Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là một hiện tượng thường gặp. Tình trạng này xảy ra do dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên vùng thực quản và cổ họng, gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, ung thư thực quản. Bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là hiện tượng gì?

Tình trạng viêm họng thông thường và viêm họng trào ngược dạ dày khá giống nhau. Vì vậy nhiều người thường nhầm lẫn khiến cho quá trình điều trị không hiệu quả.

Trào ngược dạ dày là tình trạng cơ vòng thực quản bị suy yếu khiến cho dịch vị dạ dày có chứa axit bị đẩy ngược lên trên thực quản. Axit dạ dày bao gồm các loại axit HCl, Pepsine, men tiêu hóa… Chúng đều có khả năng ăn mòn cao. Vì vậy nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến viêm họng, đau rát họng, nóng ở cổ họng.

Có khoảng 70% người bệnh bị trào ngược dạ dày gặp phải các vấn đề ở cổ họng. Đặc điểm của cơn đau họng do trào ngược dạ dày đó là thường tái phát nhiều lần dù bạn có tích cực điều trị và vệ sinh khoang miệng cẩn thận như thế nào.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng thường tái phát nhiều lần
Trào ngược dạ dày gây viêm họng thường tái phát nhiều lần

Nguyên nhân trào ngược dạ dày có gây viêm họng

Trào ngược dạ dày vướng cổ họng là một cảm giác rất khó chịu. Tình trạng này xảy ra do cơ thắt thực quản hoạt động bất thường, khiến cho dịch vị chứa axit đậm đặc bị trào ngược lên vùng thực quản và hầu họng.  Axit dịch vị bao gồm các loại như axit HCL, pepsine, men tiêu hóa,… Nồng độ của những loại axit này khá đậm đặc, khoảng 150m Mol/ lít, tạo ra môi trường axit có độ PH từ 1,5–2,5.

Pepsine sẽ phá hủy các chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho axit HCL, dịch mật và chất khác tấn công vào vùng niêm mạc họng. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó làm tăng nguy cơ bị ngứa rát, sưng viêm cổ họng.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày gây viêm họng:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp cao, dị ứng, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.
  • Người bệnh bị thoát vị cơ hoành, cản trở quá trình hấp thụ thức ăn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày viêm họng

Đa số người bệnh bị trào ngược dạ dày gây viêm họng thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Ngứa cổ họng.
  • Khó phát âm.
  • Cảm thấy nghẹn
  • Dễ bị khàn tiếng khi nói to hoặc nói nhiều.
  • Nóng rát ở ngực.
  • Hắng giọng.
  • Ho có đờm.
  • Khó nuốt, vướng ở cổ họng.
  • Ho khi nằm.
  • Ợ chua, ợ nóng.
  • Đau tức ngực.
  • Cồn cào ruột gan.
  • Nấc liên tục.
  • Ăn không tiêu, đầy hơi.
  • Ngủ không ngon.

Những triệu chứng này thường kéo dài và lặp lại nhiều lần. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh trào ngược dạ dày sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư.

Vì vậy nếu có phát hiện được những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu tình trạng đau họng không phải do trào ngược dạ dày gây ra thì sẽ có những biện pháp điều trị khác.

Người bệnh có triệu chứng đau họng, khó nuốt
Người bệnh có triệu chứng đau họng, khó nuốt

Trào ngược axit dạ dày gây viêm họng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng là một căn bệnh nghiêm trọng và cần được điều trị tích cực. Nếu không được chẩn đoán đúng và lơ là trong việc chữa trị, người bệnh sẽ dễ gặp phải các biến chứng như: Viêm thực quản, chít hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư vòm họng, ung thư thực quản,… Cụ thể như:

  • Viêm thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản trong thời gian dài có thể gây kích thích các mô lót ở vùng hầu họng, dẫn đến viêm thực quản.
  • Chít hẹp thực quản: Trào ngược dạ dày lâu ngày sẽ hình thành các mô sẹo trong lòng thực quản. Điều này gây chít hẹp ống thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, vướng họng.
  • Ho liên tục: Người bệnh thường có triệu chứng ho liên tục, đau rát họng và khàn giọng.
  • Vòng thực quản: Lớp lót dưới của thực quản sẽ hình thành những chiếc vòng hoặc nếp gấp. Chúng có thể gây co thắt thực quản và tạo cảm giác khó nuốt, thức ăn bị nghẹn ở ngực.
  • Barrett thực quản: Các tế bào trong niêm mạc thực quản chịu tác động bởi axit dạ dày sẽ thay đổi để trở nên giống với các tế bào lót ruột non. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ biến chứng thành ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Những người bị barrett thực quản sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 30 lần so với người bình thường. 
  • Biến chứng khác: Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng khác như: Viêm dây thanh quản, áp xe hầu họng và viêm hầu họng thanh quản….

Giải pháp điều trị trào ngược dạ dày làm viêm họng

Trào ngược dạ dày gây đau rát họng, viêm họng cần điều trị để làm giảm đau họng. Nhưng quan trọng hơn vẫn là kiểm soát được hiện tượng trào ngược. Thông thường người bệnh có thể tham khảo điều trị theo các phương án sau:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Một số dược liệu tự nhiên hiện nay có khả năng cải thiện hiệu quả tình trạng trào ngược dạ dày rát họng, người bệnh có thể tham khảo:

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: Gừng tươi là một loại gia vị tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm việc giảm viêm đau rát họng, giảm ho, cải thiện trào ngược dạ dày. Ngoài ra gừng còn có chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm kích ứng niêm mạc. Nguyên liệu này vừa có tác dụng giảm viêm họng, vừa hỗ trợ làm giảm chứng trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị vài nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 5 phút nữa.
  • Tắt bếp, đợi nguội bớt và uống ngay khi còn ấm.
  • Nhâm nhi ly trà gừng để các dưỡng chất thấm vào cổ họng và thực quản.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong: Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng, bạn có thể sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát họng và trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Pha 2 thìa mật ong vào khoảng 200ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan hết mật ong rồi uống.
  • Nhâm nhi từng ngụm nhỏ để giúp dưỡng chất thấm sâu vào niêm mạc.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện bệnh.

Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày: Trong thành phần của nghệ có chứa chất chống oxy hóa và hoạt chất curcumin, giúp chống viêm, chống viêm loét, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, nghệ còn giúp làm giảm tình trạng viêm họng, đau họng do trào ngược gây ra. Nguyên liệu này cũng rất an toàn, lành tính, mang đến hiệu quả cao cho người bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Pha 2 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong với 150ml nước ấm.
  • Khuấy đều cho tan bột nghệ và uống ngay khi còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày uống 1 ly bạn sẽ thấy tình trạng trào ngược dạ dày gây nóng cổ họng được cải thiện.
Người bị trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể dùng nghệ để cải thiện
Người bị trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể dùng nghệ để cải thiện

Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày: Sử dụng nha đam là một giải pháp tốt giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khô họng. Nha đam có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm khô ngứa họng. Ngoài ra các hoạt chất như arabinose, glycoprotein, acemannan trong nha đam cũng giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Sử dụng nha đam cũng là cách giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Từ đó giúp phục hồi các niêm mạc bị tổn thương.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 2-3 lá nha đam tươi, gọt sạch phần vỏ và lấy phần thịt bên trong.
  • Thịt nha đam bạn đem rửa sạch và cắt hạt lựu.
  • Cho nha đam vào nấu với nước đường phèn.
  • Dùng nước ngày để uống mỗi ngày 3 lần.
  • Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến họng hiệu quả.

Điều trị nội khoa tại nhà

Để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trào ngược dạ dày sau:

Thuốc kháng axit 

Nhóm thuốc này có chứa các thành phần bao gồm: Magie hidroxit, canxi carbonate, sodium bicarbonate, nhôm hydroxit,… Thuốc có tác dụng trung hòa dịch vị axit dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược. Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng.

Thuốc ức chế thụ thể H2

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Famotidine, cimetidine, ranitidine, nizatidine,… Chúng có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất dịch vị axit. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng.

Thuốc ức chế bơm proton

Nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, ngăn ngừa những tổn thương do hiện tượng trào ngược dạ dày gây ra. Nhờ vậy chứng đau họng, viêm họng sẽ được cải thiện. Các loại thuốc này đều dễ dàng mua tại các hiệu thuốc nhưng bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm đau họng

Đối với trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày gây viêm họng hạt, đau rát họng, khô ngứa họng,… làm tác động tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Lúc này bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau họng, viên ngậm hoặc thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng. 

Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam

Sử dụng thuốc giảm đau họng để cải thiện triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc giảm đau họng để cải thiện triệu chứng bệnh

Điều trị trào ngược dạ dày tại bệnh viện/phòng khám

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyên người bệnh không tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có được giải pháp chữa trị trào ngược dạ dày hiệu quả, nhanh chóng.

Các bước thăm khám và điều trị tại bệnh viện bao gồm:

Bước 1: Khai thác bệnh sử của bản thân và gia đình

  • Bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử của người bệnh, sau đó hỏi về tiền sử gia đình xem có ai bị mắc các bệnh về dạ dày hay không.
  • Tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên những triệu chứng hiện tại của người bệnh. Từ đó phán đoán được phần nào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Bước 2: Nội soi họng và dạ dày

Để kiểm tra kỹ lưỡng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cổ họng và dạ dày để xem xét tổn thương ở vùng hầu họng, thực quản và dạ dày. Kỹ thuật này nhằm xác định được nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau họng là gì, đồng thời biết được mức độ tổn thương bên trong để kịp thời điều trị.

Bước 3: Điều trị bệnh

  • Dùng thuốc: Nếu bệnh ở mức độ vừa và nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị. Người bệnh uống thuốc để bác sĩ theo dõi hiệu quả. Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc cũng gây ra tác dụng phụ như làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến cơ thắt thực quản bị tác động nhiều gây ra trào ngược thực quản trở lại.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được lựa chọn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày đau họng một cách hiệu quả và triệt để. Việc phẫu thuật sẽ tạo ra một cơ thắt thực quản mới nhằm ngăn chặn dịch vị axit trào ngược lên vùng thực quản. Từ đó tránh để axit dạ dày tác động lên vùng hầu họng. 

Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng

Để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và làm giảm tình trạng đau họng, khô họng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn

Thay vì chỉ ăn 3 bữa/ngày bạn nên giảm lượng thức ăn của mỗi bữa và chia chúng thành 5-6 bữa nhỏ. Phương pháp này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, giảm tiết dịch vị axit. Từ đó giúp bạn hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày làm đau họng.

Không ăn quá no và không nằm sau khi ăn

Bạn không nên ăn quá no, mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ. Đồng thời không nên nằm hoặc làm việc nặng nhọc ngay sau khi ăn. Bởi điều này không chỉ khiến bạn bị trào ngược mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Vì vậy sau khi ăn xong nên đi lại vận động nhẹ nhàng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Không dùng chất kích thích

Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ họng và dạ dày. Khói thuốc lá có chứa nhiều nicotin sẽ gây giãn cơ thực quản, kích thích tăng tiết nhiều axit dạ dày. Trong khi đó việc uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, gây viêm dạ dày, viêm loét và trào ngược.

Không sử dụng rượu bia thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh
Không sử dụng rượu bia thuốc lá trong thời gian điều trị bệnh

Duy trì cân nặng phù hợp

Người bị béo phì sẽ làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch vị axit dễ bị đẩy ngược lên thực quản và cổ họng. Vì vậy nếu bạn đang bị béo phì thì hãy lập kế hoạch để giảm cân một cách khoa học.

Hạn chế mặc quần áo bó ở vùng bụng

Nhiều chị em có xu hướng sử dụng các loại nịt bụng hoặc quần áo chật. Điều này không chỉ gây chèn ép lên vùng dạ dày mà còn khiến dịch vị axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

Ăn uống khoa học

Những người bị trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình để bệnh nhanh được cải thiện. Đặc biệt người bệnh cần tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, bưởi, cam, quất, cà phê, nước uống có gas, trà đặc,…

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng thần kinh sẽ khiến dạ dày bị co bóp nhiều. Việc này sẽ làm tăng tiết dịch vị axit và tăng độ cọ xát, gây ảnh hưởng tới dạ dày và làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy hãy tìm kiếm các biện pháp giúp thư giãn tinh thần như tập yoga chữa trào ngược dạ dày, thiền định, nghe nhạc, xem phim, gặp gỡ bạn bè,…

Đi ngủ sớm

Thức khuya và ngủ không đủ giấc cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Do đó để phòng ngừa trào ngược dạ dày bị viêm họng, bạn nên đi ngủ trước 23h đêm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để kiểm soát bệnh.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, giảm căng thẳng stress, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Từ đó giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mỗi ngày bạn nên dành từ 30-60 phút để tập luyện thể thao, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,…

Trên đây là những thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị từ sớm và đúng cách. Nếu để bệnh tồn tại nhiều năm thì quá trình chữa trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Vì vậy bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, giúp tăng cơ hội điều trị dứt điểm bệnh.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...