Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai và Các Biện Pháp Điều Trị An Toàn
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm mũi dị ứng khi mang thai gây ra các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của thai phụ. Không những thế, trường hợp viêm nhiễm kéo dài, không điều trị có nguy cơ lan rộng ra các khu vực xung quanh, phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động thăm khám sớm và điều trị để phòng tránh rủi ro.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp hiện nay, ai cũng có thể mắc phải. Trong đó, viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng phổ biến, bởi bà bầu là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Do khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố, khả năng miễn dịch và sức đề kháng cũng yếu hơn khiến cho tác nhân gây hại có cơ hội xâm nhập.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai được đánh giá là bệnh lý thường gặp, không quá nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và điều trị có thể kiểm soát bệnh dễ dàng, không phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, bà bầu không nên chủ quan, bởi nếu chậm trễ điều trị, dùng biện pháp can thiệp không phù hợp có thể khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Do đó, bạn nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như:
- Nghẹt mũi ở một hoặc hai bên, nhất là khi biểu hiện này kéo dài thường xuyên.
- Chảy nhiều dịch mũi, dịch nhầy trong, không mùi, đôi khi dịch chảy xuống họng.
- Khó thở, khi ngủ phải thở bằng miệng, điều này khiến cho mẹ bầu ngủ ngáy.
- Một số triệu chứng tại các bộ phận lân cận như họng, mắt, tai,…
- Mẹ bầu bị chảy nước mắt thường xuyên, mắt có dấu hiệu đỏ lên hay có quầng thâm mắt.
- Ho khan, ho có đờm, họng đau, mũi đau, nhức đầu khó chịu thường xuyên.
- Hắt hơi liên tục, hắt hơi kéo dài có thể gây tác động đến thai nhi.
Do các biểu hiện viêm mũi dị ứng khi mang thai gần giống với một số bệnh lý hô hấp khác khiến mẹ bầu chủ quan, không sớm điều trị. Bệnh nếu kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà còn có khả năng gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai
Có nhiều yếu tố tác động khiến thai phụ bị viêm mũi dị ứng. Như đã đề cập bên trên, cơ thể phụ nữ khi mang thai nếu gặp phải tác nhân gây hại rất dễ bị tấn công gây bệnh. Một vài yếu tố có thể kể đến như lông thú nuôi chó mèo, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, nấm mốc,… Khi xâm nhập vào bên trong đường hô hấp làm bùng phát phản ứng dị ứng, gây viêm nhiễm niêm mạc.
Nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm và có nhiều biến chuyển dễ mắc bệnh liên quan đến viêm nhiễm, dị ứng đường hô hấp. Theo thống kê, có khoảng 15% – 20% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Ngoài ra bệnh còn có liên quan đến yếu tố di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng môi trường xung quanh,…
Viêm mũi dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, viêm mũi dị ứng khi mang thai khởi phát triệu chứng không quá nghiêm trọng. Chính vì thế, khả năng bệnh tác động đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi khá thấp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị phải đối mặt với các hệ lụy không mong muốn khác.
Theo đó, tình trạng viêm mũi kéo dài khiến cho lượng oxy cung cấp cho mẹ và thai nhi tụt giảm. Thai phụ lúc này có nhiều khả năng bị tăng huyết áp thai kỳ, đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, thai chậm phát triển. Ngoài ra, triệu chứng hắt hơi thường xuyên, liên tục dẫn đến hiện tượng tử cung gò nhiều hơn, dọa sinh non hoặc sảy thai vô cùng nguy hiểm.
Không những thế, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gây hen suyễn, xuất huyết niêm mạc mũi, phát sinh nhiều biến chứng khác. Do đó, chị em phụ nữ không nên chủ quan. Ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên chủ động thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa viêm mũi dị ứng, riêng trường hợp mẹ bầu viêm mũi dị ứng cần thận trọng. Đặc biệt không nên tự ý mua thuốc và sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, mẹ bầu nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn.
Dưới đây là các hướng điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai phổ biến hiện nay. Tùy mức độ dị ứng, tổn thương viêm nhiễm bên trong niêm mạc của thai phụ để lựa chọn cách điều trị phù hợp. Tham khảo ngay:
Áp dụng mẹo chữa dân gian
Sử dụng mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu cho thai phụ mà không lo gây phản ứng phụ nguy hại. Theo đó, nguyên liệu được dùng có nguồn gốc tự nhiên, cách làm đơn giản, lành tính, mang lại tác dụng đẩy lùi triệu chứng viêm mũi dị ứng. Một số cách như sau:
- Massage, bấm huyệt: Biện pháp tác động vào vị trí huyệt xung quanh mũi giúp kích thích lưu thông máu, khai thông đường thở cho mẹ bầu. Từ đó, triệu chứng nghẹt mũi thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên nhờ nhân viên y tế hướng dẫn hoặc để người có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện.
- Sử dụng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn, sát trùng tốt, giúp làm sạch niêm mạc mũi, giảm tiết dịch và phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%, hoặc có thể tự pha loãng nước muối để vệ sinh mũi. Thông qua phương pháp này, dịch ứ đọng sẽ được tống ra ngoài, giảm nghẹt mũi, đau nhức khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.
- Xông hơi mũi: Dùng lá thảo dược hoặc tinh dầu thiên nhiên xông hơi chữa viêm mũi dị ứng, ngăn nguy cơ bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Thực hiện xông hơi chữa viêm, trị nghẹt mũi, loại bỏ hại khuẩn trong đường hô hấp mỗi ngày 10 – 15 phút.
Áp dụng mẹo chữa tại nhà giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu. Phương pháp phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp nặng chị em nên trực tiếp đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị theo hướng dẫn, tránh biến chứng gây hại sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây cho mẹ bầu viêm mũi dị ứng cần thông qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc tân dược có dược tính mạnh, khả năng phát sinh tác dụng phụ cao. Đối với phụ nữ mang thai, dùng thuốc không phù hợp, sai liều dùng có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Do đó bạn đọc nên hết sức thận trọng.
Sau khi thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm mũi dị ứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu thường được chỉ định:
- Thuốc xịt mũi dùng trong thai kỳ – Natri Cromolyn: Natri Cromolyn thường được chỉ định dùng cho mẹ bầu viêm mũi dị ứng. Thuốc được đánh giá có mức độ an toàn, phù hợp dùng cho phụ nữ có thai và cho cả trẻ nhỏ. Bác sĩ thường chỉ định thuốc đối với trường hợp viêm mũi dị ứng mới phát, triệu chứng nhẹ. Tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc xịt mũi cho mẹ bầu Glucocorticoid: Thuốc dạng xịt có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, phù hợp cho mẹ bầu. Thuốc chứa thành phần chính là Glucocorticoid an toàn độ B, phù hợp dùng cho đối tượng là phụ nữ mang thai.
- Sử dụng thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thường được chỉ định cho đối tượng bị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên tác dụng của thuốc thấp hơn so với dạng chứa Glucocorticoid. Mặc dù vậy thuốc được đánh giá phù hợp với phụ nữ có thai. Mẹ bầu nên sử dụng theo liều dùng được bác sĩ chỉ định.
- Một số thuốc giúp thông mũi: Thuốc thông mũi được dùng với các dạng uống và dạng xịt, tác dụng làm co mạch và giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Sử dụng theo hướng dẫn, tránh lạm dụng có thể gây lờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc.
Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, do thuốc có dược tính mạnh nên nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao. Đặc biệt là khi cơ thể phụ nữ mang thai khá nhạy cảm, có thể phát sinh các phản ứng không mong muốn. Do đó, mẹ bầu viêm mũi dị ứng nên thăm khám và chỉ dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tránh lạm dụng.
Chữa bằng thuốc Đông y
Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc Đông y là một trong những hướng điều trị được nhiều người áp dụng. Theo đó, các dược liệu được sử dụng lành tính, an toàn cho mẹ bầu, dùng trong thời gian dài ít phát sinh phản ứng phụ. Tham khảo một số bài thuốc như sau:
- Bài thuốc 1: Dùng hoa cứt lợn, kết hợp với lá khế, lá bạc hà liều dùng phù hợp. Rửa nguyên liệu sạch rồi phơi khô, tán thành bột mịn. Sau đó cho thêm một ít nước vào để hỗn hợp sền sệt. Tiếp đến bạn dùng một cái gạc sạch gói hỗn hợp lại rồi nhét vào mũi, mỗi bên mũi 15 phút.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 65g cỏ cóc mẳn, 15g tân di, rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với 500ml. Đun trên lửa vừa đến khi gần cạn, chắt lấy nước thuốc bỏ bả. Nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần.
- Bài thuốc 3: Thang thuốc gồm 10g ké đầu ngựa, 30g lá bèo cái tía, 20g kim ngân hoa. Nguyên liệu rửa sạch cho vào nồi nấu cùng với 300ml nước, đun đến khi cạn còn khoảng 150ml. Chắt lấy nước chia thành 2 phần uống trong ngày sau khi ăn sáng và tối.
Mẹ bầu viêm mũi dị ứng nên lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc bừa bãi có thể gây tương tác thuốc nguy hiểm.
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi mang thai
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan. Như đã đề cập, bệnh có thể khởi phát nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Ngoài ra, việc chủ động phòng bệnh cũng được các chuyên gia đặt lên hàng đầu. Một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý như sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh răng miệng, hầu họng giúp hại khuẩn không có nơi lưu trú và tiếp tục gây bệnh. Vệ sinh nhà cửa, không gian sống, chăn mền gối sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn, lông thú cưng,… xâm nhập vào đường hô hấp làm bùng phát phản ứng dị ứng.
- Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp. Mẹ bầu tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh về hô hấp, hạn chế ra nơi đông người, nơi có nhiều khói bụi hoặc hóa chất độc hại.
- Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cho cơ thể, nhất là khu vực mũi, cổ, tai, tay chân,…
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả tươi xanh. Hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, quá ngọt, quá mặn,… Cân bằng dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức, có thể tập thể dục vừa sức giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại xâm nhập.
- Khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu gặp phải bất kỳ bất thường nào, mẹ bầu nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm, phòng nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thông tin bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi nhưng những tác động gián tiếp vẫn có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!