Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, cần được điều trị y tế khẩn cấp. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là hiện tượng gì?
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng y tế nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc thực quản bị viêm nhiễm và tổn thương nặng do bị trào ngược dạ dày nhưng không được điều trị cẩn thận.
Lượng máu nôn ra càng nhiều thì càng kéo theo các vấn đề sức khỏe khác như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, tụt huyết áp, khó chịu, khó nuốt, đi ngoài phân có màu hắc ín… Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được can thiệp y tế nhằm ngăn chặn hiện tượng xuất huyết nội.
Triệu chứng của bệnh
Ở giai đoạn đầu của bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng cơ bản như:
- Ợ chua trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ hơi.
- Trào ngược dạ dày buồn nôn.
- Khó nuốt.
- Trào ngược dạ dày gây tức ngực.
- Miệng tiết nhiều nước bọt.
- Trào ngược dạ dày đắng miệng.
- Ho khan, ho có đờm.
- Khàn tiếng.
Khi bước sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện bất thường như:
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Cơ thể suy nhược, bị suy dinh dưỡng.
- Giảm cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Bị nghẹn ở cổ họng.
- Trào ngược dạ dày lưỡi trắng.
- Khó thở.
- Rối loạn nhịp tim.
Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng. Vì vậy khi thấy xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:
- Buồn nôn, nôn ra máu.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Cảm giác chán ăn.
- Da xanh xao, tái nhợt.
- Đau bụng thượng vị dữ dội.
- Đi ngoài phân đen.
- Chóng mặt, choáng váng.
- Đổ nhiều mồ hôi.
Đây đều là những triệu chứng cho thấy người bệnh đang bị xuất huyết niêm mạc nghiêm trọng, cần sớm được cầm máu và xử lý vết thương. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan hoặc tự điều trị tại nhà. Thay vào đó bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị từ sớm.
- Đọc Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Nguyên nhân khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thường xuyên bị nôn, khạc ra máu thì có khả năng cao bạn đã bị viêm loét dạ dày rất nghiêm trọng. Sự tổn thương của niêm mạc khiến cho dạ dày bị xuất huyết. Lúc này người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đi ngoài ra máu, đau bụng thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội.
Bệnh trào ngược dạ dày bị tái phát nhiều lần
Do người bệnh chủ quan trọng việc điều trị trào ngược dạ dày, không dùng thuốc chữa hoặc tự ý thay đổi liều lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Điều này sẽ khiến bệnh dễ phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Búi giãn tĩnh mạch thực quản
Khi tĩnh mạch ở phần dưới thực quản bị giãn ra sẽ khiến máu không thể lưu thông như bình thường. Tình trạng này là nguyên nhân khiến người bệnh bị nôn ra máu. Ở mức độ nặng có thể gây sốc hoặc tử vong.
Trào ngược axit dạ dày lên thực quản và cổ họng
Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dịch vị trào ngược lên vùng thực quản và hầu họng. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, làm tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư vòm họng,…
Rách thực quản
Trào ngược dạ dày nôn ra máu xảy ra khi thực quản bị vỡ hoặc rách, làm cho thức ăn và dịch vị axit tràn vào ngực. Người bệnh bị rách thực quản sẽ bao gồm tình trạng khó thở, đau ngực, khó nuốt, khạc ra máu. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Ung thư dạ dày
Trào ngược dạ dày ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Lý do là bởi khối u cọ sát vào niêm mạc dạ dày khiến các mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh bị ung thư dạ dày còn gặp phải các triệu chứng khác như mệt mỏi, thiếu máu, sụt cân nhanh.
Trào ngược dạ dày nôn ra máu có gây nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày kèm theo tình trạng nôn ra máu vô cùng nguy hiểm. Nó thường xuất phát từ những biến chứng nghiêm trọng, trong đó nặng nhất phải kể đến ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Nếu người bệnh bị xuất huyết quá nhiều sẽ gây thiếu máu, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, khó thở, hạ huyết áp, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dạ dày ra máu còn làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng bên trong đường tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đồng thời làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vì vậy ngay khi phát hiện ra triệu chứng của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra từ sớm.
Điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày khạc ra máu
Trào ngược dạ dày khạc ra máu là bệnh lý nghiêm trọng, diễn biến âm thầm và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, để điều trị tình trạng này, người bệnh cần ngay lập tức thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, làm các xét nghiệm theo chỉ định để xác định chính xác mức độ của bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp cho mỗi người bệnh.
Sau khi có phác đồ và đơn thuốc, người bệnh cần sử dụng theo đúng thời gian và liều lượng, các chỉ định cũng như khuyến cáo của bác sĩ. Đặc biệt bệnh nhân cần chia sẻ cho bác sĩ biết về tình trạng và các dấu hiệu bệnh mà bản thân đang gặp phải.
Một số phương pháp điều trị được áp dụng cho người bị trào ngược dạ dày nôn ra máu bao gồm:
- Truyền máu qua đường tĩnh mạch để bù vào lượng máu đã mất.
- Dùng thuốc ức chế bơm proton để ngăn dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.
- Dùng các loại thuốc trào ngược dạ dày như somatostatin hay octreotide để cầm máu, ngăn ngừa xuất huyết nội.
- Nếu nôn là một triệu chứng chính, bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn để giảm triệu chứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Trường hợp bị chảy máu nghiêm trọng không đáp ứng với việc dùng thuốc sẽ được can thiệp bằng nội soi dạ dày để ngăn chảy máu.
Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ra máu
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu và phòng ngừa các biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả như đu đủ chín, củ cải trắng, sữa chua, hạt sen, bí đỏ,…
- Không sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, mặn hoặc chua.
- Nên ăn các món được chế biến kỹ, dễ nuốt như cháo, súp, món hầm, canh, sinh tố…
- Tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm như trà đặc, cà phê, nước có gas, rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử…
- Nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5-6 bữa/ngày, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng.
- Tập thể dục mỗi ngày, tuy nhiên chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga chữa trào ngược dạ dày, đi bộ, bơi lội, tránh tập các động tác mạnh, cần dùng nhiều sức như chạy nhanh, nâng tạ, gập bụng,…
- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress, lo âu quá mức. Một số cách giúp bạn cải thiện tâm trạng bao gồm thiền định, yoga, đi du lịch…
- Đi ngủ sớm từ 9-10 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tuyệt đối không thức khuya, ngủ thiếu giấc sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Nằm nghiêng sang bên trái và nâng cao gối khi ngủ để tránh axit trào ngược lên trên thực quản.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giúp làm giảm áp lực cho dạ dày.
- Không mặc quần áo bó sát vào bụng, nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh gây thừa cân, béo phì.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần để theo dõi tình trạng bệnh và điều trị ngay khi có chuyển biến bất thường.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được xử lý từ sớm và đúng cách. Vì vậy việc thăm khám và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn, giúp bạn bảo toàn được sức khỏe của mình.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Thanh Quản: Triệu Chứng Và Cách Chữa
- Trào Ngược Dạ Dày Gây Mất Ngủ: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!