Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Di Truyền Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì e sợ bệnh sẽ di truyền cho thế hệ sau. Theo các tài liệu y học, bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra do rất nhiều tác nhân gây ra như thời tiết, môi trường, dị nguyên… và có cả yếu tố di truyền.
Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị sưng viêm gây đau nhức do hít phải một số dị nguyên, chất kích ứng đường thở. Bệnh lý này đặc trưng bởi một số triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đau nhức mũi… Những triệu chứng này xảy ra do hệ miễn dịch phát hiện sự bất thường khi có vật thể lạ và phản ứng lại với tác nhân kích thích.
Ban đầu bệnh chỉ ở mức nhẹ tức là giai đoạn cấp tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang mãn tính. Đặc trưng triệu chứng trong giai đoạn này là gây nghẹt mũi và chảy nước mũi nghiêm trọng kèm theo ù tai và đau đầu. Thậm chí một số trường hợp nặng có thể biến chứng thành hen suyễn, viêm xoang…
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, chủ yếu là độ tuổi thanh niên và trung niên, tuy nhiên trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có tỷ lệ mắc cao không kém so với người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó không thể bỏ qua yếu tố gia đình. Trường hợp trong gia đình có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì nguy cơ di truyền lại cho thế hệ sau là 70%, còn 30% là do tự trẻ mắc phải do tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Vì vậy, có thể khẳng định nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì hoàn toàn có khả năng di truyền cho con cháu ở thế hệ sau. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng là do di truyền từ người bố và những người cùng huyết thống ở họ nội (như ông bà nội, cô, bác…).
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện rằng xu hướng di truyền gây phát triển viêm mũi dị ứng so với một số tình trạng khác. Điển hình như bệnh hen suyễn và bệnh Eczema, cụ thể có 40% người bệnh viêm mũi dị ứng đều đi kèm triệu chứng bệnh hen suyễn và có đến 80% người bệnh hen suyễn sẽ gặp phải triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm đường hô hấp do sự tấn công xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn và nhiều tác nhân dị ứng khác như bụi nhà, nấm mốc, lông của vật nuôi, phấn hoa, tiếp xúc với các chất ô nhiễm, sự thay đổi thời tiết, khí hậu, mùa màng… Đây không phải bệnh lý truyền nhiễm nên hoàn toàn không thể lây nhiễm từ người sang người.
Tuy nhiên, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc cùng sống chung trong môi trường có điều kiện ẩm thấp, virus, vi khuẩn dễ phát triển thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Tóm lại, dù bệnh viêm mũi dị ứng không thể lây truyền nhưng bạn vẫn có nguy cơ cao hình thành bệnh nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh.
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì viêm mũi dị ứng không phải căn bệnh quá nguy hiểm, có rất nhiều người cũng mắc phải bệnh lý này và vẫn rất khỏe mạnh.
Nếu chẳng may con cháu bị di truyền và biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng đặc trưng, hãy nhanh chóng cách ly người bệnh khỏi tác nhân dị ứng. Bên cạnh đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để ngăn chặn diễn tiến của bệnh cũng như làm giảm mức độ dị ứng:
- Vệ sinh tai mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và không đưa tay lên mắt mũi miệng sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại, đất cát…
- Thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa, lau dọn, hút bụi và định kỳ giặt giũ chăn ga gối đệm hoặc những món đồ chơi mà trẻ tiếp xúc nhiều.
- Không nên nuôi thú cưng trong nhà nếu có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Vì lông vật nuôi, chất thải và nước bọt của chúng đều là những tác nhân dị ứng điển hình gây viêm mũi dị ứng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc ngửi thuốc lá thụ động. Vì thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi trở nên lạnh hơn hoặc thời điểm chuyển mùa. Đồng thời thực hiện biện pháp che chắn bảo vệ đường thở thông qua việc đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đặc biệt ở những môi trường chứa nhiều tác nhân gây dị ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để làm ẩm không khí, hạn chế khô và kích ứng mũi. Máy duy trì độ ẩm còn giúp ức chế sự phát triển của các loại nấm mốc có hại cho hệ hô hấp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, vừa bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe vừa giúp tăng cường sức đề kháng chống lại mọi mầm mống gây bệnh.
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, dễ loại bỏ chúng ra khỏi khoang mũi, cổ họng, làm thông thoáng đường thở và dễ thở hơn.
- Ngoài ra, nếu muốn xử lý nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng như thở khò khè, chảy nhiều dịch mũi… có nhưng không muốn sử dụng thuốc Tây, hãy tận dụng các loại dược liệu quen thuộc như gừng, tỏi, lá lốt, lá húng chanh, lá ngải cứu… để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Tóm lại, viêm mũi dị ứng là bệnh lý có khả năng di truyền. Tuy nhiên đây không phải căn bệnh quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi, thậm chí phòng ngừa ngay từ sớm nếu chủ động áp dụng các biện pháp tích cực. Trường hợp các triệu chứng bệnh nặng, chuyển sang mãn tính nên được điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu do bác sĩ chỉ định.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!