Tìm Hiểu Tác Dụng Của Thuốc Giãn Cơ Trong Điều Trị Đau Vai Gáy
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng co thắt cơ, tăng trương lực cơ giúp giảm đau mỏi vai gáy, tê bì, cứng cổ… giúp cơ thể thoải mái. Vậy cơ chế tác dụng của thuốc giãn cơ trong điều trị đau vai gáy là gì? Có những loại thuốc giãn cơ nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy là gì? Cơ chế hoạt động
Vai gáy là bộ phận rất dễ xảy ra tình trạng co cứng và gây khó khăn cho việc vận động của con người. Có rất nhiều cách để xử lý tình trạng đau mỏi vai gáy, trong đó dùng thuốc giãn cơ là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm đau nhức và sự khó chịu do co thắt mạnh tại vùng vai gáy bị tổn thương.
Cơ chế hoạt động của các loại thuốc giãn cơ là ức chế sự dẫn truyền của các dây thần kinh nguyên phát và noron vận động để ngăn cản sự phản ứng đa và đơn synap. Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ còn có khả năng ức chế sự hấp thụ Ca2+ vào synap để giảm trương lực cơ nhằm mục đích thư giãn và kích thích làm tăng tuần hoàn ngoại biên.
Chính vì vậy, thuốc giãn cơ là nhóm thuốc không thể thiếu trong phác đồ dùng thuốc trị đau vai gáy với triệu chứng co thắt, căng cơ vai gáy, ngủ dậy bị đau cổ hoặc khi vận động, xoay người đột ngột…. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được dùng trong các trường hợp như thoái hóa cột sống, thấp khớp sống, hội cứng thắt lưng và cổ…
Có những loại thuốc trị đau vai gáy nào? Công dụng
Thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy được chia làm 2 loại chính là thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng. Trong đó, thuốc chống co thắt có thể được dùng để điều trị cả triệu chứng co cứng cơ nhưng thuốc chống co cứng lại không có khả năng điều trị co thắt.
Mỗi loại thuốc giãn cơ đều có những công dụng nhất định, cụ thể công dụng của từng loại thuốc như sau:
1. Thuốc chống co thắt cơ
Thuốc chống co thắt cơ phát huy tác dụng thông qua cơ chế tác động đến hệ thần kinh trung ương bằng cách ức chế các dây thần kinh có khả năng truyền tín hiệu đau đến não hoặc an thần để kích thích làm giãn các cơ, cải thiện triệu chứng co thắt cơ bắp hiệu quả.
Một số loại thuốc chống co thắt cơ phổ biến như:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhờ công dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả trong nhiều trường hợp như cảm cúm, đau đầu, viêm khớp hoặc đau vai gáy. Thuốc NSAID được chia làm 2 dạng nhỏ gồm:
- Loại thuốc không cần kê đơn (OTC): Được điều chế dưới dạng viên hoặc dung dịch với hàm lượng hoạt chất thấp hơn so với các loại thuốc cần kê đơn. Ngoài ra, còn có viên nhai phù hợp sử dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân thủ liều dùng để tránh gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau bụng…
- Thuốc kháng viêm cần kê đơn: Một số loại thuốc kháng viêm không steroid phổ biến như: Naproxen (Napprosyn, Aleve), Ibuprofen (Motrin, Advil)… Thuốc có tác dụng ức chế cơn đau vai gáy và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, với một số trường hợp bị nặng cần phải kết hợp thuốc với các biện pháp điều trị khác mới có thể chữa khỏi.
- Thuốc Acetaminophen: Acetaminophen (Tylenol) là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh của các chất gây ra cơn đau vai gáy. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
2. Thuốc chống co cứng
Thuốc chống co cứng thuộc nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy có tác dụng ức chế cơn đau do vùng cơ bắp tại đây bị co cứng. Một số loại thuốc chống co cứng thường dùng như:
- Baclofen: loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đa xơ cứng.
- Diazeoam: giúp nhanh cơn đau do co thắt cơ khi bị chấn thương hoặc viêm.
- Dantrolene: dùng để giảm đau vai gáy co thắt cơ do nguyên nhân tủy sống bị tổn thương, đột quỵ hoặc bại não.
Ngoài 3 loại thuốc phổ biến này, còn một số loại thuốc chống co cứng trị đau vai gáy phổ biến khác như:
- Clonidine (Kapvay): Loại thuốc này phát huy tác dụng cũng nhờ cơ chế ức chế truyền tín hiệu đau cho các tế bào thần kinh, an thần và giúp người bệnh đau vai gáy thoải mái hơn. Lưu ý không sử dụng thuốc giãn cơ Clonidine kết hợp cùng các loại thuốc khác vì có thể gây ra tác dụng phụ như khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp…
- Benzodiazepin: Đây là loại thuốc an thần có tác dụng giúp giãn cơ và giảm đau vai gáy khá tốt. Cơ chế của thuốc cũng tương tự như các loại thuốc khác là ức chế hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào. Một vài loại Benzodiazepin thường dùng như Lorazepam (Ativan), Clonazepam (Klonopin), Alprazolam (Xanax)…
- Gabapentin (Neurontin): Loại thuốc này có tác dụng trực tiếp chống lại cơn co cứng cơ và phòng ngừa co giật, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau vai gáy.
Liều dùng và cách dùng:
- Hầu hết các loại thuốc giãn cơ thường phát huy tác dụng sau khi uống khoảng 1 tiếng rưỡi và hết tác dụng sau 3 – 6 tiếng.
- Do tác dụng của thuốc giãn cơ tương đối ngắn nên phải sử dụng nhiều lần trong ngày (3 – 4 lần) tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nhu cầu sử dụng của người bệnh.
- Khuyến cáo về thời gian sử dụng các loại thuốc giãn cơ gồm thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng là dùng tối đa trong 2 – 3 tuần. Lưu ý không dùng trong thời gian dài để tránh gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Chống chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy
Các chuyên gia cho biết, chống chỉ định sử dụng nhóm thuốc giãn cơ trị đau vai gáy cho các trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi;
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia;
- Người đang sử dụng thuốc giảm đau hoặc một số loại thuốc hướng thần;
- Người bị nhược cơ, mắc các bệnh về gan hay tinh thần không ổn định do rối loạn tinh thần.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy
Việc lạm dùng các loại thuốc giãn cơ trị đau vai gáy liều cao trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu;
- Buồn ngủ;
- Chóng mặt;
- Căng thẳng;
- Tụt huyết áp đột ngột khi đứng lên;
- Nước tiểu có màu vàng;
- Phát ban;
- Đau dạ dày;
- Táo bón;
- Chán ăn;
- Khô miệng;
- Trầm cảm;
- Đau lưng;
- …
Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giãn cơ trị đau vai gáy
Đau vai gáy là tình trạng thường gặp và có thể được khắc phục hiệu quả khi sử dụng thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao như mong muốn và không gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần chú ý một số lưu ý sử dụng sau:
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc quá liều trong thời gian dài để phòng ngừa tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tốt nhất nên khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần liều để cơ thể có thời gian thích ứng và dung nạp thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc giãn cơ trị đau vai gáy nếu gặp phải các triệu chứng bất thường hãy ngưng thuốc, không tự ý xử lý mà hãy đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời và thay đổi loại thuốc khác thích hợp. Cụ thể:
- Sau khi dùng thuốc không những không thuyên giảm tình trạng co cứng, co thắt mà càng ngày càng có xu hướng nặng hơn, gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Không chỉ vùng vai gáy bị đau nhức, co thắt, co cứng mà một số bộ phận khác trên cơ thể cũng bắt đầu biến dạng và co thắt.
- Đau đớn dữ dội, khó chịu và không còn khả năng cử động…
- Sau khi sử dụng thuốc, nên nằm nghỉ ngơi và không vận động mạnh hay mang vác vật nặng trên vùng vai gáy để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Người bệnh đau vai gáy cần chú ý kết hợp dùng thuốc song song với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tác dụng của thuốc giãn cơ trong điều trị đau vai gáy. Có thể thấy thuốc giãn cơ giúp cải thiện rất tốt triệu chứng đau nhức, co cứng, co thắt cơ. Tuy nhiên, để điều trị bệnh dứt điểm đau vai gáy cần kết hợp rất nhiều yếu tố khác nữa, do đó người bệnh không nên ỉ lại vào thuốc. Tốt nhất hãy tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Xem Thêm:
- Top 5 Loại Thuốc Đau Vai Gáy Tốt Nhất Của Nhật Bản Hiện Nay
- Thuốc Trị Đau Vai Gáy Của Mỹ Loại Nào Tốt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!