Trào Ngược Dạ Dày Ăn Ngô Được Không? Nên Dùng Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ngô là một loại thực phẩm lành tính được tiêu thụ phổ biến hiện nay. Trong thành phần dinh dưỡng của ngô có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị trào ngược dạ dày ăn ngô được không? Nên sử dụng ngô như thế nào cho hợp lý? Cùng Viện Y Dược Dân Tộc giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Người bệnh trào ngược dạ dày ăn ngô được không?

Ngô là một loại thực phẩm phổ biến và quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo nghiên cứu, trong thành phần của ngô có chứa nhiều protein, chất xơ, kali, vitamin A, B, C, folate, canxi, sắt, magie, natri, chất chống oxy hóa,…. Những hoạt chất này có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng, phòng ngừa ung thư, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày có nên ăn ngô không là thắc mắc được nhiều người quan tâm
Trào ngược dạ dày có nên ăn ngô không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Tuy nhiên, việc xác định trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì rất quan trọng đối với người bệnh. Do đó, rất nhiều người băn khoăn khi bị trào ngược dạ dày ăn ngô được không? Các chuyên gia cho biết, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng ngô. Bởi ngô có rất nhiều lợi ích đối với dạ dày, cụ thể như:

  • Ngô có chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy bụng, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa cho người bệnh.
  • Trong thành phần của ngô có chứa nhiều dưỡng chất như protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Hàm lượng folate trong ngô có khả năng cải thiện và sửa chữa các tế bào bị tổn thương, giúp phục hồi các vết loét ở niêm mạc dạ dày, thực quản.
  • Thành phần của ngô có chứa beta-cryptoxanthin – chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư ruột kết và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
  • Ngô cũng chữa nhiều vitamin B1, sắt và acetylcholine có tác dụng bổ máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu do các vết loét ở dạ dày thực quản gây ra.

Tuy nhiên không phải vì vậy mà người bệnh có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Việc tiêu thụ quá nhiều ngô trong ngày có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, làm ảnh hưởng đến co bóp của dạ dày. Từ đó khiến các triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày ngày càng nặng hơn.

Hướng dẫn dùng ngô đúng cách cho người bệnh

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên ăn ngô“,  người bệnh cần sử dụng loại thực phẩm này đúng cách để tránh làm bệnh nặng thêm:

Liều lượng:

  • Nên ăn ngô với lượng vừa phải, có thể dùng 1-2 bắp mỗi ngày, tương đương với 100g – 200g ngô/ngày.
  • Mỗi tuần chỉ nên ăn ngô từ 2-3 lần.
  • Tránh ăn quá nhiều ngô cùng một lúc vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Cách chế biến:

  • Nên ưu tiên ăn ngô luộc, hấp hoặc nướng thay vì chiên, xào.
  • Nhai kỹ ngô trước khi nuốt để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Nên dùng ngô non vì loại ngô này rất mềm và dễ tiêu hoá, không nên ăn ngô già vì ngô khá cứng, khó tiêu hóa, không tốt cho dạ dày.
  • Có thể xay nhuyễn ngô, nấu chè ngô, súp ngô, canh ngô ngọt hoặc làm sữa ngô để dễ tiêu hóa hơn.
Sử dụng ngô luộc là cách chế biến phù hợp với người bị trào ngược dạ dày
Sử dụng ngô luộc là cách chế biến phù hợp với người bị trào ngược dạ dày

Thời điểm ăn:

  • Nên ăn ngô sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng.
  • Sử dụng làm bữa phụ vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
  • Tránh ăn ngô trước khi đi ngủ vì có thể gây trào ngược axit.
  • Hạn chế ăn ngô vào buổi tối vì có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng.

Kết hợp với thực phẩm khác:

  • Ăn ngô cùng với các thực phẩm giàu chất xơ khác như rau xanh, trái cây để giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Hạn chế ăn ngô cùng với các thực phẩm chua, cay, nhiều dầu mỡ vì có thể kích thích dạ dày.

Đối tượng cần hạn chế:

  • Trẻ em và người già: Do hệ tiêu hóa còn yếu, dễ gây đầy bụng và khó tiêu.
  • Người bị viêm đại tràng: Ngô chứa nhiều cellulose có thể gây áp lực lên thành đại tràng khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Những người bị dị ứng với ngô: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nôn mửa, đau bụng, phát ban…
  • Người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày: Ăn quá nhiều ngô có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Người có hệ miễn dịch kém, thiếu sắt và canxi: Sử dụng nhiều ngô có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu protein, chất béo và khoáng chất, gây suy giảm sức đề kháng.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày ăn ngô được không. Sử dụng ngô đúng liều lượng và thời gian sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó người bệnh bị trào ngược dạ dày cần chú ý sử dụng ngô sao cho khoa học, hợp lý để giúp tình trạng bệnh của mình được thuyên giảm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...