Huyệt Phế Du Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Vị Trí Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Phế Du là một trong những điểm huyệt quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Vậy nên, những thông tin liên quan đến vị trí, công dụng, cách châm cứu, bấm huyệt và phối huyệt đạo này nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết những thông tin nhằm giải đáp toàn bộ những thắc mắc này.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Phế Du

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều sở hữu những đặc điểm riêng, vị trí riêng. Những điều này cũng quyết định để công dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là giới thiệu tổng quan về huyệt đạo Phế Du – Một trong những huyệt đạo đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh lý về đường hô hấp.

Huyệt Phế Du là gì? Ý nghĩa tên gọi và đặc điểm

Huyệt Phế Du hay còn được gọi với tên Phế Du huyệt, với vị trí nằm gần phổi nên dân gian còn gọi huyệt đạo này là “huyệt phổi”. Giải nghĩa tên gọi của huyệt theo từ điển Hán Việt như sau: “Phế” nghĩa là phổi, “Du” nghĩa là nơi kinh khí ra vào, có nhiệm vụ đưa kinh khí đến tạng phế.

Huyệt đạo có xuất xứ từ Thiên ‘Bối Du’ (Khu.51), mang những đặc điểm như sau:

  • Là huyệt đạo thứ 13 của kinh Bàng Quang (B13) – nơi kinh khí phế thấm trực tiếp vào trong cơ thể. Vậy nên, những trường hợp mắc chứng rối loạn phế kinh, chỉ cần tác động vào huyệt đạo này để cải thiện.
  • Phế Du huyệt là huyệt vị Du Bối của Phế Khí, có công dụng phân tán dương khí tại Phế.
  • Phế Du huyệt cũng thuộc nhóm huyệt có tác dụng tả khí Dương của Ngũ Tạng.
Huyệt Phế Du có nhiệm vụ đưa kinh khí đến tạng phế
Huyệt Phế Du có nhiệm vụ đưa kinh khí đến tạng phế

Vị trí huyệt Phế Du ở đâu?

Trên cơ thể có 2 huyệt Phế Du, huyệt đạo nằm ở vị trí ngay dưới gai đốt sống thứ 3 thuộc cả 3 bên. Cách xác định huyệt Phế Du cũng rất đơn giản, chỉ cần đánh dấu vị trí gai đốt sống lưng 3, tiến hành đo ngang sang 1.5 thốn, ở ngang huyệt Thân Trụ chính là huyệt đạo cần tìm.

Việc nắm bắt chính xác vị trí huyệt đạo rất quan trọng trong quá trình tác động bấm huyệt, châm cứu trị bệnh. Chỉ cần chệnh 1mm cũng có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên, nếu không chắc chắn về kỹ thuật xác định vị trí huyệt đạo của mình, bạn cần tham khảo hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia, thầy thuốc.

Giải phẫu huyệt đạo

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể sẽ chịu tác động của các gân cơ và hệ thần kinh khác nhau, vì thể sẽ có những đặc điểm riêng về giải phẫu. Dưới đây là các đặc điểm giải phẫu hiện đại của huyệt vị Phế Du:

  • Dưới da của huyệt đạo là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau – trên, cơ cổ dài, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ bán gai cổ, cơ bán gai đầu, cơ ngang sườn và phổi.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của thần kinh gian sườn và nhánh của dây sống lưng.
  • Da huyệt vị chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh D3.

Huyệt Phế Du có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Phế Du huyệt được các thầy thuốc đánh giá rất cao trong việc điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể. Theo tài liệu Y học cổ truyền ghi chép, huyệt đạo có tác dụng điều phế, thanh hư nhiệt, lý khí, bổ hư lao, hòa vinh huyết. Chuyên chủ trị các bệnh như lao phổi, viêm phổi, suyễn, viêm phế quản, đổ mồ hôi trộm.

Cụ thể, dưới đây là phân tích chi tiết về một số tác dụng phổ biến nhất của huyệt Phế Du:

  • Điều trị hen suyễn, lao phổi, viêm phế quản: Một trong những tác dụng của Phế Du huyệt là điều trị hen suyễn, lao phổi, viêm phế quản. Bởi khi châm cứu huyệt đạo sẽ khai thông được khí huyết, tăng cường dương khí đến phổi. Không chỉ giúp tống khứ chất độc hại ra ngoài mà còn tăng cường sức khỏe phổi, giúp phổi thanh khiết, giảm nhanh triệu chứng bệnh.
  • Trị chứng hay ra mồ hôi trộm: Đây là tình trạng mồ hôi ra nhiều bất thường, đặc biệt là trên trán, 2 bàn tay, 2 bàn chân, vùng nách,… Điều này gây khó chịu và dẫn đến sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Bấm huyệt Phế Du có thể kích thích tuần hoàn khí huyết, thúc đẩy đào thải tuyến bã nhờn  và mồ hôi tích tụ trong cơ thể lâu ngày. Nhờ đó điều trị tốt chứng hay ra mồ hôi trộm.
  • Huyệt Phế Du chữa lẹo: Phương pháp chữa lẹo mắt bằng huyệt Phế Du cho hiệu quả rất tốt. Bởi huyệt đạo này nằm tại giao điểm của hệ thống kinh mạch, kinh lạc và dương khí. Đồng thời, mắt cũng có quan hệ vô cùng mật thiết với Bàng Quang Kinh, nhờ đó khi tác động khai thông huyệt sẽ giúp chữa trị một số bệnh về mắt.

Trên đây là công dụng của huyệt đạo Phế Du. Tùy từng bệnh lý lý khác nhau sẽ có phương pháp tác động huyệt đạo để điều trị hiệu quả nhất.

Huyệt đạo có tác dụng điều trị viêm phế quản
Huyệt đạo có tác dụng điều trị viêm phế quản

Xem thêm: Huyệt Mệnh Môn Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Châm Cứu, Bấm Huyệt

Cách châm cứu, bấm huyệt Phế Du

Không thể phủ nhận những tác dụng của huyệt Phế Du đối với sức khỏe. Tuy nhiên, muốn các tác dụng này được phát huy hiệu quả nhất, cần đảm bảo thực hiện đúng phương pháp khai thông huyệt đạo. Tương tự như các huyệt đạo khác trên cơ thể, có 2 cách khai thông huyệt đạo Phế Du, gồm châm cứu và bấm huyệt. Kỹ thuật từng phương pháp như sau:

Day bấm huyệt Phế Du trị bệnh

Đây là phương pháp sử dụng lực đạo ở các đầu ngón tay tác động vào huyệt vị nhằm khai thông khí huyệt, điều hòa kinh mạch. Có 2 yếu tố cốt lõi để đảm bảo hiệu quả của bấm huyệt chính là xác định vị trí huyệt chính xác và sử dụng lực đạo vừa đủ. Kỹ thuật bấm huyệt như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Phế Du theo chỉ dẫn của thầy thuốc, chuyên gia.
  • Bước 2: Chụm 3 ngón tay rồi đặt lên vị trí huyệt đạo, tiến hành day ấn với lực đạo vừa phải theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 3: Duy trì động tác day ấn trong 3 phút, sau đó nghỉ 30s, tiếp tục thực hiện thêm 4 hiệp nữa.

Mỗi ngày nên tiến hành day ấn huyệt 2 lần, vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Tiến hành day ấn với lực đạo vừa phải theo chiều kim đồng hồ
Tiến hành day ấn với lực đạo vừa phải theo chiều kim đồng hồ

Châm cứu Phế Du huyệt

Phương pháp châm cứu được đánh giá cao về hiệu quả hơn so với bấm huyệt. Nhưng song song với đó, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thực hiện sai kỹ thuật. Vậy nên thầy thuốc luôn khuyến cáo không tự châm cứu tại nhà mà cần đến phòng khám Đông y. Kỹ thuật châm cứu huyệt đạo như sau:

  • Bước 1: Xác định huyệt Phế Du ở đâu.
  • Bước 2: Châm kim xiên về hướng cột sống với độ sâu từ 0.3 – 0.5 thốn.
  • Bước 3: Tiến hành cứu từ 3 – 5 tráng, sau đó ôn cứu trong 5 – 10 phút tùy từng mức độ bệnh.

Lưu ý, không châm cứu quá sâu vì sẽ chạm đến phổi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra cũng cần chú ý, kim châm cứu phải được khử khuẩn để tránh gây viêm nhiễm. Đối với những vùng da đang có vết thương hở hoặc bị sưng tấy, tuyệt đối không châm cứu, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Phối huyệt Phế Du cùng các huyệt đạo khác trị bệnh

Là một trong số những huyệt đạo quan trọng của cơ thể, Phế Du huyệt có mối quan hệ mật thiết với hệ thống huyệt đạo khác trên cơ thể. Vậy nên, không chỉ có tác dụng đơn huyệt, nếu biết cách kết hợp nhiều huyệt đạo với nhau sẽ giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể. Dưới đây là những ghi chép cụ thể về cách phối huyệt Phế Du trong các tài liệu Y học cổ truyền.

Theo sách Giáp Ất Kinh: Phối với Bá Lao: Có tác dụng điều trị chứng bệnh mồ hôi trộm do hư tổn.

Theo sách Bách Chứng Phú:

  • Phối cùng huyệt đạo Thiên Đột (Nh.22): Có tác dụng điều trị ho.
  • Phối cùng huyệt đạo Đào Đạo (Đc.13): Áp dụng trong điều trị sốt.

Theo sách Ngọc Long Ca: Phối cùng huyệt đạo Phong Long (Vị 40): Tác dụng điều trị ho.

Theo sách Đan Khê Tâm Pháp: Phối với Thiên Đột (Nh.22): Điều trị ho, đại tả phế khí.

Theo sách Thế Y Đắc Hiệu Phương: Phối cùng huyệt đạo Y Hy (Bàng quang.45): Trị phế ung (áp xe phổi).

Theo sách Càn Khôn Sinh Ý: Phối cùng huyệt đạo Cao Hoang (Bàng quang.43) + huyệt Thân Trụ (Đc.12) + huyệt Đào Đạo (Đc.13): Điều trị suy nhược do ngũ lao và thất thương.

Theo sách Thiên Kim Phương:

  • Phối cùng huyệt đạo Bá Lao: Giúp điều trị đổ mồ hôi trộm do hư tổn.
  • Phối cùng huyệt đạo Thận Du (Bàng quang.23): Có tác dụng để trị bệnh hen suyễn, hụt hơi.

Theo sách Châm Cứu Tụ Anh:

Theo sách Thần Cứu Kinh Luân:

  • Phối cùng huyệt đạo Bá Lao + huyệt Liệt Khuyết (Phế 7) + huyệt Trung Quản (Nh.12): Tác dụng trị ho đờm có máu.
  • Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh.17) + huyệt Xích Trạch (Phế 5) + huyệt Thái Khê (Th.3): Tác dụng trị ho nhiệt.
  • Phối cùng huyệt đạo Phục Lưu (Th.7) + huyệt  Hy (Bàng quang.45): Tác dụng trị mồ hôi trộm.
Phối huyệt Phế Du cùng các huyệt đạo khác trị bệnh hiệu quả
Phối huyệt Phế Du cùng các huyệt đạo khác trị bệnh hiệu quả

Theo sách Châm Cứu Thượng Hải Học:

  • Phối cùng huyệt đạo Phong Môn (Bàng quang.12) + huyệt Trung Phủ (Phế 1) + huyệt Thiên Song (Tiểu trường.16) + huyệt Đàn Trung (Nh.17) + huyệt Xích Trạch (Phế 5): Tác dụng trị ho lao.
  • Phối cùng huyệt đạo Chi Câu (Tam tiêu.6) + huyệt Đại Lăng (Tâm bào.7) + huyệt Đàn Trung (Nh.17): Tác dụng trị ho lao.
  • Phối cùng huyệt đạo Thiên Đột (Nh.22) + huyệt Nhũ Căn (Vị 18): Tác dụng điều trị ho lâu không khỏi.
  • Phối cùng huyệt đạo Phong Long (Vị 40): Tác dụng trị ho có đờm.
  • Phối cùng huyệt đạo Đại Chùy (Đc.14) + huyệt Cao Hoang (Bàng quang.43): Tác dụng điều trị bệnh viêm phế quản mạn.
  • Phối cùng huyệt đạo Đào Đạo (Đc.13) + huyệt Cách Du (Bàng quang.17): Tác dụng trị đờm suyễn.
  • Phối cùng huyệt đạo Kiên Tỉnh (Đ.21) + huyệt Kỳ Môn (C.14): Tác dụng trị ho.
  • Phối cùng huyệt đạo Nghênh Hương (Đại trường.20: Tác dụng trị mũi chảy nước.
  • Phối cùng huyệt đạo Đàn Trung (Nh.17) + huyệt Nội Quan (Tâm bào.6) + huyệt Phế Nhiệt Huyệt + huyệt Trung Phủ (Phế 1): Tác dụng trị hen phế quản.
  • Phối cùng huyệt đạo Thiên Trụ (Bàng quang.10) + huyệt Ngọc Đường (Nh.18) + huyệt Đại Chùy (Đc.14) + huyệt Đàn Trung (Nh.17)  + huyệt Túc Tam Lý (Vị 36) + huyệt Kết Hạch Huyệt + huyệt Xích Trạch (Phế 5): Tác dụng điều trị bệnh lao phổi.

Theo sách Trung Hoa Châm Cứu Học: Phối cùng huyệt đạo Cách Du (Bàng quang.17) + huyệt Thái Uyên (Phế 9) + huyệt Ngư Tế (Phế 10) + huyệt Xích Trạch (Phế 5): Giúp điều trị ho ra máu.

Theo sách Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học: Phối cùng huyệt đạo Liệt Khuyết (Phế 7) + huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4): Trị ho do ngoại cảm.

Trên đây là hướng dẫn phối huyệt chi tiết được tổng hợp từ các tài liệu Y học. Tuy nhiên trên thực tế, tùy vào thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người, thầy thuốc sẽ lựa chọn thêm hoặc giảm bớt huyệt đạo kết hợp nhằm tối ưu quá trình điều trị và mang đến kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi tác động Phế Du huyệt trị bệnh

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, giống như các huyệt vị khác trên cơ thể, khi tác động châm cứu, day bấm lên Phế Du huyệt sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và phát huy công dụng của huyệt đạo một cách tối đa.

  • Kiên trì thực hiện: tác dụng huyệt Phế Du trị bệnh không phát huy ngay lập tức mà cần 1 thời gian nhất định. Thông thường, sau khoảng 15 – 20 ngày các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt. Vậy nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ dở liệu trình giữa chừng.
  • Lưu ý trước và sau khi châm cứu bấm huyệt: Người bệnh cần đảm bảo trước và sau khi châm cứu bấm huyệt không sử dụng rượu bia, chất kích thích, không bê vác nặng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Tư thế nằm châm cứu, bấm huyệt: Người bệnh cần nằm với tư thế sấp, thả lỏng tinh thần. Đồng thời, cần nằm nơi kín gió, tránh bị cảm trong lúc tiến hành điều trị.
  • Sử dụng lực đạo vừa phải: Khi day bấm huyệt đạo, cần dùng lực vừa phải. Cần đảm bảo không quá nhẹ, đủ để tác động đến huyệt, nhưng cũng không quá mạnh để tránh làm đau huyệt Phế Du.
Người bệnh cần nằm với tư thế sấp khi châm cứu, bấm huyệt
Người bệnh cần nằm với tư thế sấp khi châm cứu, bấm huyệt
  • Theo dõi sức khỏe sau châm cứu, bấm huyệt: Sau khi châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần ngồi nghỉ ngơi tại chỗ để theo dõi sức khỏe, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nôn nao, khó chịu cần báo ngay với thầy thuốc để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Các đối tượng không nên áp dụng châm cứu, bấm huyệt: Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt trị bệnh. Phương pháp ngày bị khuyến cáo không nên áp dụng cho các đối tượng bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, những người có bệnh suy gan thận, người bị rối loạn đông máu,…
  • Không làm dụng liệu pháp điều trị này: Châm cứu, bấm huyệt chỉ là phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chuyên sâu. Vậy nên, những tình trạng bệnh nặng cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên môn để được kiểm tra và xây dựng liệu trình điều trị phù hợp nhất.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học: Để nhanh chóng khôi phục sức khỏe, người bệnh cần kết hợp cùng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất và tăng cường thể dục nâng cao hệ miễn dịch.

Với những tác dụng tích cực cho sức khỏe, châm cứu, bấm huyệt Phế Du đã trở thành một trong những phương pháp điều trị vô cùng phổ biến, đem đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng huyệt đạo này vẫn cần tuân thủ theo những hướng dãn của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa tác dụng.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...