Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm: Nguyên Nhân và Cách Phòng Tái Phát
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm mũi dị ứng quanh năm là hiện tượng bạn bị một hoặc nhiều tác nhân dị ứng trong môi trường sống tác động. Tình trạng này gây kích ứng niêm mạc mũi bất kỳ lúc nào, khiến người bệnh chịu đựng các triệu chứng khó chịu trong thời gian dài. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh và cách khắc phục phòng ngừa tái phát ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm mũi dị ứng quanh năm là gì?
Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị sưng tấy do dị ứng với một số dị nguyên bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Tình trạng này khiến cơ thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau, có những trường hợp cơ địa nhạy cảm quá mức khiến các phản ứng trở nên quá mức. Khác với bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm có thể xảy ra với bất kỳ thời điểm nào trong năm do tiếp xúc với một số dị nguyên như thời tiết, nhiệt độ, khói bụi, lông thú cưng, môi trường ô nhiễm…
Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, việc cơ thể dễ bị kích ứng, mẫn cảm quá mức với các tác nhân dị ứng làm tái phát triệu chứng thường xuyên là điều kiện thuận lợi để phát triển các bệnh lý khác, trong đó phổ biến nhất là viêm xoang mãn tính do sự lan rộng của vi khuẩn, hen suyễn, phù mạch, viêm kết mạc dị ứng…
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm được kích phát bởi các tác nhân dị nguyên có trong không khí, làm rối loạn hệ miễn dịch kích thích giải phóng nhiều histamin gây dị ứng. Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh như:
- Mạt bụi: Đây là những con bọ có kích thước siêu nhỏ tồn tại trong không khí hoặc sinh sống ở bất kỳ đồ vật nào trong nhà. Sau khi ăn hết các tế bào da người, chất thải của chúng ở trong không khí và xâm nhập vào mũi gây ra các phản ứng dị ứng. Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm đều xuất phát từ nguyên nhân này và chúng ta gần như không thể loại bỏ chúng hoàn toàn.
- Lông thú cưng: Nuôi thú cưng cũng là nguyên nhân làm bùng phát triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm. Vì chỉ cần tiếp xúc với chó mèo sẽ khiến bạn hít phải lông hoặc nước bọt, nước tiểu có chứa protein gây dị ứng ở người.
- Nấm mốc: Nấm mốc phát triển và tồn tại ở khắp nơi xung quanh chúng ta, đặc biệt là ở những môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh. Vì vậy có rất nhiều người bị kích phát triệu chứng dị ứng liên tục do sự tác động của yếu tố này.
- Ô nhiễm không khí: Môi trường sống hoặc tính chất công việc yêu cầu phải tiếp xúc nhiều với khói bụi công nghiệp, hóa chất độc hại… cũng là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng dị ứng liên tục.
- Dị ứng với thuốc: Một số loại thuốc trị bệnh mãn tính dùng lâu dài sẽ có chứa thành phần protein dễ kích hoạt phản ứng dị ứng. Vì vậy, những người có cơ địa nhạy cảm cộng thêm mắc bệnh lý mãn tính nào đó bắt buộc dùng thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh với tần suất dày đặc.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng quanh năm
Những triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm cũng tương tự như nhiều bệnh lý đường hô hấp khác như:
- Ngứa mũi, nghẹt mũi, tắc mũi;
- Chảy nhiều dịch mũi, dịch mũi có màu trắng đục;
- Xung huyết mũi, hắt hơi liên tục và tạo áp lực cho xoang mũi;
- Sưng mắt, vùng da dưới mắt có màu xanh;
- Mất vị giác, giảm cảm giác;
- Khó ngủ về đêm.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm
Các chuyên gia cho biết nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm là kiểm soát triệu chứng, loại bỏ và phòng ngừa các dị nguyên gây bệnh. Theo thống kê có đến 90% trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm là do các tác nhân quên thuộc như mạt bụi, nấm mốc, thời tiết, lông động vật… Vì vậy, phác đồ điều trị thông thường sẽ là sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng, kết hợp vệ sinh môi trường sống, cách ly dị nguyên để tránh tái phát bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
1. Điều trị bằng theo y học hiện đại
Trên thực tế, viêm mũi dị ứng quanh năm cũng như nhiều bệnh lý đường hô hấp khác rất khó để điều trị dứt điểm tận gốc. Việc điều trị chỉ mang tính tạm thời hoặc cải thiện hệ miễn dịch nhằm làm giảm mức độ các triệu chứng khi mắc phải.
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng quanh năm thường dùng như:
- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng ức chế sự phóng thích histamin quá mức trong cơ thể, giảm thiểu triệu chứng dị ứng.
- Thuốc xịt mũi steroid hoặc corticosteroid: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trong khoang mũi cùng nhiều triệu chứng liên quan khác. Loại thuốc xịt mũi steriod có thể sử dụng lâu dài để kiểm soát triệu chứng nhưng lại không hiệu quả bằng nhóm thuốc xịt chứa corticosteroid, nhược điểm của loại thuốc này là dễ gây tác dụng phụ nếu dùng lâu.
- Thuốc thông mũi: Có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, hỗ trợ làm giảm bít tắc, thông thoáng đường thở. Một số loại thuốc thường dùng là Phenylephrine, Oxymetazoline… Lưu ý nhóm thuốc này chỉ được sử dụng điều trị trong vòng 3 ngày, tránh lạm dùng trong thời gian dài vì rất dễ gây hại cho niêm mạc mũi.
Lưu ý người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng quanh năm, tuy thuốc phát huy tác dụng nhanh nhưng thường đi kèm nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về loại thuốc nên dùng, liều dùng và cách dùng đúng nhất. Bên cạnh đó, một số đối tượng cần cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm này như:
- Người có tiền sử bị đột quỵ;
- Người có huyết áp cao, thay đổi đột ngột;
- Bị rối loạn nhịp tim, mắc bệnh tim bẩm sinh;
- Có vấn đề về rối loạn chức năng bàng quang.
Liệu pháp miễn dịch
Một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng quanh năm do hệ miễn dịch mẫn cảm quá mức với các tác nhân dị ứng nhưng bản thân người bệnh lại không có cách nào để tránh khỏi chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống sẽ được cân nhắc điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch hay còn được gọi là chích ngừa miễn dịch là biện pháp điều trị lâu dài trong suốt từ 3 – 5 năm. Đồng thời, kết hợp với một số biện pháp khác như dùng thuốc đều đặn để cải thiện triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch làm giảm tần suất phát bệnh.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi cũng là một trong những biện pháp điều trị theo hướng nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh để làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Để thực hiện cách này, bác sĩ sẽ sử dụng một viên thuốc nhỏ có chứa hỗn hợp các chất gây dị ứng cơ bản đặt vào bên dưới lưỡi. Thuốc sẽ phát huy công dụng trong thời gian dài, điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc bệnh hen suyễn do dị ứng với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi…
Tuy nhiên, liệu pháp này khá tốn kém, mất nhiều thời gian và dễ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ như bị kích thích họng, tai, ngứa miệng… Thậm chí, một số trường hợp nặng người bệnh còn có thể bị sốc phản vệ. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
2. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Bên cạnh thực hiện các biện pháp điều trị theo phác đồ chuyên sâu, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh áp dụng thêm một số cách hỗ trợ làm giảm triệu chứng đơn giản ngay tại nhà như:
- Xông hơi tinh dầu: Đây là mẹo hay và đơn giản mà bất kỳ người bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm nào cũng nên thực hiện vài lần trong quá trình mắc bệnh. Hơi nước nóng chứa tinh dầu sát khuẩn, chống viêm sẽ dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong các hốc mũi, giảm viêm, làm sạch, loãng dịch mũi và thông thoáng đường mũi. Nếu không thích sử dụng tinh dầu bạn có thể chọn xông hơi từ các loại thảo dược tự nhiên như xả, chanh, lá kinh giới, lá tía tô… để tăng hiệu quả.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Đây là việc làm mà người bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm cần thực hiện mỗi ngày. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri clorid 0.9% có khả năng năng diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả, an toàn cho sức khỏe. Người bệnh có thể rửa mỗi ngày mà không lo việc niêm mạc mũi bị kích ứng, giảm thiểu tối đa nguy cơ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn tấn công vào mũi.
- Một số bài thuốc dân gian phổ biến: Bên cạnh các cách trên, trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc dân gian hay, được chứng minh là có tác dụng hiue65 quả trong điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm như:
- Lá ngũ sắc: Loại lá này có đặc tính chống viêm kháng khuẩn tự nhiên nên được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý dị ứng, sưng viêm… Cách thực hiện rất đơn giản, lá ngũ sắc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông thấm dung dịch đặt vào trong khoang mũi 15 – 20 phút, sau đó hỉ nhẹ mũi để đẩy dịch nhầy ra rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý.
- Tỏi tươi: Hoạt chất Allicin trong tỏi được xem là chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế histamin giảm triệu chứng đau nhức, ngứa mũi, chảy nước mũi. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp tăng khả năng sát trùng, tiêu viêm và cải thiện một số triệu chứng liên quan. Cách thực hiện như sau: ép tỏi để lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm dung dịch đặt vào mũi 15 phút. Xì nhẹ để đẩy dịch mũi ra ngoài rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý.
- Gừng tươi: Gừng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh viêm mũi dị ứng nói chung, viêm họng, viêm xoang… Đồng thời gừng còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại mầm bệnh. Gừng rửa sạch thái lát, hãm với quế để thu hỗn hợp nước màu vàng nhạt. Hòa vào thêm một ít mật ong và uống 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm
Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu chỉ mang tính chất tạm thời, giải quyết bệnh trong thời gian ngắn vì sau đó bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu này chính là chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm như:
- Vì các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu tồn tại xung quanh nên bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giặt giũ chăn ga gối đệm, hút bụi hằng ngày, sử dụng máy lọc không khí để tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, hạn chế nguy cơ hít phải dị nguyên trong không khí.
- Tránh tiếp xúc với các loại côn trùng, đặc biệt là gián và luôn luôn nhớ đậy kín thùng rác, dọn sạch vụn đồ ăn thức uống để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của vi khuẩn.
- Những người có cơ địa dị ứng không nên nuôi hoặc tiếp xúc với các loại thú cưng. Vì lông, nước bọt hay chất thải của chúng chính là nguyên nhân lớn gây kích phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Tạo thói quen vệ sinh tai – mũi – họng đều đặn hằng ngày, đặc biệt sau một ngày dài làm việc hoặc tiếp xúc nhiều trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại…
- Hạn chế ở trong môi trường có điều hòa quá lâu, nếu có thể hãy sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết hanh khô để hạn chế tình trạng gây kích ứng mũi.
- Chủ động bảo vệ đường thở bằng cách đeo khẩu trang, nón bảo hộ che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Rửa tay thường xuyên và hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào trong đường hô hấp.
- Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì sẽ càng làm cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng, chứa nhiều hoạt chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng…
Viêm mũi dị ứng quanh năm có thể xảy ra ở bất kỳ ai và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên rất khó tránh khỏi. Nếu không thể tự tìm ra tác nhân gây dị ứng cũng như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tốt nhất người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!