Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Bao Lâu Thì Khỏi? Làm Sao Để Nhanh Hết Bệnh?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trong quá trình điều trị, hầu hết người bệnh đều quan tâm uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh lý, lối sống, cũng như loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.
Hiểu đúng về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh đặc trưng với các biểu hiện như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, ợ nóng, nôn, đắng miệng, đầy bụng, đau thượng vị, khó tiêu…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu không được điều trị, bệnh trào ngược dạ dày sẽ không thể tự khỏi. Để xử lý tình trạng này phải xác định được nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh lý, sau đó đưa ra phác đồ phù hợp. Liệu pháp điều trị cũng sẽ khác nhau ở mỗi người, từ việc thay đổi lối sống, cho đến điều trị bằng thuốc theo toa.
Hiện nay, rất nhiều người đã tỏ ra thờ ơ với căn bệnh này do chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như loét thực quản, hẹp thực quản, đặc biệt là ung thư thực quản. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần được điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?
Vấn đề trào ngược dạ dày uống thuốc bao lâu thì khỏi sẽ khác nhau đối với mỗi người. Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nghiêm trọng của bệnh, cách điều trị, khả năng tuân thủ các biện pháp và thay đổi lối sống. Thông thường, người bị trào ngược dạ dày sẽ được chia thành các cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Đây là cấp độ nhẹ nhất, bệnh chưa có dấu hiệu nghiêm trọng. Các triệu chứng thông thường là ợ nóng, một số ít có thể gặp tình trạng vướng họng. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, sinh hoạt phù hợp thì có thể khỏi bệnh sau thời gian ngắn (1 – 3 tháng).
- Cấp độ 1: Bệnh mới khởi phát và tình trạng tổn thương vẫn ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng điển hình của người bệnh là ợ chua, nóng rát họng, hoặc xuất hiện vết loét nhỏ. Thời gian uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi ở cấp độ này là từ 2 – 3 tuần.
- Cấp độ 2: Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng phổ biến như đau rát khi nuốt, buồn nôn, nôn ói, đau âm ỉ trong bụng,… Các vết loét rộng hơn 5mm. Thời gian điều trị là từ 2 – 3 tháng thông qua các biện pháp y tế chuyên môn.
- Cấp độ 3: Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Các tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản có thể không chữa khỏi được bằng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ mắc phải các biến chứng trào ngược dạ dày. Thông thường, thời gian điều trị bệnh cấp độ 3 là từ 4 – 6 tháng.
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh, các mô dạ dày và thực quản đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như: Hẹp/loét thực quản, bệnh Barrett, thậm chí là ung thư thực quản. Với câu hỏi uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi ở giai đoạn này rất khó để xác định. Điều cần thiết là người bệnh cần bình tĩnh, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
Nói chung, không có một thời gian chính xác để khỏi bệnh trào ngược dạ dày. Bởi mỗi trường hợp lại có những mức độ ảnh hưởng và cách điều trị khác nhau. Quan trọng là người bệnh cần tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống phù hợp, giúp đẩy lùi bệnh một cách nhanh nhất.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Cũng tương tự như câu hỏi uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi, việc trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của mỗi người. Nhiều trường hợp, bệnh có thể khỏi dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp không đáp ứng thuốc thì cần can thiệp bằng nội soi, hoặc phẫu thuật. Can thiệp này là nhằm thắt chặt mối nối giữa thực quản và dạ dày để tránh trào ngược.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày phù hợp như:
- Thuốc kháng axit dạ dày: Đây là loại thuốc được chỉ định trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng ngay lập tức nhưng có xu hướng tạm thời và ngắn hạn. Trong đó, Magie và thuốc phối hợp nhôm là 2 dạng thuốc được dùng phổ biến.
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Dùng chủ yếu cho tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Một số loại thuốc phổ biến như Cimetidin, Nizatidine, Famotidin, Ranitidin. Nên uống trước bữa ăn từ 15 – 30 phút để đảm bảo hiệu quả.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Đây là thuốc kê toa điều trị lâu dài. Một số thuốc phổ biến là Pantoprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Omeprazol, Rabeprazole,… Người bệnh nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, thời gian dùng thuốc từ 4 – 8 tuần.
- Dùng sản phẩm chuyên biệt về trào ngược: Loại thuốc này cần uống với liệu trình 3 tháng để đảm bảo dạ dày và hệ tiêu hóa được phục hồi. Một số sản phẩm được dùng phổ biến như: Gastosic, Cumar Gold, Astomgel, NanoGast,…
Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Đồng thời hãy luôn tuân thủ liều dùng để tránh các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định nếu bệnh trào ngược dạ dày không thể cải thiện sau khi dùng thuốc. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật chủ yếu ở cấp độ nặng và thường xuyên bị viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét thực quản, giãn cơ nối giữa dạ dày và thực quản…
Dưới đây là các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng phẫu thuật:
- Phẫu thuật nội soi xuyên miệng.
- Phẫu thuật khâu nội soi (sử dụng hệ thống Bard EndoCinch).
- Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới.
- Thủ thuật Stretta.
- Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (còn gọi là phẫu thuật fundoplication).
Phẫu thuật trào ngược dạ dày có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế như: chi phí cao, cần thời gian phục hồi và tiềm ẩn rủi ro sau phẫu thuật. Đồng thời người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát, phải phẫu thuật lại hoặc tiếp tục điều trị bằng thuốc.
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày để bệnh nhanh khỏi
Có thể thấy, uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào từng cấp độ. Bên cạnh phương pháp điều trị phù hợp, bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh bằng một số lưu ý quan trọng dưới đây.
Thay đổi lối sống theo hướng tích cực:
- Ăn đúng bữa, đúng giờ, không nên vừa ăn vừa uống và không nên ăn quá no.
- Bỏ hút thuốc.
- Nên tránh xa các loại đồ ăn, thức uống gây kích thích cơ vòng thực quản như: rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ,…
- Người bệnh trào ngược dạ dày không nằm ngay sau khi ăn, đảm bảo ăn tối trước giờ ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Để kiểm soát tình trạng trào ngược khi ngủ, hãy kê chân đầu giường cao lên 15cm sẽ rất hiệu quả.
Kiên trì sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ:
- Đảm bảo uống thuốc đúng giờ, đủ bữa và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nêu đầy đủ cả các loại thuốc đang dùng, hoặc chứng bệnh khác đang có để bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng tương tác thuốc hoặc gây tác dụng phụ.
- Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị mà không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để kiểm tra hiệu quả, mức độ đáp ứng thuốc. Từ đó bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn với tình trạng bệnh.
Trên đây là những giải đáp và thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi uống thuốc trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi. Nhìn chung, bệnh trào ngược dạ dày nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ nhanh chóng được khắc phục. Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám để nhận được những lời khuyên phù hợp.
Xem Thêm:
- Tác Dụng Phụ Khi Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Thường Gặp
- Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Hiệu Quả Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!