Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Bệnh Gout Và Lưu Ý Quan Trọng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Gout là một bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người trên 40 tuổi, với biểu hiện đặc trưng đó là xuất hiện các cơn đau nhức, sưng viêm, nóng đỏ ở khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối,… Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout, giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả.

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Bệnh gout hình thành do nồng độ axit uric có trong huyết tương quá cao. Điều này khiến cho các tinh thể urat lắng đọng bên trong cơ thể, đặc biệt là các khu vực như sụn khớp, bao hoạt dịch,… Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp. 

Cần nắm rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân gout để cải thiện sức khỏe
Cần nắm rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân gout để cải thiện sức khỏe

Mặc dù việc ăn uống không thể giúp ngăn ngừa hoàn toàn bệnh gout. Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn kiểm soát nồng độ acid uric, giảm lượng purin, duy trì cân nặng và quản lý sức khỏe được tốt hơn.

Trong nguyên tắc xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị gout. Bệnh nhân cần kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Cụ thể như:

  • Năng lượng: Nạp vào 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Chất đạm: Nên dùng từ 0,8 – 1g/kg cân nặng mỗi ngày, trong đó các loại thịt, hải sản < 150g/ngày.
  • Chất béo: Tiêu thụ 18-25% nhu cầu năng lượng.
  • Lượng muối: Sử dụng không vượt quá 5g muối/ngày.
  • Lượng nước: Nên uống khoảng 40ml/kg cân nặng/ngày tương đương với 1,5-2 lít nước/ngày. Nên dùng nước khoáng kiềm hoặc nước kiềm 14%.
  • Chất bột đường: 60 – 70% tổng năng lượng khẩu phần.
  • Vitamin C: Nên sử dụng khoảng 500mg/ngày.
  • Natri (Sodium): Dùng tối đa < 2.000mg/ngày.
  • Purine: Tiêu thụ < 400mg/ngày. 
  • Rau, củ: Bổ sung khoảng ≥ 400g/ngày.
  • Trái cây chín: Nên ăn từ 100 – 200g/ngày.
  • Chất xơ: Cần nạp vào cơ thể khoảng 20 – 22g/ngày.

Chi tiết thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị gout. Bởi nếu lựa chọn thực phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm, đau nhức ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout khá chi tiết, bạn có thể tham khảo:

Thực đơn cho thứ 2:

  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên cám kẹp với trứng chiên + 1 ly sữa tươi không đường.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + salad trộn thịt ức gà + canh rau cải nấu thịt bằm + 1 quả chuối tráng miệng. 
  • Bữa tối: 1 bát cơm trắng + 100g cá diêu hồng sốt chua ngọt + rau củ luộc chấm muối vừng + 1 hộp sữa chua không đường hoặc ít đường.
Thực đơn cho người bệnh gout cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu
Thực đơn cho người bệnh gout cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu

Thực đơn cho thứ 3:

  • Bữa sáng: 1 bắp ngô nếp luộc + 1 hộp sữa tươi ít đường.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + 100g thịt chân giò luộc + 200g cải bắp xào cà chua + 3 quả dâu tây.
  • Bữa tối: 1 bát con cơm trắng + đậu rán sốt cà chua + canh củ cải ninh xương + dứa tráng miệng.

Thực đơn cho thứ 4:

  • Bữa sáng: 1 bát phở gà +  1/2 quả táo.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + 50g tôm rang + canh cải cúc nấu thịt bằm + 1/2 bìa đậu rán.
  • Bữa tối: 1 bát con cơm trắng + canh bí đỏ nấu tỏi + thịt ba chỉ rang cháy cạnh + 1 ly sữa tươi không đường.

Thực đơn cho thứ 5:

  • Bữa sáng: 1 bát cháo sườn + 1 ly sữa hạt.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + thịt ức gà băm xào cà rốt và ngô ngọt + canh mồng tơi.
  • Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng + 100g sườn xào chua ngọt + canh mướp đắng nhồi thịt băm + thanh long tráng miệng.

Thực đơn cho thứ 6:

  • Bữa sáng: 1 bánh mỳ kẹp + 1 ly sữa đậu nành không đường.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + canh cá sông nấu rau cần + cà rốt luộc chấm muối vừng.
  • Bữa tối: 1,5 bát cơm trắng + canh chua cá lóc + lạc rang + dưa hấu tráng miệng

Thực đơn cho thứ 7:

  • Bữa sáng: 1 bát cháo đậu xanh hầm hạt sen + 1 ly nước ép cam.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + rau cải chân vịt xào tỏi + canh gà hầm nấm đông cô + ½ quả xoài tráng miệng.
  • Bữa tối: 1 bát cơm + cá hấp + 1 quả trứng xào mướp đắng + 1 bát canh rau muống.
Thực đơn phong phú, chất lượng cho người bệnh gout
Thực đơn phong phú, chất lượng cho người bệnh gout

Thực đơn cho chủ nhật: 

  • Bữa sáng: 1 suất bún chả + 1 nước ép lê.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm trắng + cá bống kho + củ cải luộc + bưởi tráng miệng
  • Bữa tối: 1 bát cơm + đậu bắp luộc chấm tương +100g thịt lợn nướng + 1 bát salad rau quả trộn dầu oliu.

Thực đơn dành cho người bệnh gout trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh có thể thay thế bằng một số loại thực phẩm tương tự khác. Tuy nhiên cần có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Trong quá trình xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bệnh nhân cần nhận diện được bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì. Nếu bạn chưa nắm rõ được loại thực phẩm nào phù hợp thì có có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh với hàm lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. 
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, nước hầm xương, bánh kẹo ngọt…
  • Kết hợp sử dụng thêm với các loại thực phẩm có khả năng chống viêm như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, dầu dừa, trà xanh, thảo mộc, dầu oliu,… để giúp giảm viêm và có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh gout.
  • Đảm bảo phải uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Cân nặng càng cao thì cần phải uống nhiều nước để đảm bảo trung hòa axit uric trong máu. Tuy nhiên chỉ nên uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả, không sử dụng nước ngọt đóng chai và đồ uống có cồn.
  • Ưu tiên sử dụng các món ăn được chế biến dưới dạng hấp, luộc, hạn chế dùng thực phẩm chiên rán, các món mặn như: kho, muối chua, ướp muối,…
  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không nên ăn quá no đặc biệt là vào bữa tối.
  • Có phương pháp giảm cân khoa học nếu có hiện tượng thừa cân, béo phì. Chế độ ăn kiêng cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Không nên ăn kiêng theo hướng tiêu cực như nhịn đói hoặc bỏ bữa.
  • Ngoài việc nắm rõ thực đơn cho người bị bệnh gout, bạn cũng cần kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý. Tốt nhất là tập luyện đều đặn mỗi ngày 30-45 phút, lựa chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng stress bằng cách thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, xem phim,…
  • Có thể sử dụng thêm những loại thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout mà bạn nên nắm rõ. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích. Từ đó người bệnh có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp.

Ngoài ra, theo lời khuyên từ Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) thì ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh còn cần kết hợp thuốc điều trị, kiên trì tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng kiểm soát cơn đau, ngăn bệnh tái phát.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, bác sĩ Lê Hữu Tuấn đã giúp hàng ngàn người bệnh gút thoát khỏi những cơn đau nhói, dai dẳng. Hiện tại, sau khi về hưu, bác sĩ Tuấn đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:

  • Cơ sở được cấp phép khám, bốc thuốc và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền chính thống.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành, giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm.
  • Sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương, bí truyền.
  • Nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều bài thuốc Nam có giá trị cao trong điều trị bệnh, đã thông qua kiểm định khoa học.
  • Là đối tác của VTV, VTC trong các chương trình về sức khỏe.
  • Trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
  • Thủ tục nhanh chóng, hỗ trợ người bệnh đặt lịch khám, chọn khám bác sĩ theo yêu cầu.

Để được bác sĩ Lê Hữu Tuấn tư vấn online hoặc đặt lịch thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ, người bệnh hãy liên hệ qua số HOTLINE 0987 173 258.

HOẶC KẾT NỐI TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...