Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Do Đâu? Làm Thế Nào Để Xử Lý?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày gây ho đờm là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những triệu chứng khó chịu như ho, ợ chua, buồn nôn, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Để biết hiện tượng này do đâu, có tác hại gì và làm thế nào để điều trị, phòng ngừa, bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Nhận biết hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày hay viêm thực quản trào ngược là hiện tượng axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản do 2 cơ chế sau:
- Cơ chế thần kinh cơ: Axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có khả năng cao tràn sang phổi, kích thích cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới. Khi đó cơ thể sẽ tạo ra phản ứng ho để tránh axit dạ dày đi vào phổi.
- Cơ chế tác động đến hệ hô hấp: Thông thường, đối tượng bị trào ngược dạ dày có cơ thắt thực quản dưới hoạt động yếu, quá trình đóng mở trở nên bất thường. Lúc này axit dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên thực quản, dễ rớt vào mạng lưới đường thở nằm trong phổi. Để loại bỏ tác nhân gây hại cho đường thở và đưa chúng ra ngoài, cơ thể sẽ phản ứng thông qua cơ chế ho.
Hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về đường hô hấp khác. Để phân biệt và biết bản thân có đang bị trào ngược dạ dày có gây ho không, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Ho do trào ngược thường có đờm.
- Thời gian ho kéo dài, mỗi đợt có thể kéo dài đến 8 tuần.
- Cơn ho xuất hiện nhiều sau khi ăn hoặc trào ngược dạ dày ho về đêm, đặc biệt khi người bệnh nằm.
- Người bệnh không bị chảy dịch mũi hay hen suyễn.
- Trào ngược dạ dày gây ho sẽ đi kèm các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị, khàn tiếng,…
- Chụp X-quang phổi không thấy tổn thương thực thể.
Trào ngược dạ dày gây ho do đâu?
Trào ngược dạ dày gây ho đờm do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý hoặc không bệnh lý, cụ thể:
- Viêm loét dạ dày: Hiện tượng viêm loét dạ dày làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn không diễn ra bình thường. Về lâu dài, dạ dày tiết nhiều acid, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược, kèm theo tình trạng ho.
- Cơ vòng thực quản dưới suy yếu: Cơ vòng thực quản được biết đến với nhiệm vụ ngăn axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu bộ phận này suy yếu, không thực hiện đúng chức năng khiến lượng acid trong dạ dày dễ trào lên thực quản, gây ho nhiều.
- Béo phì: Với những người bị béo phì, trọng lượng cơ thể càng lớn, tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở. Khi đó hiện tượng trào ngược dạ dày thường xuyên xảy ra.
- Căng thẳng, stress: Hiện tượng căng thẳng, stress kéo dài sẽ tiết ra nhiều cortisol khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao, đồng thời trương lực cơ co bóp mạnh, kích thích dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Trào ngược dạ dày gây ho có thể hình thành do chế độ ăn uống không phù hợp như ăn quá no, ăn quá nhanh, vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. Những thói quen xấu này sẽ tác động tiêu cực lên dạ dày, làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số trường hợp thường xuyên uống rượu bia, ăn thực phẩm quá chua, cay, nhiều dầu mỡ đều tạo áp lực cho dạ dày, tăng khả năng bị trào ngược.
- Nguyên nhân khác: Trào ngược dạ dày gây ho có thể do tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc Tây y điều trị huyết áp hoặc do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến cơ thắt thực quản dưới, bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,…
- Xem Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Biến chứng của trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày gây ho nếu không được xử lý từ sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể:
- Ho mãn tính: Nếu những cơn ho do trào ngược kèm theo đờm khiến người bệnh phải khạc nhổ nhiều, dẫn đến tổn thương họng, khàn giọng, thậm chí là thay đổi giọng nói ở nhiều người. Tình trạng ho có thể kéo dài thành dạng mãn tính, khó điều trị dứt điểm.
- Viêm họng do trào ngược dạ dày: Khi bị ho trào ngược dạ dày, axit bị đẩy ngược lên thực quản sẽ tác động xấu đến dây thanh quản khiến bộ phận này bị sưng viêm, phù nề gây viêm họng. Tình trạng này nếu kéo dài không được chữa trị sẽ gây viêm họng hạt, thậm chí là loét thực quản khiến người bệnh liên tục bị đau khi nuốt.
- Hội chứng khó thở: Trào ngược dạ dày kèm theo ho nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi suyễn, giãn phế quản. Vì thế người bệnh dễ rơi vào tình trạng khó thở, thở rít, nhịp tim giảm, nguy hiểm hơn có thể ngừng thở.
- Viêm thực quản: Lượng axit bị đẩy ngược lên thực quản và gây ho đờm dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành sẹo ở thực quản khiến bộ phận này bị thu hẹp lại, dễ sưng viêm.
- Ho ra máu: Một trong những biến chứng đáng chú ý của trào ngược dạ dày gây ho là ho ra máu, có lẫn máu trong đờm, thậm chí là phân dính máu. Đây được xem như một biểu hiện của loét dạ dày – thực quản.
Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây ho
Để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây ho, tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hoặc dùng thuốc Tây tùy vào mức độ, tình trạng bệnh:
Mẹo dân gian
Mẹo dân gian thường áp dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày gây ho mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng và chưa gặp biến chứng.
Ưu điểm:
- Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dễ thực hiện như gừng, mật ong, nghệ, bạc hà,…
- Dùng mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày sẽ tiết kiệm đáng kể chi phi.
- Nguyên liệu tự nhiên không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y, khá an toàn và lành tính với người dùng.
- Có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Nhược điểm:
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho cho hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài.
- Không thể cải thiện đối với trường hợp trào ngược dạ dày mức độ nặng.
Đừng bỏ lỡ: 6 Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Trào Ngược Dạ Dày Khỏi Nhanh
Dưới đây là một số cách dùng nguyên liệu tự nhiên chữa ho trào ngược dạ dày:
- Uống trà gừng: Trà gừng có khả năng giảm kích ứng ở niêm mạc họng, chống viêm, giảm ho nhanh. Bạn lấy 1 nhánh gừng bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát, cho vào ấm rồi thêm 500ml nước sôi để hãm trong 10 phút, sau đó uống khi còn ấm.
- Trà chanh mật ong: Mật ong là nguyên liệu diệt khuẩn và giảm ho rất tốt, có thể làm dịu cổ họng, kháng viêm. Bạn cho 1 thìa mật ong nguyên chất vào cốc, vắt nửa quả chanh vào khuấy đều và uống trực tiếp.
- Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ mang đến nhiều lợi ích cho đường ruột, hỗ trợ trị ho tốt, giúp long đờm và đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày gây ho. Bạn lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát, thêm mật ong để hấp trong 15 phút. Người bệnh ăn khi còn nóng.
- Súc miệng bằng nước muối: Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, có thể làm sạch cổ họng, loại bỏ tác nhân gây hại và giảm ho tốt. Bạn pha 1 thìa nước muối vào cốc nước ấm khoảng 300ml, sau đó súc miệng và cổ họng, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
- Tìm Hiểu Thêm: Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Cây Rau Mương
Thuốc Tây y
Người bệnh trào ngược dạ dày gây ho nếu ở mức độ nặng hoặc cần xử lý các triệu chứng nhanh chóng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây y như:
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày thông qua cơ chế ức chế quá trình sản xuất axit của các tế bào. Nhóm thuốc này bao gồm: Nizatidine, Cimetidine, Ranitidine, Famotidine,…
- Thuốc kháng axit: Phổ biến nhất là Sodium Bicarbonate, Magie Hydroxit, Canxi Cacbonat, có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ho.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Được bác sĩ chỉ định với tác dụng ức chế lượng thụ thể tạo axit dạ dày, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, trào ngược axit, làm lành nhanh những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này bao gồm Esomeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Rabeprazole,…
Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh chóng, có thể loại bỏ tình trạng trào ngược dạ dày và cải thiện những cơn ho khó chịu. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng, tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Lưu ý phòng ngừa trào ngược dạ dày gây ho
Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày gây ho, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tập những thói quen tốt cho hệ tiêu hóa như ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói để tránh dịch acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn trong một ngày giúp giảm lượng thức ăn cần dung nạp trong một bữa, từ đó giảm áp lực lên dạ dày, thực quản, tránh trào ngược.
- Chú ý sau khi ăn no không nên nằm ngay, bạn có thể vận động nhẹ nhàng giúp dạ dày hoạt động tốt.
- Có thể kê cao đầu khi ngủ để giảm lượng acid dạ dày trào ngược và đẩy vào thực quản.
- Có chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày như thực phẩm chua cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cafe,…
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì đây là nguyên nhân khiến bệnh ho do trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng đờm nhầy, nhờ đó cổ họng được dễ chịu hơn.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc, hoạt động và nghỉ ngơi để dạ dày thực hiện đúng chức năng.
- Duy trì cân nặng hợp lý, dành thời gian tập thể dục thể thao hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Trào ngược dạ dày gây ho là hiện tượng không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vì thế bạn nên loại bỏ những thói quen xấu, tạo cho mình thói quen tốt để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, cần thăm khám khi các triệu chứng của bệnh tiến triển nghiêm trọng, không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!