6 Bài Thuốc Đắp Gai Cột Sống Từ Các Thảo Dược Dân Gian

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Áp dụng những bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược là mẹo dân gian được nhiều người ưa chuộng chọn lựa vì không chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt mà còn giúp tiết kiệm tối đa chi phí điều trị. Không những vậy, cách thực hiện cũng không quá khó và có tính an toàn cao. Cùng tìm hiểu về một số loại thảo dược thường dùng để chườm đắp trị gai cột sống trong bài viết dưới đây.

Gợi ý 6 bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược hiệu quả

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là người cao tuổi, người thường xuyên làm việc chân tay lao động nặng nhọc, đứng ngồi sai tư thế hay những người có tiền sử mắc một số bệnh lý xương khớp như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Người bệnh gai cột sống thường phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, ê buốt chạy dọc theo cột sống lan xuống hông, mông, tứ chi… gây hạn chế khả năng vận động.

Những trường hợp bị gai cột sống mức độ nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng, tần suất không thường xuyên hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các bài thuốc dân gian, trong đó nên ưu tiên các bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược. Những bài thuốc này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tác động và làm giảm tê bì, căng cứng cơ cũng như góp phần phục hồi chức năng cột sống hiệu quả.

Sau đây là TOP 6 bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược quen thuộc được nhiều người áp dụng như:

1. Bài thuốc đắp xương rồng trị gai cột sống

Xương rồng là loại thực vật quen thuộc được trồng để làm cảnh, tuy nhiên ít ai biết đây cũng là loại thảo dược được dùng để điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp, trong đó có bệnh gai cột sống. Trong loại dược liệu này có chứa một số hoạt chất như: axit citric, taraxerol, euphorbol, tartaric, friedelan-3a-ol… có khả năng giảm đau, kháng viêm tại vùng gai cột sống hiệu quả.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Xương rồng đắp trị gai cột sống là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng ba chia, nhổ bỏ hết gai và rửa sạch.
  • Đốt than nóng rồi cho xương rồng lên nướng, nướng đều hai mặt mỗi bên 5 phút.
  • Khi xương rồng chuyển màu và tỏa mùi thơm thì lấy xuống, đợi cho nguội bớt hãy tiến hành chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau.
  • Lưu ý nhiệt độ của bẹ xương rồng phải phù hợp, không được quá nóng để tránh gây bỏng nhưng cũng không được quá nguội vì sẽ không hiệu quả.
  • Đắp lên cột sống trong vòng 15 phút, nếu muốn đắp tiếp có thể nướng sơ lại trên bếp cho nóng.

Ngoài cách này, bạn cũng có thể tận dụng phần ruột bên trong của cây xương rồng đem đi sao nóng cùng với muối. Khi hỗn hợp khô lại và có mùi thơm thì đổ vào túi chườm rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức do mọc gai xương.

2. Chườm đắp lá lốt giảm đau nhức gai cột sống

Lá lốt là loại thảo dược có chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào và có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ giảm đau rất tốt. Chính vì vậy, sử dụng lá lốt để chườm đắp là mẹo hay giúp làm giảm đau mỏi, ê nhức do các gai xương gây ra. Còn muối biển có khả năng kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này càng làm tăng hiệu quả cho bài thuốc.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Bài thuốc đắp từ lá lốt kết hợp với muối biển đem lại hiệu quả cao cải thiện các triệu chứng gai cột sống

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và muối biển dạng hạt to.
  • Lá lốt rửa sạch, ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để cho thật ráo nước.
  • Cho lá lốt và muối vào chảo sao nóng cho đến khi lá lốt ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Trải một tấm vải ra, đổ hỗn hợp thu được vào trong rồi buộc chặt đầu túi chườm lại.
  • Sau đó chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức cho đến khi hỗn hợp nguội lại.
  • Nếu muốn chườm tiếp bạn có thể cho ra chảo sao nóng lại và tiếp tục thực hiện.

3. Ngải cứu – Thảo dược chữa gai cột sống hiệu quả

Ngải cứu là loại thực vật được trồng rất phổ biến ở nước ta, vừa được sử dụng trong chế biến thức ăn vừa là thảo dược trị bệnh. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay nhẹ, tính ấm, quy vào kinh can, thận và tỳ. Theo đó, vị thuốc này có khả năng kháng viêm, đả thông kinh lạc, tiêu trừ hàn thấp, cải thiện đau nhức và đặc biệt là an thai. Đối với bài thuốc đắp trị gai cột sống bằng ngải cứu, đây là mẹo dân gian hay được nhiều người áp dụng và công nhận về hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Ngải cứu là loại dược liệu Đông y có khả năng kháng viêm, đả thông kinhu lạc, giảm đau nhức mỏi hiệu quả

Cách thực hiện:

Cách 1: Kết hợp ngải cứu và rượu

  • Chuẩn bị một nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và cho vào cối giã nhuyễn.
  • Trộn thêm 20ml rượu trắng, khuấy đều lên rồi cho vào chảo đun lên.
  • Khi thấy hỗn hợp khô vừa phải, đổ ra tấm vải mỏng, buộc chặt đầu rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương.
  • Mỗi lần đắp khoảng 5 – 7 phút và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày tùy theo nhu cầu của người bệnh.

Cách 2: Ngải cứu kết hợp với muối

  • Chuẩn bị 200g ngải cứu (bao gồm cả phần thân và lá), một ít muối hạt.
  • Rửa sạch ngải cứu rồi cắt nhỏ, ngâm trong nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho hết phần ngải cứu vào chảo sao nóng cùng muối hạt khoảng 3 phút.
  • Đổ hỗn hợp này vào túi chườm và đắp trực tiếp lên vùng bị gai cột sống.
  • Khi hỗn hợp nguội lại, đổ ngược lại vào chảo xào nóng lại và tiếp tục chườm thêm khoảng 20 phút để đạt hiệu quả cao hơn.

4. Chữa gai cột sống bằng cây cỏ xước

Cây cỏ xước là một vị thuốc Nam quý và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp như gai cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, sưng viêm khớp do chấn thương… Theo Đông y, cây cỏ xước có vị chua, đắng với khả năng làm tiêu viêm, giảm đau, mạnh gân cốt.

Khi sử dụng loại thảo dược này chườm đắp lên cột sống sẽ giúp xoa dịu cột sống, kích thích giải phóng sự chèn ép của gai xương lên dây thần kinh. Đồng thời, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu đến cột sống, từ đó giúp giảm đau và làm giảm tê bì, cải thiện chức năng vận động.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Bài thuốc đắp từ cây cỏ xước giúp xoa dịu giảm đau cho cột sống

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g rễ cây cỏ xước, 20g lá lốt và một ít muối hạt.
  • Rửa sạch 2 loại thảo dược đã chuẩn bị, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho vào chảo sao nóng lên cùng một ít muối hạt.
  • Đổ hỗn hợp thu được vào túi vải và chườm nhẹ nhàng lên vị trí mọc gai gây đau nhức.
  • Kiên trì thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần chườm khoảng 20 phút sẽ đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.

5. Chườm từ đu đủ xanh trị gai cột sống

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong đu đủ xanh có chứa hàm lượng cao các hoạt chất như canxi, kali, kẽm, sắt, magie, các loại vitamin từ B1, B6, B2, vitamin C, E… Đây đều là những chất cực kỳ tốt cho sức khỏe xương khớp, hỗ trợ tái tạo và phục hồi mô chức năng. Chính vì vậy, đừng bỏ qua loại thảo dược này trong quá trình điều trị gai cột sống của mình.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều dưỡng chất quý có khả năng giảm đau nhức, hỗ trợ phục hồi các tổn thương cột sống

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, gọt bỏ vỏ và rửa sạch cho hết nhựa mủ. Lưu ý nhớ giữ lại phần hạt đu đủ.
  • Cắt nhỏ đu đủ thành từng miếng rồi giã nát cùng phần hạt.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng cột sống bị đau nhức khoảng 20 phút sẽ cải thiện nhanh chóng cơn đau nhức.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hạt đu đủ của quả chín đem giã nhuyễn và chườm rất hiệu quả.

6. Lá trầu không điều trị gai cột sống

Lá trầu không là một trong những loại thảo dược có chứa hàm lượng các hoạt chất quý cho xương khớp như: Betel Phenol, Diastase, Estragol, Hydroxychavicol, Chavicol… Đây đều là những chất có khả năng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, giảm sưng hiệu quả, nhanh chóng và góp phần phục hồi sức khỏe cột sống.

bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược
Bản chất của lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm sưng đau tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không già, không sâu rầy và không lẫn thuốc trừ sâu.
  • Rửa sạch lá qua nhiều lần nước rồi ngâm 15 phút trong thau nước muối pha loãng.
  • Để cho lá thật ráo nước rồi mới cho vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt.
  • Vệ sinh vùng cột sống đau nhức do mọc gai rồi đắp hỗn hợp đã giã nhuyễn lên.
  • Đợi khoảng 15 – 20 phút khi lá khô lại thì gạt ra, rửa lại bằng nước sạch.

Những lưu ý khi áp dụng các bài thuốc đắp gai cột sống

Chữa gai cột sống bằng các bài thuốc đắp thảo dược là cách điều trị có từ lâu đời và mặc dù được đánh giá đem lại hiệu quả rõ rệt cùng nhiều ưu điểm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như việc người bệnh áp dụng chắc chắn cho kết quả tốt, không lãng phí thời gian và không gây tác dụng phụ, hãy ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:

  • Nhược điểm của phương pháp này là phát huy hiệu quả khá chậm và kém tiện dụng hơn so với các loại thuốc trị gai cột sống.
  • Điều này kéo theo việc người bệnh cần phải hết sức kiên trì sử dụng, không nên nóng vội hay hấp tấp bỏ dỡ giữa chừng khi sử dụng vài lần chưa thấy kết quả.
  • Những bài thuốc này chỉ có tính chất hỗ trợ, phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, giai đoạn vừa khởi phát, chưa biến chứng. Ngược lại nếu bệnh nặng, biến chứng nghiêm trọng phải được can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu hơn do bác sĩ chỉ định.
  • Trong quá trình áp dụng điều trị, hãy quan sát thật kỹ các phản ứng, nếu thấy da kích ứng hãy ngưng sử dụng và rửa sạch bằng nước ấm để làm dịu da. Sau đó thăm khám bác sĩ được tư vấn phương án xử lý kịp thời.
  • Để đạt hiệu quả cao từ các bài thuốc đắp thảo dược, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp khác, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng, việc này cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ nhằm theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như sớm phát hiện các bất thường để kịp thời điều trị.

Trên đây là những kiến thức về các bài thuốc đắp gai cột sống từ thảo dược phổ biến được nhiều người áp dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm điều trị phù hợp cho bản thân. Nhưng hãy nhớ tìm hiểu kỹ và nhận định rõ những ưu nhược điểm của phương pháp này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...