Mổ Cột Sống Có Nguy Hiểm Không? Có Nên Mổ?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mổ cột sống có nguy hiểm không và nên mổ trong trường hợp nào là những câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Đây được xem là phương pháp cuối cùng trong phác đồ điều trị các bệnh về cột sống nếu đã quá nặng. Tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng và rủi ro cao. Vậy có nên mổ cột sống hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mổ cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ không?
Cột sống là một trong những cơ quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Có thể kể đến như nâng đỡ trọng lượng cơ thể, nâng đỡ cơ thể luôn đứng thẳng trên 2 chân, điều khiển các cử động của cơ thể. tạo dáng lưng thẳng và giúp bảo vệ các rễ thần kinh, tủy sống một cách tối đa.
Tuy nhiên, khi cột sống bị tổn thương do chấn thương nặng, té ngã, mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… sẽ khiến cơ thể đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài gây ảnh hưởng đến các động tác di chuyển, khó khăn khi cử động kèm theo nhiều triệu chứng khác như tê bì tay, chân, có cảm giác nóng ran…
Các bệnh lý về cột sống thường diễn tiến qua nhiều giai đoạn, ở giai đoạn đầu mức độ đau nhẹ và không thường xuyên, người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng thuốc (thuốc Tây, Đông y hay thuốc Nam) và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi các cơn đau cột sống ngày càng dữ dội, không đáp ứng hiệu quả với các biện pháp trên và bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì mổ cột sống là điều cấp thiết cần thực hiện ngay.
Nhiều người nghĩ rằng mổ thoái hóa cột sống thắt lưng hay cổ là biện pháp có khả năng giải quyết triệt để và tận gốc căn bện này, sau phẫu thuật bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không còn đau nhức, lấy lại chức năng và hình dáng ban đầu của cột sống. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết thực tế lại không hoàn toàn đúng như vậy.
Bởi mổ cột sống không phải là biện pháp hoàn hoàn nhất để điều trị bệnh dứt điểm. Thực chất, mổ cũng chỉ là biện pháp giúp giảm đau nhức, giảm các triệu chứng liên quan khi chúng đã đến mức độ mà cơ thể không chịu đựng được nữa và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu người bệnh sinh hoạt, vận động và ăn uống không khoa học, lành mạnh.
Hơn thế nữa, hầu hết các ca mổ cột sống đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, biến chứng cao trong và sau khi mổ. Vì vậy, liệu có nên mổ cột sống hay không? Câu trả lời có và chỉ được thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Cụ thể một số trường hợp nên thực hiện mổ cột sống gồm:
- Những người đang phải đối mặt với các cơn đau nhức dữ dội, khi bùng phát là kéo dài dai dẳng vài tuần, thậm chí vài tháng cũng không có dấu hiệu thuyên giảm dù tuân thủ đúng các biện pháp điều trị bảo tồn.
- Cột sống bị tổn thương đến mức ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa khiến chân tay tê bì, yếu, thậm chí có những người bị teo cơ rất nhanh chỉ sau một thời gian bệnh trở nặng.
- Các đốt sống bị tổn thương gây chèn ép lên ống sống, tủy sống và dây thần kinh.
- Những trường hợp bị đau cột sống thắt lưng hay cột sống cổ biến chứng thành thoát hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… dẫn đến các rễ thần kinh bị chèn ép gây khó khăn và hạn chế trong việc vận động.
- Cột sống bị biến dạng, thẳng đứng hoặc gấp khúc khiến lưng bị gù, cong vẹo…
Bị hẹp ống sống, viêm cột sống dính khớp, bị rạn thân đốt sống do loãng xương, u và viêm xương đốt sống… cũng được cân nhắc tiến hành phẫu thuật. - ….
Tóm lại, bản thân của người mắc bệnh cột sống không thể tự quyết định được có thể thực hiện mổ hay không. Tốt nhất hãy đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra thể chất và xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu thật sự tình trạng thực sự nghiêm trọng mới được chỉ định phẫu thuật. Trường hợp nếu được yêu cầu mổ cột sống người bệnh cũng phải hết sức tuân thủ liệu phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra để đạt kết quả tốt nhất.
Các biến chứng mổ cột sống thường gặp
Bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và mổ cột sống cũng không ngoại lệ. Tùy vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh nặng hay nhẹ của từng người và tay nghề chuyên môn của bác sĩ, điều kiện vật chất, trang thiết bị, máy móc mà tỷ lệ phần trăm rủi ro ở từng người bệnh là khác nhau.
Có thể kể đến một số biến chứng điển hình sau:
- Nhiễm trùng hậu phẫu: Đây là biến chứng phổ biến nhất ở hầu hết các ca phẫu thuật cột sống. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra tại vùng da bị rạch mổ, bên trong ống cột sống xung quanh các dây thần kinh hoặc bên trong đĩa đệm. Trường hợp chỉ bị nhiễm trùng ngoài da sẽ được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh, còn nếu bị nhiễm trùng bên trong bắt buộc phải can thiệp hút mủ và kết hợp dùng kháng sinh để phục hồi an toàn, hiệu quả.
- Viêm tắc tĩnh mạch: Bên cạnh nhiễm trùng thì viêm tắc tĩnh mạch cũng là một trong những biến chứng thường gặp sau khi mổ. Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch hay còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng này thường xảy ra sau khi thực hiện nhiều loại thủ thuật trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng này sẽ khiến máu huyết không di chuyển trơn tru trong tĩnh mạch và bị trì trệ.
- Tổn thương rễ thần kinh, tủy sống: Cột sống là bộ phận tập trung hệ thống lớn các dây thần kinh nên chỉ cần trong quá trình phẫu thuật xảy ra một sai sót nào, dù chỉ nhỏ 1mm cũng có nguy cơ làm tổn thương rễ thần kinh, tủy sống dẫn đến tai biến, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Biến chứng thoái hoá cột sống: Sự vận động của các đốt sống trên vùng đĩa đệm đã bị cắt bỏ hay vùng cột sống bị gai không phục hồi trở lại như tình trạng ban đầu sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa, chủ yếu là thoái hóa cột sống lưng.
- Các cơn đau kéo dài dai dẳng hơn: Không phải trường hợp nào sau khi mổ cột sống cũng có thể phục hồi hồi hoàn toàn. Lúc này, các dây thần kinh bị tổn thương do gai cột sống hoặc áp lực của các đĩa đệm vị thoát vị chưa được cải thiện 100% khiến người bệnh bị đau nhức dai dẳng. Thậm chí, kèm theo đó là sự xuất hiện của các mô sẹo xung quanh dây thần kinh sau khi phẫu thuật cũng góp phần không nhỏ khiến người bệnh đau nhức dữ dội, thậm chí nặng hơn so với tình trạng ban đầu.
- Nguy cơ cao tái tái phát bệnh: Mổ cột sống có tỷ lệ điều trị thành công cao tuy nhiên cũng có tỷ lệ tái phát rất lớn. Theo thống kê có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tái phát sau khi thực hiện mổ cột sống. Tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng thường là trong vòng 6 tuần đầu tiên sau khi mổ.
Một số phương pháp mổ cột sống được áp dụng phổ biến hiện nay
Đối với những căn bệnh có liên quan đến cột sống cần thực hiện mổ được chỉ định một trong những phương pháp sau đây:
Mổ truyền thống
Mổ truyền thống còn được gọi là mổ hở, đây là phương pháp đã được áp dụng từ xưa cho đến nay. Cách mổ này giúp loại bỏ sự chèn ép gây áp lực của cột sống lên các rễ dây thần kinh, nhờ đó ngăn chặn nguy cơ gây viêm hay biến dạng cột sống.
Tuy nhiên, nền y học hiện đại cho biết phương pháp này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro gây biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, mất nhiều máu, tổn thương đến các mô mềm xung quanh nếu mổ không đúng kỹ thuật, thậm chí có nhiều trường hợp phải mổ lại.
Mổ nội soi
Đây là phương pháp tiên tiến, khắc phục các khuyết điểm của mổ hở. Cụ thể sau khi thực hiện thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Rạch một đường rất nhỏ ở sau lưng, tại vị trí cột sống đang bị tổn thương.
- Dùng thiết bị nội soi nhỏ luồn vào bên trong cột sống tại vết rạch. Thiết bị này được gắn một máy thu ảnh mini và hiển thị ra màn hình lớn bên ngoài.
- Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tiến hành xử lý nguyên nhân gây tổn thương cột sống, chẳng hạn như loại bỏ khối thoát vị, cắt bỏ gai xương.
Phương pháp cố định cột sống
Phương pháp này thường được dùng cho trường hợp đĩa đệm cột sống thắt lưng bị lệch ra ngoài, bị biến dạng. Thông qua việc loại bỏ các nhân nhầy thừa của đĩa đệm, sau đó cố định lại bằng các mối hàn nối từ các mảnh xương ghép. Cuối cùng là cố định lại bằng ốc vít, dây kim loại. Phương pháp này có tác dụng nắn chỉnh lại cột sống trở lại hình dạng ban đầu, lấy lại dáng thẳng của lưng, giúp người bệnh di chuyển và vận động dễ dàng hơn.
Mổ bắt vít cột sống
So với mổ hở và mổ nội soi thì mổ bắt vít cột sống rất ít phải xâm lấn trên da, nhờ đó giảm tối đa những tổn thương đến các mô cơ mềm xung quanh. Đường rạch vô cùng nhỏ, không gây mất máu nhiều, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hồi phục nhanh.
Bác sĩ sẽ tiến hành bắt ốc vít và các thanh kim loại vào và cố định vào mặt sau của đốt sống cần phải điều trị. Đồng thời lấy bớt các mảnh vỡ của đĩa đệm, gai xương… ra ngoài để ghép xương mới vào các khoảng trống. Sau khi hoàn thành, phần xương ghép sẽ được gắn chặt vào đốt sống cả trên và dưới, tạo thành đốt xương dài.
Mổ bằng tia laser
Đây là phương pháp tân tiến của nền y học hiện đại, khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các phương pháp cũ. Cách mổ này sử dụng nguồn năng lượng từ tia laser để làm giảm áp lực lên đĩa đệm, nhờ đó làm giảm sự chèn ép của cột sống lên các dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này chính là hoàn toàn không xâm lấn trên a thịt, dù là nhỏ nhất, tránh để lại sẹo xấu trên da mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Có thể thấy, nền y học hiện đại có rất nhiều phương pháp mổ cột sống khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp mổ phù hợp nhất.
Một số lưu ý sau khi mổ cột sống
Các bác sĩ khuyên người người bệnh sau khi thực hiện mổ cột sống cần hết sức chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp vết mổ nhanh lành, sức khỏe phục hồi và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Về chế độ ăn uống
- Vừa mổ xong nên ưu tiên ăn những thức mềm, dễ hấp thụ như cháo, súp, canh hầm xương hoặc những món ăn không có nhiều dầu mỡ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
- Xây dựng một chế độ thực đơn với chế độ dinh dưỡng đầy đủ thông qua các loại thực phẩm đa dạng để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ cho vết thương nhanh lành hơn. Ưu tiên các nhóm thực phẩm như rau xanh, trái cây, các loại cá… và các loại thực phẩm khác giàu canxi. Cân nhắc về lượng protid trong các loại thực phẩm nguồn gốc động – thực vật.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi, thâm như trứng, thịt bò, rau muống… để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Về chế độ sinh hoạt
- Khoảng 1 tuần kể từ sau khi mổ cột sống, người bệnh nên nằm yên và nghỉ ngơi tại giường. Lưu ý nệm không được quá mềm gối không được quá cao để tránh làm cong cột sống, không nằm võng và hạn chế tối đa số lần vận động, đi lại.
- Đồng thời, nên tránh tất cả các động tác như gập người, vặn, xoay mình… trong thời gian này để vết thương không bị tổn thương và nhanh lành hơn.
- Khoảng 3 tháng sau đó, khi vết mổ đã lành lại, cột sống đã ổn định, bắt đầu phục hồi chức năng được khoảng 80%, người bệnh vẫn phải chú ý trong việc nghỉ ngơi và vận động. Vẫn nên dành phần lớn thời gian nghỉ dưỡng tại nhà, tránh các động tác bưng bê, mang vác hay va chạm mạnh với bất kỳ thứ gì… để tránh tổn thương đến cột sống.
- Đặc biệt, trong vòng 3 tháng kể từ sau khi mổ cột sống phải kiêng tuyệt đối không được quan hệ tình dục.
- Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, hãy bắt đầu vận động với một vài bài tập yoga nhẹ nhàng đơn giản hoặc đi dạo, đi bộ dưỡng sinh… Tuyệt đối không thực hiện các động tác thể dục mạnh để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.
- Tuân thủ đúng theo sự chỉ định điều trị của bác sĩ và các hướng dẫn tập vật lý trị liệu, không nên quá nôn nóng trong việc phục hồi chức năng cột sống lại như bình thường để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Ngoài ra, tùy vào phương pháp mổ mà bạn chọn lựa sẽ có giá khác nhau, chẳng hạn như mổ thường khoảng 15 – 20 triệu, mổ nội soi từ 20 – 40 triệu… Ngoài ra còn kèm theo nhiều chi phí khác như xét nghiệm, thuốc men, giường bệnh… Vì vậy, hãy cân nhắc chuẩn bị tài chính trước.
Mổ cột sống hay bất kỳ cuộc phẫu thuật nào luôn là phương pháp cuối cùng trong phác đồ điều trị. Kết quả của cuộc phẫu thuật cũng rất cao, tuy nhiên thực sự không hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ vì tỷ lệ tái phát cũng cao không kém. Vì vậy, hãy thăm khám tại bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem Thêm:
- Xương Cột Sống Bị Lồi Báo Hiệu Bị Gì? [Chuyên Gia Tư Vấn]
- Đau Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!