Đau Vai Gáy Nên Dán Cao Nóng Hay Lạnh Để Nhanh Khỏi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau vai gáy nên dán cao nóng hay lạnh là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi mỗi loại cao đều có tác dụng riêng cho từng trường hợp bị đau vai gáy, tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương sẽ lựa chọn cao dán phù hợp.

Bị đau vai gáy nên dán cao nóng hay lạnh để cải thiện?

Đau mỏi vai gáy là hội chứng rối loạn cơ – xương phổ biến hiện nay. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ê mỏi, đau nhức, tê cứng cổ, vai, gáy. Hội chứng thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt kém khoa học, lao động quá sức hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Số liệu thống kê nhận thấy, đau mỏi vai gáy xuất hiện nhiều ở người trung niên và cao tuổi.

Đau Vai Gáy Nên Dán Cao Nóng Hay Lạnh Để Nhanh Khỏi?
Việc dùng cao nóng hay cao lạnh để làm giảm đau mỏi vai gáy còn tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, các biểu hiện lâm sàng

Thông thường, các biểu hiện của bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan để tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, giảm mức độ tập trung, tư duy kém, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thường kết hợp sử dụng cao dán để cải thiện triệu chứng nhức mỏi ở vùng cổ, vai và gáy. Do đó vấn đề “Đau vai gáy nên dán cao nóng hay lạnh để nhanh khỏi?” được nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia, cao nóng và lạnh đều tác động những tác động khác nhau đến cơ thể. Với cao nóng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tăng tuần toàn máu tại cơ bắp bị chèn ép, chấn thương, thư giãn cơ nhanh chóng. Trong khi đó, tác dụng chính của cao lạnh và ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, giảm đau.

Do đó, cao nóng thường sử dụng cho những vết thương mãn tính còn cao lạnh sẽ dùng cho những vết thương cấp tính. Ngoài ra, người bị đau nhức xương khớp, chấn thương nên dán cao nóng để cải thiện đau nhức, làm giảm tình trạng căng cứng cơ, nên áp dụng với các cơn đau kéo dài trên 6 tuần.

Ngược lại, cao lạnh dùng trong những trường hợp cơn đau kéo dài dưới 6 tuần. Nhờ vào nhiệt độ lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm đau tại chỗ, hạn chế sưng viêm, bầm tím lan rộng sang các khu vực xung quanh.

Khi nào nên dán cao nóng?

  • Trường hợp bị trật khớp, sai khớp
  • Đau mỏi vai gáy, bắp thịt bị căng, co cứng lại
  • Bị bong gân, viêm cơ gân căng cứng

Khi nào nên sử dụng cao lạnh?

  • Nên thực hiện chườm lạnh khi có các biểu hiện sưng nóng, đau nhức các khớp do bệnh gout gây ra
  • Trường hợp đau vai gáy do chấn thương khi vận động. Hoặc chấn thương tại các vị trí như khuỷu tay, vai, gót chân, đầu gối
  • Bị bong gân, vết thương sưng tấy, bắp thịt bị căng cứng, sưng đau do tập luyện quá sức.

Các biện pháp cải thiện và phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ – xương thường gặp và dễ tái phát. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, dùng cao dán, người bệnh cần chủ động áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cũng như phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Các biện pháp cải thiện và phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả 
Tận dụng một số thảo dược tự nhiên như ngải cứu, gừng tươi,… chườm đắp lên vùng vai gáy để cải thiện tình trạng đau nhức

Một số biện pháp giúp cải thiện, phòng ngừa bệnh lý, bao gồm:

  • Một số trường hợp bị đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm nếu dành từ 1 – 2 ngày nghỉ ngơi tại nhà. Do đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong quá trình điều trị bệnh.
  • Có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như thiên niên kiện, ngải cứu, gừng tươi,… chườm đắp lên vùng vai gáy để cải thiện tình trạng đau nhức, cứng cổ, tê bì và thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Hạn chế ngồi quá lâu, tắm nước lạnh vào buổi tối và kê gối cao khi ngủ. Nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ làm việc để làm giảm áp lực, căng thẳng ở vùng cổ
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh cúi gập cổ quá lâu, cần giữ cổ thẳng khi làm việc, đánh máy và đọc sách
  • Nên thực hiện một số bài tập yoga cho người đau vai gáy để giúp tăng khả năng dẻo dai, giảm chèn ép lên rễ thần kinh, đồng thời tăng tuần hoàn máu.
  • Hạn chế các bộ môn thể thao đòi hỏi phải xoay cổ thường xuyên như cầu lông, tennis,… Thay vào đó, nên bơi lội, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện độ dẻo dai của cột sống.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe và tích cực trong điều trị các bệnh lý nguyên nhân như trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống cổ,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Đau vai gáy nên dán cao nóng hay lạnh để nhanh khỏi?” và một số biện pháp giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát. Việc dùng cao nóng hay cao lạnh để làm giảm đau mỏi vai gáy còn tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, các biểu hiện lâm sàng. Do đó, trước khi sử dụng cao dán bạn nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...