Trào Ngược Dạ Dày Thanh Quản: Triệu Chứng Và Cách Chữa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày thanh quản gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng giúp người đọc hiểu rõ về hội chứng này.
Bệnh trào ngược dạ dày thanh quản là gì?
Trào ngược dạ dày thanh quản còn được gọi là Silent Reflux/Laryngopharyngeal reflux/LPR. Hội chứng xảy ra khi dịch vị từ dạ dày (bao gồm acid và enzyme cùng nhiều chất khác) trào ngược lên phía thực quản,m đi vào cổ họng và dây thanh quản.
Thông thường, trào ngược dạ dày thanh quản không có nhiều triệu chứng điển hình như trào ngược dạ dày thực quản, trường hợp này được gọi là trào ngược thầm lặng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị viêm nhiễm nặng tại thanh quản gây triệu chứng dữ dội, được gọi là viêm thanh quản trào ngược hoặc viêm thanh quản sau.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thanh quản phổ biến
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thanh quản liên quan chủ yếu vùng họng như sau:
- Nuốt bị vướng, nghẹn tại cổ họng.
- Miệng và cổ họng có cảm giác đắng, chua, hôi khó chịu.
- Giọng nói bị khàn đục.
- Đau họng, trào ngược dạ dày gây viêm họng.
- Ho khan kéo dài.
- Nước mũi chảy, trào ngược dạ dày gây nghẹt mũi, tắc mũi.
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi gây nóng rát họng.
- Đau tức vùng thượng vị.
- trào ngược dạ dày buồn nôn, nôn mửa.
- Đầy bụng, chướng bụng.
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện vào sáng sớm, khi vừa ăn xong hoặc khi người bệnh nằm ngay khi ăn. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và cơ địa của mỗi người, các triệu chứng bệnh sẽ khác nhau.
Với đối tượng trẻ nhỏ mắc bệnh trào ngược bao tử thanh quản sẽ gặp các triệu chứng phổ biến như:
- Khàn giọng, ho hắng thường xuyên.
- Không tăng cân hoặc cân nặng tăng chậm.
- Viêm tai, viêm họng, đau họng.
- Trẻ chán ăn, hay quấy khóc, sốt nhẹ.
Nguyên nhân gây tình trạng trào ngược dạ dày thanh quản
Phân tích về nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thanh quản, bác sĩ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc phân tích như sau:
Thông thường thức ăn đi từ miệng xuống thực quản và dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ co bóp và dịch vị sẽ được tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Quá trình co bóp có thể đẩy thức ăn
Yếu tố tăng nguy cơ trào ngược họng thanh quản:
Bác sĩ cho biết một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày dây thanh quản như sau:
- Ăn quá no: Điều này khiến dạ dày chứa lượng lớn thức ăn, dẫn đến tình trạng van dạ dày đóng không chắc, dễ bị mở gây trào ngược.
- Người bị béo phì: Lớp mỡ dày gây chèn ép túi dạ dày, khiến dạ dày tăng tần suất co bóp và đẩy acid lên thực quản nhiều hơn.
- Bà bầu: Càng về những tháng thai kỳ cuối, thai nhi phát triển lớn sẽ chèn ép vào túi dạ dày gây trào ngược dạ dày thanh quản.
- Thoát vị hoành: Đây là tình trạng van dạ dày bị lệch khỏi cơ hoành, do đó mất đi sự hỗ trợ đóng chặt của cơ hoành khiến van dạ dày yếu đi.
- Nằm ngay sau khi ăn: Khi nằm, tư thế này khiến vị trí của họng, thanh quản và dạ dày nằm ngang nhau. Điều này khiến acid từ dạ dày dễ dàng tràn sang thanh quản.
- Hút thuốc lá: Các chất trong khói thuốc khiến van dạ dày bị yếu đi, quá trình đóng mở bị rối loạn dẫn đến trào ngược.
- Trẻ sơ sinh: Cơ thắt thực quản của trẻ sơ sinh thường không đủ mạng để chặn lượng thức ăn trào ngược. Tuy nhiên, khi trưởng thành, các cơ quan đủ mạnh nên tình trạng này sẽ thuyên giảm.
Trào ngược dạ dày thanh quản nguy hiểm không?
Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm amidan, viêm họng,… hoặc một số bệnh hô hấp khác khiến người bệnh chủ quan không điều trị sớm và áp dụng sai cách điều trị. Điều này dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe cho người bệnh. Ở mỗi độ tuổi, các biến chứng có sự khác biệt như sau:
Ở người lớn:
- U hạt dây thanh quản.
- Polyp dây thanh quản.
- Co thắt thanh quản.
- Viêm loét thực quản.
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Hen suyễn.
- Ung thư vòm họng.
Ở trẻ nhỏ:
- Viêm phổi.
- Ho mãn tính.
- Khàn tiếng.
- Rối loạn khoang miệng.
- Viêm thanh quản hoặc tái phát.
- Rối loạn hô hấp.
- Chậm phát triển.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày gây viêm thanh quản
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành như sau:
Khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng mà người bệnh đang gặp, quan sát biểu hiện phù nề tại vị trí họng và sau họng, trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, thời gian và tần suất các triệu chứng,….
Khám cận lâm sàng:
Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như sau:
- Nội soi: Bác sĩ sẽ nội soi họng – thanh quản và dạ dày – thực quản thông qua một ống nhỏ có gắn camera thu hình. Qua đó sẽ phát hiện được các dấu hiệu bất thường, các vị trí tổn thương hoặc viêm nhiễm ở họng, thanh quản, thực quản, dạ dày,…
- Chụp X-quang có Barium: Người bệnh sẽ uống một cốc chất lỏng chứa Barium – chất phản quang trước khi chụp X-quang. Chất Barium sẽ phản chiếu ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc của họng, thanh quản cùng dạ dày trong ảnh X-quang.
- Test pH thổi bóng: Người bệnh nuốt một ống đầu bóng gắn cảm biến pH. Nhờ đó bác sĩ sẽ đo được chính xác mức độ acid hiện tại có trong dạ dày và xác định bệnh.
- Test HP: Phương pháp này có tác dụng xác định xem trong dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP hay không.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày họng thanh quản hiệu quả
Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất cho mỗi người. Thông thường, bệnh trào ngược dạ dày thanh quản được bác sĩ ưu tiên phương pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống. Đối với trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật.
Điều chỉnh ăn uống
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh.
- Loại bỏ các loại thực phẩm chua cay như hạt tiêu, ớt, mù tạt,… Các thực phẩm chứa tính axit cao (pH <4,6) như cam, quýt, chanh, cà chua,… Hoặc các thực phẩm chứa nhiều hương liệu, tẩm ướp đậm gia vị sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến bệnh trào ngược nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, đồ uống có gas như nước ngọt hoặc đồ uống nồng độ cồn cao như bia rượu. Đây đều là một trong những tác nhân kích thích sản xuất acid khiến cơ thắt thực quản suy yếu, vừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vừa làm giảm sút sức khỏe tổng thể.
- Bổ sung nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng,… để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Uống nước đầy đủ, trung bình bác sĩ khuyến cáo người trường thành cần bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ngày tùy thể trạng mỗi người. Điều này sẽ làm giảm nồng độ acid trong dạ dày và làm dịu triệu chứng đau rát ở thanh quản. Ngoài nước lọc, người bệnh nên xen kẽ bổ sung nước ép từ trái cây, nước ép từ hoa quả tươi để bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Người bệnh cần chia nhỏ 3 bữa chính trong ngày thành 4 – 5 bữa nhỏ. Điều này nhằm mục đích không gây gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Điều chỉnh sinh hoạt
Điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt cũng có tác dụng lớn trong điều trị trào ngược dạ dày họng thanh quản. Cụ thể, bác sĩ khuyến nghị như sau:
- Sau khi ăn no, tuyệt đối không nằm ngay hoặc vận động mạnh. Thay vào đó nên hoạt động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru.
- Khi nằm, nên nghiêng về bên trái hoặc nằm ngửa (gối đầu cao khoảng 10 – 20cm). Tư thế này sẽ tránh nguy cơ trào ngược thanh quản hiệu quả.
- Người bệnh cần phân chia thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và ngủ nghỉ hợp lý, không thức khuya và tránh làm việc quá sức hoặc stress kéo dài.
- Vận động thể dục thể thao hằng ngày với cường độ phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như giữ cân nặng hợp lý, tránh ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa.
- Người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe. Thông thường, mỗi năm nên khám bệnh 1 – 2 lần hoặc khám theo lịch hẹn bác sĩ đã chỉ định.
Thuốc điều trị
Nếu đã áp dụng biện pháp điều trị trào ngược dạ dày tại nhà nhưng tình trạng trào ngược dạ dày dây thanh quản vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc Tây đặc trị. Một số thuốc như:
- Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế Histamin sản sinh, ngăn việc tiết dịch vị (pepsin) thông qua trung gian H2. Các nhóm thuốc ức chế thụ thể Histamin H2 bao gồm: Famotidine, ranitidine, cimetidine, nizatidine,…
- Thuốc kháng acid: Thuốc có nhiệm vụ kiềm hóa môi trường trong dạ dày,điều tiết quá trình tiết acid dịch vị, từ đó giảm trào ngược, hạn chế các triệu chứng khó chịu bệnh gây ra. Các hoạt chất chính có trong nhóm thuốc kháng acid bao gồm sodium bicarbonate, magie hidroxit, aluminium hydroxide, canxi carbonate,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có khả năng kiểm soát quá trình sản xuất acid trong dạ dày, nhờ đó ngăn chặn acid gây tổn thương niêm mạc thanh quản.
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày họng thanh quản
Các bác sĩ cho biết, điều trị bằng thuốc cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như giảm lượng acid tiết ra khiến dạ dày giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Điều này cũng khiến cơ thắt thực quản phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến trào ngược dạ dày thanh quản tái phát dai dẳng. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả mong muốn.
Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn triệt để quá trình trào dịch vụ lên thực quản và thanh quản. Nhưng cần lưu ý lựa chọn đơn vị bệnh viện uy tín thực hiện để đảm bảo kết quả tốt và an toàn cho người bệnh.
Những thông tin do Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp trong bài viết trên giúp người đọc trang bị kiến thức liên quan đến trào ngược dạ dày thanh quản. Thông qua đó, mọi người sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe đạt mức tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!