Cách Phân Biệt Viêm Tiểu Phế Quản Và Viêm Phế Quản Như Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản là 2 bệnh lý được nhiều người quan tâm. Đây được xem là các bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp dưới có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mặc dù có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau nhưng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.
Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản thế nào?
Viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản đều là những bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới. Các triệu chứng bệnh lý có thể khởi phát ở nhiều đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh này, điều này ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc cũng như điều trị.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thể phân biệt bệnh viêm tiểu phế quản và bệnh viêm phế quản thông qua một số tiêu chí sau:
1. Định nghĩa
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở trẻ em và người trưởng thành. Trong đó, niêm mạc các phế quản trong phổi có biểu hiện viêm, phù nề. Niêm mạc phế quản khi bị kích thích sẽ có xu hướng phồng, dày lên, tiết nhiều dịch nhầy dẫn đến tắc nghẽn lòng phế quản. Từ đó phát sinh các triệu chứng như ho, ho có đờm đi kèm với biểu hiện khó thở, thở khò khè.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm cấp tính tại các cuống phổi nhỏ (tiểu phế quản). Các tiểu phế quản này có đường kính dưới 2mm, khá mềm do không có sụn nâng đỡ. Do đó, khi bị viêm nhiễm sẽ dễ bị xẹp, chích hẹp và dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Bệnh lý thường xảy ra ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Theo đó, viêm tiểu phế quản có thể gây ra một số triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trẻ thiếu oxy.
2. Khác về vị trí
Thông qua các chẩn đoán cận lâm sàng có thể nhận thấy bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có các tổn thương, viêm nhiễm xuất hiện tại các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Trong khi đó, hiện tượng viêm do viêm phế quản gây ra xuất hiện ở các phế quản có kích thước trung bình và lớn. Để xác định được cụ thể vị trí viêm nhiễm, tổn thương do các bệnh lý gây ra, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán sớm.
3. Khác về triệu chứng bệnh
Mặc dù có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau nhưng người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản thông qua một số triệu chứng điển hình sau:
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản: Thông thường các triệu chứng bệnh viêm phế quản thể hiện rõ ràng hơn so với viêm tiểu phế quản. Theo đó, biểu hiện viêm dẫn đến tăng tiết dịch nhầy nhiều hơn, gần với tai, mũi và họng. Do đó, bệnh lý thường có nguy cơ lây lan sang các bộ phận lân cận ở mức cao
Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản: Ngược lại với viêm phế quản, các triệu chứng do viêm tiểu phế quản gây ra thường mờ nhạt, không điển hình. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, ho, khò khè.
Các điểm giống nhau của viêm tiểu phế quản và viêm phế quản
Ngoài các biểu hiện khác nhau thì bệnh viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cũng có một số điểm giống nhau. Do đó, người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu cơ thể để tiến hành hành thăm khám và điều trị sớm, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số điểm giống nhau của bệnh viêm phế quản và tiểu phế quản:
1. Đối tượng mắc bệnh
Bệnh viêm phế quản và viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn. Do đó, trẻ rất dễ nhạy cảm, kích ứng trước những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn, dị nguyên,…
2. Thời điểm nhiễm bệnh
Các triệu chứng bệnh có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, các bệnh lý này thường xảy ra mạnh vào mùa Đông, mùa Xuân hoặc thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh. Do có nguy cơ lây nhiễm cao nên bệnh lý có thể bùng phát thành dịch trong một số thời điểm nhất định trong năm.
3. Các triệu chứng lâm sàng
Ở người mắc bệnh viêm phế quản và viêm tiểu phế quản đều có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau như thở nhanh, khò khè, khó thở, sốt cao đến 40 độ C, chảy nước mũi, ho có đờm hoặc ho khan. Ngoài ra, hai bệnh lý này có thể gây ra một số biểu hiện toàn thân như cơ thể mệt mỏi, trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú,…
4. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản và viêm tiểu phế quản là do virus. Trong đó, thường gặp nhất là RSV (virus hợp bào hô hấp), kế đến là các chủng virus như Adenovirus, Rhinovirus, Bocavirus, Coronavirus, Parainfluenza, Influenza, virus cúm A,…
Do đó, cả hai bệnh lý đều có khả năng lây nhiễm người bệnh sang người khoẻ mạnh thông qua con đường lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp.
5. Phương pháp điều trị
Theo các bác sĩ chuyên khoa, do nguyên nhân khởi phát khá giống nhau nên việc điều trị bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phế quản thường giống nhau. Theo đó, mục tiêu của việc điều trị và kiểm soát triệu chứng, cung cấp đủ oxy, bù nước, điện giải và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhằm nâng đỡ thể trạng. Bệnh do virus gây ra nên việc sử dụng kháng sinh thường hạn chế để tránh nguy cơ phát sinh tác dụng phụ, kháng thuốc và tiềm ẩn các rủi ro khác.
Viêm tiểu phế quản và viêm phế quản là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, do có nguyên nhân khởi phát khá giống nhau nên việc điều trị cũng thường giống nhau. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!