Mất Ngủ Gây Đột Quỵ Kéo Dài Và Cách Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mất ngủ, khó ngủ hay bất kỳ rối loạn nào liên quan đến giấc ngủ đều khiến cơ thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Trong đó, điển hình là nguy cơ mất ngủ gây đột quỵ do sự tăng sinh quá mức của các gốc tự do, thoái hóa các tế bào thần kinh, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, béo phì, huyết áp… 

Đột quỵ là gì và có nguy hiểm không?

Theo các tài liệu y khoa, đột quỵ là tình trạng não bộ bị tác động dẫn đến tổn thương do các mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu lên não và hậu quả là gây ảnh hưởng đến mọi chức năng trên cơ thể.

Đột quỵ được xếp vào nhóm bệnh cực kỳ nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 thế giới, sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Một số trường hợp may mắn được cấp cứu kịp thời thì sau đó người bệnh cũng phải chịu nhiều di chứng nặng nề như liệt bán thân hoặc toàn thân, suy giảm nhận thức, mất khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ… Thậm chí, hầu hết những người đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ làm giảm mạnh tuổi thọ.

Nguyên nhân vì sao mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ đột quỵ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ và bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải. Theo một thống kê gần đây tại một số thành phố lớn, tỷ lệ người mất ngủ ngày càng có xu hướng tăng cao và có đến 1/3 người bệnh mắc chứng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.

Mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Nếu như trước kia, chứng mất ngủ chỉ xuất hiện ở người lớn trên 60 tuổi, nhưng hiện tại bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, xảy ra rất nhiều ở những người dưới 40 tuổi, thậm chí ở người trẻ độ tuổi đôi mươi. Đây được xem là điều tất yếu xảy trong cuộc sống hiện đại, căng thẳng, áp lực bởi nhiều vấn đề như công việc không suôn sẻ, các mối quan hệ gặp trục trặc… dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên.

Và không những ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày, tình trạng mất ngủ, khó ngủ này còn là yếu tố nguy cơ rất lớn đe dọa đến sức khỏe. Trong đó, theo nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Y khoa Icahn (ISM), những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm sẽ làm tăng đến 83% nguy cơ đột quỵ so với với những người ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng.

Theo sự phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, các chuyên gia cho biết chứng mất ngủ có mối liên hệ mật thiết đến các yếu tố như căng thẳng, stress, mệt mỏi, lo âu… quá mức và là nguyên nhân làm tăng sinh các gốc tự do. Chúng bắt đầu tản ra di chuyển và tấn công đến khắp mọi nơi trên cơ thể, đặc biệt ở những nơi tập trung lượng oxy cao, điển hình là mạch máu não.

Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Mất ngủ kéo dài làm tăng sinh các gốc tự do gây cản trở tuần hoàn máu lên não làm tăng nguy cơ đột quỵ

Chúng thúc đẩy sự hình thành của những mảng xơ vữa và huyết khối, làm cản trở quá trình tuần hoàn máu mang oxy lên não. Từ đó gây ra những rối loạn, tổn thương cho não bộ làm cho tình trạng rối loạn giấc ngủ này càng nặng hơn. Mất ngủ càng kéo dài càng tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa dày lên, chắn hết toàn bộ lòng mạch và bong ra, hòa vào dòng máu tạo thành các ụ máu đông gây ra tình trạng bít tắc mạch máu. Tuần hoàn máu bị gián đoạn khiến não bộ thiếu máu, thiếu oxy dẫn đến tổn thương và vỡ mạch máu tại vị trí bị tắc nghẽn, máu tràn vào não gây ra đột quỵ.

Đây chính là cơ chế gây đột quỵ ở những người bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên không khỏi. Bên cạnh đột quỵ, các nhà khoa học cũng cho biết mất ngủ còn gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, tim bị áp lực gây ra các cơn co thắt dẫn đến quá tải do hệ thống thần kinh gioa cảm bị kích thích quá mức; tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, tăng chỉ số khối cơ thể (BMI)…

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ đột quỵ

Ngoài nguyên nhân mất ngủ kéo dài, đột quỵ còn có thể xuất phát từ một số vấn đề khác trong lối sống và thói quen sinh hoạt như:

  • Do stress, căng thẳng quá mức: Những người thường xuyên phải đối mặt với sự căng thẳng, áp lực lớn cùng những cảm xúc tiêu cực khác như tức giận, mệt mỏi sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người có trạng thái cảm xúc ổn định. Vì cảm xúc này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu, chỉ số huyết áp và lượng hormone trên cơ thể.
  • Thừa cân – béo phì: Những người bị thừa cân béo phì rất dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm mỡ trong máu, cao huyết áp hay tiểu đường đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có nguy cơ làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông, cản trở dòng máu lưu thông đến não bộ và gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, phụ nữ vừa sử dụng thuốc tránh thai vừa hút thuốc lá càng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp nhiều lần.
Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Lười vận động, thừa cân béo phì là những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Lười vận động, tập thể dục: Những người có lối sống không lành mạnh, lười vận động khiến cơ thể trì trệ dễ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì, tăng cholesterol… làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, không vận động, tập thể dục thể thao khiến các cơ yếu dần đi, thiếu sự dẻo dai và sức chịu đựng kém.
  • Thói quen hút thuốc: Nghiện thuốc lá là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, thành phần nicotine trong khói thuốc có thể gây phá hủy lớp màng lót bên trong mạch máu, khiến mạch dễ bị vỡ và xuất huyết não đột quỵ.
  • Sử dụng chất kích thích, rượu bia: Tương tự như thói quen hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích khiến sức khỏe giảm sút trầm trọng, các cơ quan nội tạng bị tác động tiêu cực giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, kèm theo đó là sự thay đổi nội tiết và sinh lý bên trong cơ thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Các biện pháp cải thiện mất ngủ và phòng ngừa nguy cơ gây đột quỵ

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên, phòng ngừa đột quỵ một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các cách sau đây:

1. Điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Như đã biết, mất ngủ kéo dài và đột quỵ có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy để giảm nguy cơ đột quỵ bạn cần tập trung điều trị chứng mất ngủ. Điều trị bệnh mất ngủ là sự kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. Tùy vào từng trường hợp mức độ mất ngủ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây có tác dụng khắc phục tình trạng mất ngủ và một số triệu chứng liên quan tạm thời. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả cao, tức thì, tuy nhiên lạm dụng quá mức sẽ gây ra nhờn thuốc, nghiện thuốc và ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan như gan, thận, dạ dày…

Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Dùng thuốc Tây là cách điều trị tạm thời tình trạng mất ngủ, tuy nhiên rất dễ gây tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc
  • Thuốc bình thần: Có tác dụng gây ngủ tức thì, gồm một số loại phổ biến như Clonazepam, Diazepam, Bromazepam… Thuốc thường dùng trong trường hợp bị mất ngủ nhẹ, không nghiêm trọng và không sử dụng lâu ngày vì rất dễ gây quen thuốc.
  • Thuốc ngủ: Một số loại như Zolpidem, Phenobarbital… có tác dụng gây ngủ khá mạnh. Cũng chính vì vậy nên rất dễ gây ra nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài, chỉ sử dụng tối đa trong vòng 3 ngày.
  • Thuốc kháng histamine: Loại phổ biến thường dùng như Dimedrol, Promethazine, Clorpheniramin… Đây là các loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ, điều trị dị ứng và gây ra buồn ngủ khá mạnh. Thuốc được kê đơn chủ yếu cho những người bị chàm eczema, hắc lào, bệnh tổ đỉa…
  • Thuốc an thần thế hệ mới: Một số loại như Quetiapine, Olanzapine, Amisulpride… có tác dụng gây ngủ mạnh. Tuy nhiên, thuốc gây tác dụng phụ tạo cảm giác ngon miệng, dễ tăng cân, béo phì.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Vài loại thuốc phổ biến như Mirtazapine, Clomipramine… giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua cơ chế kích thích sản sinh serotonin. Tuy nhiên, thuốc thường có tác dụng khá chậm, mất từ 3- 4 tuần mới có kết quả, ngoài ra còn kèm theo một số tác dụng phụ như táo bón, bí tiểu, khô miêng, đắng miệng…
  • Một số loại thuốc bổ, vitamin khoáng chất: Tập trung bổ sung các loại viên uống vitamin nhóm B, sắt, thuốc thảo dược trị mất ngủ

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ, cần chú ý tuân thủ liều dùng do bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài để sử dụng để tránh các tác dụng phụ, rủi ro ngoài ý muốn gây hại cho sức khỏe.

Các biện pháp Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ đem lại tác dụng an thần hiệu quả, lành tính và an toàn cũng được nhiều người chọn lựa và áp dụng. Để điều trị mất ngủ bằng Đông y cần phải tập trung bồi bổ tâm tỳ, an thần trấn kinh và thư can giải uất.

Một số cách phổ biến thường được áp dụng gồm:

  • Massage, bấm huyệt chữa mất ngủ: Các động tác bấm huyệt giúp tác động lên các huyệt đạo, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh, làm giảm đau đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số huyệt đạo phổ biến như huyệt Dũng tuyền, huyệt Ấn đường, huyệt Thần môn, huyệt Tam âm giao, huyệt Nội quan
  • Châm cứu: Đây cũng là biện pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả không cần sử dụng thuốc được nhiều người chọn lựa. Kim châm tác động vào một số huyệt đạo nhất định giúp thần kinh thư giãn, mang lại giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Massage bấm huyệt tác động đến các huyệt vị, giải phóng căng thẳng, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ sâu
  • Các bài thuốc Đông y: Những bài thuốc Đông y trị mất ngủ chủ yếu kết hợp từ nhiều vị thuốc tự nhiên có đặc tính an thần, bồi bổ khí huyết. Ưu điểm của những bài thuốc này là hiệu quả cao, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, hoạt huyết, bổ não, dưỡng tâm và thông mạch cải thiện tận gốc nguồn căn gây bệnh. Một số vị thuốc được dùng phổ biến như: lạc tiên, cây bình vôi, lá vông nem, tâm sen, gừng, trinh nữ, cam thảo..
  • Ngâm chân thảo dược: Độ ấm của nước và các hoạt chất thảo dược giúp tác động vào các huyệt đạo, dây thần kinh tập trung ở hai bàn chân, kích thích tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng, áp lực, xoa dịu não bộ, hệ thống trung khu thần kinh… Một số bài thuốc ngâm chân thảo dược phổ biến như: muối, quế, gừng, sả, cam, chanh…

2. Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt và ngủ nghỉ khoa học

Lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, phòng ngừa đột quỵ. Trên thực tế, mỗi người sẽ có những cách sinh hoạt, làm việc và ngủ nghỉ không giống nhau, tuy nhiên hãy cố gắng thực hiện theo các điều sau đây:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ đêm, không thức khuya ngủ trễ và không ngủ nướng vào buổi sáng, ngủ hơn 10 tiếng/ ngày.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều chỉnh kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để giảm bớt stress trong cuộc sống, trong công việc.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá… trong quá trình điều trị mất ngủ để tránh làm tăng nguy cơ mất ngủ triền miên, co thắt động mạch, xơ vữa động mạch gây đột quỵ.
Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ đêm và không ngủ hơn 10 tiếng/ ngày giúp bạn có nhịp sinh học lành mạnh, vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn ngừa đột quỵ
  • Tránh tắm đêm hoặc tắm ngay sau khi vừa hoạt động xong, vì đây là nguyên nhân khiến cơ thể đột ngột bị thay đổi nhiệt độ, huyết áp tăng cao đột ngột làm vỡ các mạch máu não, gây ra nhồi máu cơ tim và gây ra đột quỵ. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra ở những người mắc bệnh lý nền như tim mạch.
  • Thường xuyên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống thực phẩm chức năng để tăng cường chức năng não bộ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

3. Duy trì trạng thái tích cực, ổn định tâm trạng

Theo một thống kê cho thấy, những người thường xuyên chịu nhiều áp lực tâm lý sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 45% so với những người bình thường. Vì những phiền muộn, lo âu, stress, căng thẳng sẽ kéo theo hàng loạt các cảm xúc tiêu cực khác khiến người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ không yên và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để cải thiện chất lượng giấc ngủ và phục hồi chức năng não bộ, người bệnh cần duy trì trạng thái tinh thần ổn định, suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật thư giãn đầu óc, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ cũng như giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

  • Kỹ thuật tưởng tượng: Trước khi đi ngủ, hãy nghĩ đến những điều khiến bạn vui vẻ, tưởng tượng những viễn cảnh tương lai vui vẻ, hạnh phúc. Điều này sẽ khiến đầu óc của bạn được thư giãn tối đa, vui vẻ, thoải mái và dễ ngủ hơn.
  • Kỹ thuật 4 – 7 – 8: Kỹ thuật này có tác dụng hỗ trợ bạn chìm vào giấc ngủ nhanh, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản: cho đầu lưỡi chạm vào 2 răng cửa và thở mạnh ra; ngậm miệng lại và hít vào bằng mũi trong vòng 4 giây; giữ hơi lại trong lồng ngực khoảng 7 giây và thở ra bằng miệng trong vòng 8 giây. Cứ lặp đi lặp lại liên tục

4. Tạo thói quen vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày

Vận động cơ thể là cách tốt nhất để có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, đặc biệt những người thường xuyên mất ngủ càng nên vận động để kích thích sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đặc biệt tăng sự khỏe mạnh của tim, kích thích tuần hoàn máu não, ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ đột quỵ.

Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Thiền là bộ môn tốt cho sức khỏe thể chất và ổn định cảm xúc cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn
  • Tập thể dục: Hằng ngày hãy dành từ 30 phút – 1 tiếng tập thể dục vào mỗi buổi sáng sớm, nên ưu tiên những môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Theo các nghiên cứu, những người có thói quen tập thể dục đều đặn hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ từ 20 – 40%.
  • Thiền: Thiền là bộ môn rèn luyện sức khỏe rất tốt, giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, ăn ngon ngủ ngon và tránh nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể dành thời gian 30 phút mỗi ngày để thiền hoặc thiền 10 phút trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia hướng dẫn để thực hiện tư thế thiền đúng cách và hiệu quả.
  • Yoga: Một số bài tập yoga chữa mất ngủ, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ được chuyên gia khuyến khích thực hiện như: bài tập lắc đầu, bài tập nhún vai, bài tập tư thế em bé, tư thế gác chân, tư thế đứng thẳng gập người…

5. Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ cho giấc ngủ và não bộ

Song song với những biện pháp vừa kể trên, bạn cũng cần tập trung bổ sung một số loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ và duy trì sự khỏe mạnh của não bộ. Nên ưu tiên một số thực phẩm giàu magie, axit amin và tryptophan… Đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng cho một giấc ngủ ngon. Một số loại thực phẩm cần bổ sung như: mật ong, các loại cá, thịt gà tây, các loại ngũ cốc, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu xanh, trà thảo mộc, chuối, kiwi, bơ, cải bó xôi, khoai lang…

Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ người bệnh cần nắm rõ một số điều về chế độ ăn uống hằng ngày như sau:

Đột Quỵ Vì Mất Ngủ Kéo Dài
Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin khoáng chất từ rau củ quả, thịt trắng… hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa đột quỵ
  • Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây cươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
  • Ăn nhiều các loại thịt có màu trắng như thịt gà, thịt vịt, trứng, hải sản nhằm cung cấp nguồn đạm thiết yếu cho cơ thể. Ngược lại, tránh sử dụng các loại thịt đỏ vì chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo không no, thực phẩm nhiều đường,
  • Tránh dùng nước ngọt có gas, rượu bia… thay vào đó là nước lọc, nước ép trái cây tốt cho sức khỏe.
  • Chế biến thức ăn hằng ngày cần giảm bớt lượng muối và sử dụng dầu olive để giảm áp lực cho gan, thận, tim…

6. Theo dõi sự bất thường của cơ thể và thăm khám định kỳ

Theo các chuyên gia, trước khi xảy ra đột quỵ cơ thể thường biểu hiện ra một số dấu hiệu cảnh báo trước. Vì vậy, hãy quan sát kỹ các dấu hiêu bất thường của cơ thể và có cách xử lý khắc phục, phòng ngừa hiệu quả, kịp thời:

  • Mặt (F): cơ mặt cứng đờ, khó cử động, cười méo miệng, nhân trung lệch và rối loạn thị lực.
  • Tay và chân (A): yếu cơ, khó cử động, tê liệt.
  • Nói (S): nói bị líu lưỡi, khò khè, tắt tiếng, không phản xạ kịp để tìm ra từ để nói.
  • Thời gian (T): Chú ý các triệu chứng và nhanh chóng thăm khám hoặc gọi cấp cứu để được điều trị kịp thời, thực hiện càng sớm tỷ lệ bạn được cứu sống càng cao, giảm bớt biến chứng.

Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc một số bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu… nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị các triệu chứng, trong đó có chứng mất ngủ kéo dài và giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ.

Mất ngủ gây đột quỵ là tình trạng bệnh rất đáng lo ngại và là dấu hiệu cảnh báo một số nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Vì vậy, hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và có ích để cải thiện chứng mất ngủ và phòng ngừa đột quỵ một cách khoa học.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...