Trào Ngược Dạ Dày Gây Nấc Cụt: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản trở nên ngày càng phổ biến, nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm nấc cụt thường xuyên, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng trào ngược dạ dày gây nấc cụt và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là tình trạng gì?

Tình trạng nấc cụt do trào ngược dạ dày là một biểu hiện phổ biến ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). GERD là một bệnh lý dạ dày xuất hiện khi dịch acid và các chất tiêu hóa từ dạ dày trào lên thực quản một cách thường xuyên. Điều này thường xảy ra do cơ thắt thực quản yếu hoặc không hoạt động đúng cách, dẫn đến việc dịch acid dạ dày không được giữ trong dạ dày mà trào ngược lên thực quản và khoang miệng.

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm: Nấc cụt thường xuyên, trào ngược dạ dày đắng miệng, khó tiêu, ho, khàn tiếng, khó chịu ở vùng ngực hoặc họng, nôn ra dịch dạ dày, ợ nóng ợ chua,… và có thể gây ra viêm thực quản, viêm amidan hay một số biến chứng trào ngược dạ dày khác.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân GERD
Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân GERD

Nấc cụt là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng này không thường xuất hiện đơn lẻ mà sẽ kèm theo cảm giác châm chích ở phía sau cổ họng và cảm giác nóng rát ở phía sau ngực. Tình trạng trào ngược dạ dày gây nấc cụt thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi nằm ngủ.

Bị nấc cụt do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Thường xuyên bị nấc cụt do trào ngược dạ dày có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực và không thoải mái cho cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn như:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Việc phải chịu đựng nấc cụt thường xuyên có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thoải mái trong các hoạt động hàng ngày. Nấc cụt không thể dừng cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày, gây khó khăn cho học tập và làm việc,…
  • Gây ra vấn đề tiêu hóa: Trào ngược dạ dày gây nấc cụt có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái như đau rát, cảm giác đắng miệng, khó tiêu, buồn nôn và ói mửa. Điều này ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn của người bệnh, đồng thời gây ra những tổn thương cho niêm mạc thực quản, khoang miệng, amidan,…

Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày gây nấc cụt xuất hiện với tần suất dày cũng đang cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm của GERD như: Viêm thực quản, viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm dạ dày và loét dạ dày,… Do đó, dù bị nấc do trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm, nhưng khi có dấu hiệu tái phát nhiều lần thì bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để điều trị kịp thời.

Trào ngược dạ dày kèm nấc cụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Trào ngược dạ dày kèm nấc cụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày gây nấc cụt?

Dưới đây là một số biện pháp xử lý và điều trị khi bị nấc cụt do bệnh trào ngược dạ dày gây ra để bệnh nhân tham khảo:

Cải thiện nhanh triệu chứng nấc cụt kéo dài

Để giảm nhanh triệu chứng nấc cụt kéo dài do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống từng ngụm nước nhỏ: Uống nước từng ngụm nhỏ giúp ngăn chặn cơn nấc cụt bằng cách làm giảm co thắt cơ hoành và giảm áp lực trong dạ dày, đồng thời nước sẽ trung hòa dịch acid dạ dày để giảm cơn trào ngược. Bạn có thể uống nước lọc hoặc uống sữa.
  • Điều chỉnh hơi thở: Hít thở sâu và giữ hơi trong khoảng 15 giây trước khi thở ra nhẹ nhàng có thể giúp kiểm soát cơn nấc cụt.
  • Bịt tai: Bịt chặt tai trong vài phút có thể giúp thay đổi áp lực trong khoang ngực và làm giảm cơn co thắt cơ hoành.
  • Ngửi tiêu bột để gây hắt hơi: Ngửi tiêu bột có thể kích thích hắt hơi và làm giảm cơn co thắt cơ hoành, từ đó loại bỏ triệu chứng nấc cụt hiệu quả.
  • Áp dụng biện pháp tâm lý: Tập trung vào một vấn đề phức tạp hoặc thú vị như giải một bài toán, xem bóng đá,… hoặc thực hiện các hoạt động giải trí có thể giúp giảm cơn nấc cụt.

Các biện pháp trên chỉ có thể giúp giảm triệu chứng nấc cụt tức thời nhằm đem lại sự thoải mái cho người bệnh nhưng không thể ngăn chặn sự tái phát do tình trạng trào ngược dạ dày vẫn chưa được điều trị. Để hạn chế tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được điều trị GERD, từ đó dứt điểm các triệu chứng bệnh bao gồm nấc cụt.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây nấc cụt

Để điều trị hoàn toàn nấc cụt do GERD, bệnh nhân cần điều trị tác nhân gây nên triệu chứng này, tức bệnh trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện và điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản để bạn tham khảo:

Xây dựng thói quen tốt, lối sống khoa học:

  • Tránh thức ăn gây kích thích dạ dày như thực phẩm cay nóng, chất béo, cà phê, rượu bia,…
  • Cân nặng thừa có thể tăng áp lực lên dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược, do đó hãy kiểm soát cân nặng của bạn.
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống vào giờ gần giờ đi ngủ để tránh cảm giác nấc cụt ban đêm.
  • Tư thế nằm nghiêng sang trái, đặt gối để năng cao đầu sẽ giúp giảm trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản khi ngủ. 
  • Hạn chế thức khuya và áp lực, căng thẳng, đồng thời thường xuyên tập thể dục đúng cách.

Cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian:

  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc được biết đến với tính chất làm dịu dạ dày và giảm viêm. Hãy chuẩn bị một tách trà hoa cúc ấm và uống trong buổi tối hoặc sau bữa ăn để giúp giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày , từ đó hạn chế triệu chứng nấc cụt.
  • Uống tinh bột nghệ pha mật ong: Tinh bột nghệ có tính chất chống viêm và làm dịu dạ dày tốt. Hòa một ít tinh bột nghệ vào nước ấm, sau đó thêm một thìa mật ong tự nhiên và khuấy đều. Uống 1 cốc hỗn hợp này mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy có thể giúp giảm viêm và kháng vi khuẩn trong dạ dày, hạn chế  trào ngược gây nấc cụt.
  • Uống nước đun từ lá trầu không: Lá trầu không cũng được biết đến với khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm rất hiệu quả. Hãy rửa sạch lá trầu không tươi, đun cùng nước sạch, sau khi sôi thì tắt bếp để nguội rồi uống dần trong ngày. Uống nước trầu không thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày.
Uống nước lá trầu không là một mẹo dân gian hiệu quả
Uống nước lá trầu không là một mẹo dân gian hiệu quả giúp giảm nấc cụt

Điều trị trào ngược dạ dày gây nấc cụt bằng thuốc Tây:

  • Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazole, Esomeprazole,… để giảm tiết acid dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược.
  • Dùng thuốc kháng histamin H2 như Ranitidine, Famotidine,… có tác dụng giảm tiết acid và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Sử dụng thuốc trung hòa acid như Antacid,… để làm trung hòa dịch vị dạ dày ngay lập tức.

Hỗ trợ chữa bệnh trào ngược bằng Đông y:

  • Nhiều bài thuốc Đông y sử dụng các vị dược liệu Trần bì, Thanh bì, Bối mẫu, Chi tử, Thược dược,… có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày và nấc cụt.
  • Diện chẩn cũng là một pháp trị y học cổ truyền có thể được dùng trong hỗ trợ chữa chứng trào ngược dạ dày – thực quản dẫn đến triệu chứng nấc cụt kéo dài.
  • Dược thiện hay sử dụng các vị dược trong Đông y kết hợp thực phẩm để tạo nên các món ăn có lợi cho dạ dày và sức khỏe bệnh nhân, đồng thời cải thiện trào ngược hiệu quả.
Đông y có thể hỗ trợ điều trị GERD và các triệu chứng của bệnh
Đông y có thể hỗ trợ điều trị GERD và các triệu chứng của bệnh

Việc kết hợp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc Tây y và các phương pháp Đông y có thể giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát các triệu chứng, biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Từ đó, tình trạng trào ngược dạ dày gây nấc cụt sẽ giảm rõ rệt. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, bệnh nhân đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và theo dõi định kỳ.

Lưu ý cách phòng ngừa trào ngược dạ dày dẫn đến nấc cụt

Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, không chỉ gây nấc cụt mà còn kèm các triệu chứng khó chịu khác như ợ nóng, ợ chua, nôn, ho,… Để phòng ngừa trào ngược dạ dày dẫn đến nấc cụt hay các triệu chứng khác, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích dạ dày như các món ăn cay nóng, chất béo, fastfood, đồ uống có ga, cà phê, rượu và các sản phẩm chứa caffeine,…
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,… để giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
  • Tập luyện thể dục – thể thao, vận động đều đặn, có thể thực hiện các hoạt động hay bài tập như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
  • Tâm lý lo âu, căng thẳng thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm trào ngược dạ dày và nấc cụt. Bạn hãy cố gắng cân bằng công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày, có thể thử một số phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các hoạt động giải trí khác để giữ tinh thần thoải mái.
  • Hãy hạn chế tối đa những thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia, sử dụng chất kích thích vì chúng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, từ đó dẫn đến triệu chứng nấc cụt, ợ chua,…
  • Nếu bạn gặp phải các triệu chứng phổ biến của GERD, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đó được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Ngủ với tư thế nằm để đầu cao hơn thân, nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp ngăn chặn dịch dạ dày trào ngược lên họng và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày và các triệu chứng của bệnh vào ban đêm. Đồng thời hãy hạn chế ăn uống gần giờ đi ngủ để tránh tạo áp lực lên dạ dày khi nằm xuống.
Tư thế nằm có thể hạn chế tối đa nguy cơ trào ngược dạ dày khi ngủ
Tư thế nằm có thể hạn chế tối đa nguy cơ trào ngược dạ dày khi ngủ

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là triệu chứng mang lại nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên áp dụng những biện pháp điều trị để đảm bảo sức khỏe và cải thiện tình trạng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tạm biệt triệu chứng khó chịu này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...