7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà. Những phương pháp này được thực hiện rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả tích cực, người bệnh nên tham khảo.
Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có tốt không?
Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc thường được sử dụng để làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Theo ghi chép của các thầy thuốc, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hăng, giúp giảm đau bụng, chống buồn nôn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Theo Y học hiện đại, trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều các hợp chất như: Allicin, liallyl sulfide, ajoene, cysteine, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, germanium, acid amin tự nhiên, S-allyl cysteine, vitamin C, B1, B2, sắt, magie, kali, selenium,… Các chất này có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chữa lành các tổn thương tại niêm mạc.
Đối với các bệnh lý về đường tiêu hóa bao gồm trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, tỏi có tác dụng cải thiện các triệu chứng như: Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua trào ngược dạ dày, nóng rát thượng vị, đau bụng, chán ăn,… Ngoài công dụng giúp chữa trào ngược dạ dày, tỏi còn có khả năng phòng ngừa một số căn bệnh ung thư như: Ung thư thực quản, ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng.
Với những công dụng kể trên, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc thực hiện sai cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp, thời gian và liều lượng sử dụng tỏi để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Top 7 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà
Dưới đây là những cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đơn giản tại nhà. Người bệnh nên tham khảo và xem xét áp dụng:
Chữa trào ngược từ tỏi và gừng
Gừng cũng là một nguyên liệu có tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, buồn nôn do trào ngược dạ dày gây ra. Trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất Tecpen và Oleoresin, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Vì vậy, việc kết hợp gừng và tỏi sẽ tạo ra bài thuốc chữa trào ngược dạ dày rất hữu hiệu.
Chuẩn bị: 1 củ gừng nhỏ, 2 tép tỏi, 15ml mật ong, 4 chén nước.
Cách thực hiện:
- Gừng và tỏi rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài.
- Đem dập dập hoặc thái thành những lát mỏng.
- Đun sôi 4 chén nước, cho thêm gừng và tỏi vào.
- Đậy nắp nồi và hãm trong vòng 20 phút.
- Chắt lấy phần nước ra ly.
- Cho thêm 1 ít mật ong vào và khuấy đều.
- Uống ngay khi còn ấm.
- Dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng.
- Thực hiện liên tục trong vòng 14 ngày để cải thiện bệnh.
Uống rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày
Rượu tỏi cũng có tác dụng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Các thành phần trong tỏi như allicin và các hợp chất chống khuẩn khác có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và ức chế quá trình sản sinh axit trong dạ dày. Điều này có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng đau rát ngực, đầy bụng,… Tuy nhiên việc dùng rượu tỏi cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chuẩn bị: 50g tỏi, 100ml rượu trắng 45 độ, bình thủy tinh có nắp đậy.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi và rửa sạch.
- Đập dập hoặc thái lát mỏng.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng vào bình sau đó đậy nắp lại.
- Bảo quản rượu ở nơi sạch sẽ khô ráo thoáng mát.
- Sau khoảng 10 ngày là người bệnh có thể sử dụng.
- Mỗi lần uống 1 chén rượu nhỏ.
- Uống mỗi ngày 2 lần.
- Nên dùng rượu tỏi vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì thực hiện trong 3 tuần liên tiếp để cải thiện chứng trào ngược.
Tỏi kết hợp với mật ong
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi kết hợp với mật ong là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Mật ong có tác dụng giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn, chữa lành những tổn thương tại vùng niêm mạc. Ngoài ra, mật ong còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn…
Chuẩn bị: 15g tỏi, mật ong nguyên chất, bình thủy tinh có nắp đậy.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi, đem rửa sạch với nước.
- Thái mỏng hoặc đập dập tép tỏi.
- Cho tỏi vào bình thủy tinh.
- Đổ mật ong ngập tỏi, sau đó đậy kín nắp.
- Bảo quản hũ mật ong tỏi ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Sau khoảng 3 tuần là người bệnh có thể dùng.
- Mỗi ngày sử dụng từ 2-3 lần.
- Mỗi lần ăn 1 thìa mật ong tỏi.
- Nên dùng trong bữa ăn.
- Sau 2 tháng bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh dần thuyên giảm.
Ăn tỏi sống
Ăn tỏi sống cũng là phương pháp chữa trào ngược dạ dày phổ biến, đơn giản, được nhiều người áp dụng. Tỏi sống chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, allicin, fructan, liallyl sulfide và các vitamin A, B, C, D,… có những tác động tích cực tới hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp làm giảm: đau bụng thượng vị, chống trào ngược, viêm loét dạ dày, xung huyết hang vị,… tỏi sống còn giúp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Chuẩn bị: 2 tép tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi, rửa sạch.
- Ăn tỏi trực tiếp.
- Uống cùng với nước ấm.
- Nên dùng sau bữa ăn hoặc ngay khi có dấu hiệu trào ngược.
- Nếu bạn không chịu được mùi của tỏi sống có thể thêm tỏi vào các món ăn cũng sẽ có tác dụng tương tự.
Kết hợp tỏi và lá bạc hà
Lá bạc hà có vị the mát, cay nhẹ, giúp làm giảm đau dạ dày, xoa dịu tổn thương ở niêm mạc. Đồng thời lá bạc hà còn giúp làm giảm cơ đường ruột, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn do trào ngược dạ dày gây ra. Vì vậy nệnh nhân hoàn toàn có thể kết hợp dùng tỏi với lá bạc hà để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Chuẩn bị: 1 nhánh tỏi, 50g lá bạc hà tươi.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch.
- Lá bạc hà nên ngâm thêm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
- Nhai sống tỏi và lá bạc hà cùng lúc.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần.
- Áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần để tình trạng trào ngược dược thuyên giảm.
Tham Khảo Thêm: Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ dày Tốt Nhất Hiện Nay
Quất và tỏi chữa trào ngược dạ dày
Quả quất chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh dạ dày. Sử dụng công thức chữa trào ngược dạ dày từ quất và tỏi sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.
Chuẩn bị: 2 củ tỏi, 10 quả quất, 50ml mật ong.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Quất bổ đôi, vắt lấy nước và gạn bỏ hạt.
- Trộn đều tỏi, nước quất và mật ong.
- Sau đó bảo quản tỏi mật ong trong lọ thủy tinh.
- Sau khoảng 2 tuần là người bệnh có thể dùng được.
- Mỗi ngày ăn 1 thìa sau bữa cơm 30 phút.
- Kiên trì áp dụng trong nhiều tuần, các vấn đề của dạ dày sẽ được cải thiện.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nguyên liệu tỏi đen
Người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể sử dụng được tỏi đen. Tỏi đen có chứa hàm lượng lớn allicin, giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Từ đó loại bỏ được ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Ngoài ra các hợp chất như diallyl sulfide, allicin, ajoene,… cũng hỗ trợ tăng đề kháng, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, đồng thời hạn chế tình trạng viêm loét do axit gây ra.
Chuẩn bị: 250g tỏi đen, 500g mật ong, 1 lọ thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Tách vỏ tỏi đen, cho tỏi vào lọ thủy tinh.
- Đổ mật ong vào ngập tỏi.
- Đậy nắp kín và bảo quản trong 2-3 tuần.
- Mỗi lần sử dụng nên ăn 1 muỗng có cả tỏi và mật ong.
- Nên ăn sau bữa cơm.
- Mỗi tuần áp dụng từ 3-4 lần.
- Thực đều đặn trong ít nhất 2 tháng để đạt được hiệu quả.
Đối tượng không nên dùng tỏi chữa trào ngược
Mặc dù các phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được đánh giá cao về độ an toàn và tính hiệu quả. Nhưng do tỏi có tính nóng và nhiều hoạt chất mạnh mẽ nên việc áp dụng phương pháp này không phù hợp cho một số đối tượng. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế sử dụng tỏi chữa trào ngược:
- Người có huyết áp cao và sốt cao.
- Người bị rối loạn đông máu.
- Người có cơ địa nóng trong, viêm lợi, mắc các bệnh về da liễu.
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Người có dị ứng với thành phần có trong công thức chữa bệnh từ tỏi.
- Tìm Hiểu Thêm: Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Cây Rau Mương
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!