Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 5 Tuổi: Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi nhỏ như 5 tuổi. Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con bạn. Bài viết này sẽ cùng các bậc phụ huynh vào tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, từ những dấu hiệu nhận biết đến các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi

Bệnh trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux Disease, viết tắt: GERD) là một bệnh lý hệ tiêu hóa – dạ dày xuất hiện khi dịch acid và thức ăn chưa tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản. Đây là một bệnh phổ biến ở nhiều độ tuổi và có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ, nhiều trẻ em 5 tuổi cũng mắc phải trào ngược dạ dày tương tự như người lớn, tuy nhiên, triệu chứng thường không rõ ràng như vậy và thường được nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.

Nhiều trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày - thực quản
Nhiều trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày – thực quản

Một số triệu chứng phổ biến là dấu hiệu nhận biết trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm:

  • Ợ nóng và ợ chua: Thường bị ợ nóng, ở chua, đặc biệt là sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa. 
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực: Trẻ có thể than phiền về đau hoặc khó chịu ở vùng ngực, nặng nề hoặc đau nhức.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa: Trẻ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa.
  • Khó tiêu: Một số trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cảm thấy bị chướng bướu hoặc có cảm giác ngột ngạt sau khi ăn.
  • Ho: Ho không phải lúc nào cũng là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, nhưng triệu chứng này cũng thường xuất hiện kèm cảm giác đau rát họng, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau khi ăn.
  • Khó ngủ: Trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc thức giấc nhiều lần vào ban đêm do cảm giác không thoải mái từ triệu chứng của bệnh.
  • Một số triệu chứng khác: Hôi miệng, răng miệng bị viêm hoặc sâu, biếng ăn và suy dinh dưỡng,…

Vì sao trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi không phải là một tình trạng hiếm gặp, nhưng cũng không phải là phổ biến đối với mọi trẻ. Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 5 tuổi gồm:

Nguyên nhân sinh lý

Ở trẻ em 5 tuổi, có một số nguyên nhân sinh lý gây ra trào ngược dạ dày, bao gồm:

  • Chức năng cơ vòng thực quản chưa hoàn thiện: Ở độ tuổi này, cơ vòng thực quản của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn thiện. Điều này làm giảm khả năng kiểm soát chất thức ăn và acid dạ dày, dẫn đến việc chúng trào ngược lên thực quản một cách dễ dàng hơn.
  • Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện: Hệ tiêu hóa của trẻ 5 tuổi đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn toàn ổn định,  chưa thích ứng tốt với một số loại thức ăn. Việc tiêu hóa không hiệu quả cũng dẫn đến trào ngược dạ dày. 
  • Cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng: Cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc stress cũng góp phần vào việc tăng tần suất các cơn co thắt dạ dày, tăng sản xuất acid dạ dày, từ đó gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài vấn đề sinh lý, một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori): Nhiễm khuẩn này thường gắn liền với viêm dạ dày và loét dạ dày. Việc nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường gây ra các tình trạng đau viêm dạ dày, trào ngược dạ dày,…
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, vi rút hoặc do tác động của các chất kích thích. Khi dạ dày bị viêm sẽ dẫn đến các tổn thương trong hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Thoát cơ hoành (Hiatal hernia): Đây là một bệnh lý mà một phần của dạ dày bị trượt lên qua lỗ thoát cơ hoành lên phía trên vùng ngực. Khi điều này xảy ra, acid dạ dày thường trào ngược lên thực quản dễ dàng hơn.
  • Bệnh bất thường về cơ bắp và hệ thống thần kinh: Một số bệnh lý như bại não, Down bẩm sinh hoặc các vấn đề về cơ bắp và hệ thống thần kinh xuất hiện ở trẻ 5 tuổi có thể làm giảm khả năng kiểm soát cơ học và chức năng của thực quản, dẫn đến trào ngược dạ dày.
  • Bệnh lý tuyến giáp: Một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như tăng hoạt động hoặc giảm hoạt động, từ đó gây ra trào ngược dạ dày do ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và kiểm soát acid dạ dày.
  • Các bệnh lý huyết khối: Một số vấn đề về huyết khối như suy tim hoặc tăng huyết áp cũng là tác nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi 
Có nhiều nguyên nhân có thể gây trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi

Yếu tố bên ngoài

Một số yếu tố từ bên ngoài cũng tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày ở trẻ 5 tuổi như:

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Việc tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh hoặc quá nhiều thực phẩm kích thích làm tăng tạo acid dạ dày và gây ra trào ngược.
  • Thói quen nghỉ ngơi và vận động mạnh sau khi ăn: Nằm nghỉ ngơi, nằm ngủ hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn đều tạo áp lực lên dạ dày và thực quản, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Tư thế nằm ngủ sai: Tư thế nằm ngủ không đúng như nghiêng về bên phải, kê cao gối ở lưng cũng khiến acid dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn khi trẻ ngủ.

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi có thể gây ra các tác hại và biến chứng sau:

  • Gây biếng ăn và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: Cảm giác đau rát hoặc khó chịu trong dạ dày khi ăn sẽ làm cho trẻ không muốn ăn, cơ thể không có đủ lượng thức ăn hoặc không thể hấp thụ đủ dưỡng chất từ thức ăn sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. 
  • Viêm thực quản: Dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản, gây viêm nhiễm và tổn thương ống thực quản, dẫn đến việc nước bọt hay nước mũi, khó chịu trong việc nuốt và đôi khi gây ra viêm thực quản.
  • Hỏng răng: Sự trào ngược acid dạ dày đôi lúc gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, gây ra việc hỏng răng và giảm sức kháng cơ học của răng.
  • Tăng nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi: Việc trào ngược acid dạ dày thường xuyên sẽ gây ra viêm phế quản. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dịch acid trào ngược lên đường hô hấp và gây ra viêm phổi hoặc viêm phổi hóa mủ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, gây ra rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và học tập của trẻ.
  • Cảm giác khó chịu và hạ thấp chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ợ nóng và ợ chua thường xuyên sẽ gây ra sự khó chịu cho tâm sinh lý trẻ, làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi thường gây ra một số vấn đề sức khỏe và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Mặc dù, các tác động này gây nguy hiểm cấp tính, nhưng về nếu để kéo dài, không được quan tâm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và dẫn đến trào ngược dạ dày mãn tính khó chữa khi trẻ trưởng thành.

Trào ngược dạ dày không gây nguy hiểm lớn nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống của trẻ
Trào ngược dạ dày không gây nguy hiểm lớn nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống của trẻ

Phương pháp chẩn đoán GERD ở bệnh nhi 5 tuổi

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám và chẩn đoán là cần thiết. Để đạt được chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thường sẽ tiến hành các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng sau:

Phương pháp lâm sàng:

  • Kiểm tra bệnh sử và triệu chứng: Bác sĩ sẽ tập trung vào việc thu thập thông tin về các triệu chứng mà trẻ đang gặp phải, cũng như các tình trạng bệnh lý trước đó.
  • Kiểm tra nồng độ pH của dạ dày: Đo nồng độ acid trong dạ dày để đánh giá mức độ trào ngược acid. Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách đặt một dây qua mũi và xuống dạ dày để đo pH.

Phương pháp cận lâm sàng:

  • Siêu âm dạ dày: Sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh dạ dày và thực quản, giúp xác định bất thường về cấu trúc và vị trí của chúng.
  • Nội soi dạ dày: Dùng ống mềm có đầu gắn camera để kiểm tra bên trong dạ dày và thực quản, đồng thời lấy mẫu dịch và mô để kiểm tra tổn thương và nhiễm khuẩn.
  • Chụp X-quang dạ dày: Tạo ra hình ảnh của dạ dày để xem xét sự di chuyển không đúng và vấn đề về cấu trúc.
  • Xét nghiệm nhiễm HP (Helicobacter pylori): Một số phương pháp là xét nghiệm hơi thở test HP, xét nghiệm mẫu từ dạ dày hoặc xét nghiệm máu,…

Các phương pháp trên giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng dạ dày của trẻ và xác định liệu trẻ có bị trào ngược dạ dày hay không, xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi

Khi điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, các bác sĩ thường ưu tiên các biện pháp cải thiện không dùng thuốc và chỉ áp dụng điều trị bằng thuốc Tây trong các trường hợp nặng và khi các biện pháp không dùng thuốc không đạt được hiệu quả mong đợi. Điều này được thực hiện do cơ thể trẻ nhỏ nhạy cảm và chưa phát triển hoàn toàn, nên việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc và giám sát kỹ lưỡng.

Các biện pháp cải thiện GERD ở trẻ nhỏ không dùng thuốc

Một số biện pháp cải thiện triệu chứng và bệnh tình không dùng thuốc có thể giúp hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bố mẹ nên tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hóa cho trẻ với các nhóm thực phẩm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế việc cho trẻ nhỏ ăn các thức ăn kích thích acid dạ dày như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn nhiều gia vị và phụ gia, thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas, đồ uống chứa caffein,… Ngoài ra, bố mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, nhằm giảm áp lực lên dạ dày và trẻ sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng bằng các bài đi bộ, đi dạo sau khi ăn thay vì nằm ngay hoặc chạy nhảy, vận động mạnh. Mặt khác, phụ huynh nên đảm bảo trẻ không ăn quá sát giờ đi ngủ, nên cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng để tránh áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi ngủ.
  • Sử dụng gối nâng đầu khi ngủ: Đặt gối nâng đầu dưới đầu trẻ khi ngủ để tạo góc nghiêng khoảng 30 độ. Điều này giúp ngăn acid dạ dày trào ngược lên thực quản và làm giảm triệu chứng của bệnh.
  • Chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ: Phụ huynh cần đảm bảo trẻ có thời gian nghỉ ngơi đủ và ngủ đủ giấc, hạn chế gây căng thẳng và stress ở bé. Hãy luôn tránh gây áp lực tâm lý và hãy cố gắng tạo môi trường thoải mái, ấm cúng cho trẻ.
  • Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ: Khi trẻ xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày, bố mẹ hãy massage bụng của trẻ một cách nhẹ nhàng, chườm ấm cho vùng dạ dày, cho trẻ uống nước ấm. Điều này có thể giúp làm giảm một số triệu chứng không thoải mái do trào ngược dạ dày gây ra.

Các biện pháp này không chỉ giúp giảm các triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nên thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện triệu chứng GERD ở trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện triệu chứng GERD ở trẻ nhỏ

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi bằng thuốc Tây

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi bằng thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhi có triệu chứng nặng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và thường đi kèm với các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc. Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc trào ngược dạ dày cho bé, bậc phụ huynh nên thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế để được hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng và điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi:

  • Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này bao gồm các loại Zantac, Tagamet hay Pepcid,… Thuốc kháng Histamin giúp giảm lượng acid trong dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của tế bào tạo acid. Việc giảm acid có thể giúp làm giảm triệu chứng như nôn mửa, ợ chua và đau rát thực quản.
  • Thuốc kháng acid: Các loại thuốc này bao gồm Maalox, Mylanta,.. hoạt động bằng cách trực tiếp làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp làm giảm cảm giác chua ợ và giảm đau rát thực quản.
  • Thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors – PPIs): Các loại thuốc này bao gồm Prevacid, Protonix, Nexium hay Prilosec,… hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của enzyme bơm proton, ngăn chặn việc sản xuất acid trong dạ dày. Từ đó giúp giảm triệu chứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin hoặc Metronidazole liều dùng cho trẻ nhỏ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa như Enzymes tiêu hóa hoặc Probiotics để cải thiện quá trình tiêu hóa của trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 5 tuổi và phòng ngừa GERD

Khi chăm sóc trẻ 5 tuổi và để phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, có một số điểm mà phụ huynh cần lưu ý như sau:

  • Đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và cân đối, hạn chế thức ăn giàu đường và chất béo, thức ăn có chứa đường và cafein, cũng như đồ uống có ga mà thay vào đó tăng cường rau củ và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Khuyến khích trẻ ăn các bữa ăn được chia nhỏ nhiều lần trong ngày và tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. 
  • Không nên cho trẻ vận động mạnh hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất 2 tiếng. Hãy tạo thói quen cho trẻ vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn.
  • Đặt gối nâng đầu của trẻ khi ngủ, nên chỉnh tư thế để trẻ nằm nghiêng sang bên trái để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. 
  • Hãy tạo điều kiện cho trẻ có môi trường sống thoải mái và giảm căng thẳng.
  • Phụ huynh cần tránh hút thuốc lá và rượu bia trước trẻ nhỏ, hạn chế tình trạng trẻ tiếp xúc chất kích thích thụ động hoặc quen với những thói quen xấu này.
  • Thực hiện theo lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị sớm tất cả các vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày, hệ tiêu hóa và bệnh lý khác.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ nhận biết và có cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi an toàn và hiệu quả. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo rằng con bạn nhận được điều trị phù hợp nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...