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Nếu không có quá nhiều thời gian để nấu nước lá trầu, bạn có thể áp dụng phương pháp nhai trực tiếp. Cách này cũng được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày như đau bụng, buồn nôn, nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 4 – 5 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại.
  • Bước 2: Đợi khi lá trầu ráo nước thì nhai trực tiếp, chú ý nhai kỹ rồi nuốt từ từ.
  • Bước 3: Người bệnh nên áp dụng cách chữa này mỗi ngày, liên tục thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Nhai trực tiếp lá trầu giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày rất tốt
Nhai trực tiếp lá trầu giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày rất tốt

Đắp lá trầu lên bụng

Đắp lá trầu lên bụng sẽ giúp các hoạt chất dễ dàng thấm sâu qua da và phát huy tác dụng. Đây là phương pháp giảm đau tại chỗ, giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược gây đau rát thượng vị, đau tức bụng rất tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 – 15 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu, vớt lên cho ráo nước.
  • Bước 2: Đem xay nhuyễn lá trầu với ½ thìa muối hạt.
  • Bước 3: Lấy hỗn hợp trên đắp lên bụng và vùng thượng vị trong 20 phút.
  • Bước 4: Sau thời gian này, lấy hỗn hợp trên ra, dùng tay nhẹ nhàng massage bụng trong 10 phút.
  • Bước 5: Chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện hiện đắp lá trầu lên bụng từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Kết hợp lá trầu cùng nước dừa

Một trong những cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày được khuyến khích áp dụng là kết hợp cùng nước dừa. Chuyên gia cho biết, sự kết hợp giữa các hoạt chất từ 2 nguyên liệu này sẽ giúp tăng cường chức năng dạ dày, giảm nhanh lượng acid dịch vị dư thừa, ngăn ngừa các cơn trào ngược hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá trầu tươi, 1 quả dừa xiêm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu và ngâm với nước muối từ 5 – 10 phút.
  • Bước 2: Cắt nhỏ lá trầu rồi đem xay nhuyễn để lượng tinh dầu tiết ra từ lá trầu nhiều nhất.
  • Bước 3: Dừa xiêm đem cắt vạt đầu, sau đó cho lượng lá trầu đã xay nhuyễn vào và ngâm trong 30 phút.
  • Bước 4: Cuối cùng lọc lấy nước cốt của hỗn hợp trên và uống vào buổi sáng khi mới thức dậy.

Nên uống nước dừa lá trầu khoảng 3 – 4 lần/tuần, người bệnh phản hồi sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Nên uống lá trầu cùng nước dừa mỗi tuần từ 3 - 4 lần
Nên uống lá trầu cùng nước dừa mỗi tuần từ 3 – 4 lần

Dùng lá trầu chữa trào ngược dạ dày có gây tác dụng phụ không?

Phương pháp sử dụng lá trầu không chữa bệnh trào ngược dạ dày được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, lá trầu có tính nóng và vị cay nồng, do đó nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây một số tác dụng phụ như: Cồn cào bụng, nóng trong người, đau rát họng, tiêu chảy, nóng rát thượng vị.

Vậy nên, để tận dụng tối đa hoạt chất từ lá trầu và không gây tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nếu áp dụng phương pháp uống, bạn chỉ sử dụng từ 8 – 16g lá trầu một ngày, đồng thời các bài thuốc này cần dùng trong ngày, bởi nếu để qua đêm sẽ bị chua, ôi thiu không tốt cho sức khỏe.
  • Sử dụng nguyên liệu sạch, nên chọn các loại lá tươi, màu xanh đậm, không bị dập nát. Trước khi sử dụng nên ngâm nước muối để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây, người bệnh nên giãn cách thời gian sử dụng bài thuốc từ lá trầu khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo không gây tương tác hoạt chất nguy hiểm.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn đỏ, đau bụng, buồn nôn,… sau khi dùng lá trầu, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra, xử lý an toàn.

Trên đây là giải đáp về hiệu quả của phương pháp sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày và hướng dẫn cách cách thực hiện chi tiết. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng hoặc áp dụng các phương pháp này không có tác dụng, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện và điều trị với phác đồ chuyên sâu để mang lại kết quả tốt nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...