Trào Ngược Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Cách Khắc Phục Nhanh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rất nhiều người bệnh trào ngược dạ dày bị đắng miệng gây ảnh hưởng đến vị giác người bệnh và giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Vậy trào ngược dạ dày đắng miệng do đâu? Khắc phục thế nào? Dưới đây chuyên gia Tiêu hóa tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp cụ thể.

Phân tích lý do trào ngược dạ dày đắng miệng

Các chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc phân tích tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng do những nguyên nhân dưới đây:

Trào ngược dịch mật

Dịch mật là dịch được sản xuất từ gan và túi mật, đóng vai trò tạo môi trường tiêu hóa chất béo, hấp thu các vitamin tan trong dầu và loại bỏ hồng cầu chế. Khi các cơn co bóp, trào ngược dạ dày xuất hiện sẽ khiến van môn vị tổn thương và mở ra, dịch mật sẽ trào ngược lên dạ dày, sau đó trào ngược lên thực quản gây cảm giác đắng miệng. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác người bệnh sẽ gặp phải như trào ngược dạ dày buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, chán ăn,trào ngược dạ dày gây hôi miệng, đau rát họng,…

trao nguoc da day dang mieng
Trào ngược dịch mật gây đắng miệng

Đắng miệng do uống thuốc trị trào ngược dạ dày

Để điều trị trào ngược dạ dày, bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh dùng thuốc Tây đặc trị như: Thuốc giảm tiết acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid, thuốc diệt vi khuẩn Hp, thuốc kháng sinh, thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày,… Trong số đó có nhiều loại thuốc để lại vị đắng ở khoang miệng sau khi sử dụng. Nguyên nhân do các loại thuốc này sau khi được hấp thụ sẽ tiết 1 phần qua nước bọt gây cảm giác đắng miệng. Bác sĩ cho biết, đây là một trong số những tác dụng phổ biến mà người bệnh sẽ gặp phải, không nguy hiểm và có thể tự giảm đi sau một thời gian sử dụng.

Dấu hiệu đắng miệng do trào ngược dạ dày

Chỉ với triệu chứng đắng miệng sẽ chưa đủ để kết luận bệnh trào ngược dạ dày bởi đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi bị đắng miệng kèm theo các triệu chứng dưới đây thì khả năng cao đã bị trào ngược dạ dày.

  • Đắng miệng: Đắng khoang miệng và đắng khắp vùng cổ họng, triệu chứng này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là ban đêm hoặc rạng sáng và khi mới thức dậy.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Cảm giác này xuất hiện khi mới ăn xong, khi bụng no hoặc bụng quá đói.
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Ngoài đắng miệng, bệnh còn gây triệu chứng ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua kéo dài. Thông thường, các cơn ợ gây nóng rát từ ngực lên cổ, có xu hướng tăng tần suất khi ăn no hoặc khi uống nhiều nước.
  • Đau tức thượng vị: Nếu người bệnh bị đắng miệng kèm theo các cơn đau tức, co thắt kéo dài tại thượng vị thì đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Nguyên nhân do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc, kéo theo cơn đau tức thượng vị, thậm chí các cơn đau này sẽ lan rộng sang lưng và hai cánh tay.
  • Hôi miệng: Hơi thở của người bệnh sẽ có mùi hôi do tình trạng trào ngược dẫn vi khuẩn và các thức ăn thừa từ dạ dày lên khoang miệng.
  • Khó nuốt: Lượng acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ khiến niêm mạc tổn thương, phù nề, sưng tấy gây cảm giác vướng cổ họng, khó nuốt và đau khi nuốt cho người bệnh.
  • Ho, khàn giọng bất thường: Dịch dạ dày chứa acid trào ngược lên khiến dây thanh quản bị bào mòn, tổn thương. Điều này gây triệu chứng ho và khàn giọng cho người bệnh.

Sau khi giải đáp trào ngược dạ dày có gây đắng miệng không, người bệnh có thể khẳng định bệnh trào ngược dạ dày gây đắng miệng và còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, đau tức thượng vị, hôi miệng, khó nuốt, ho khan bất thường.

trao nguoc da day dang mieng
Ngoài đắng miệng, hơi thở của người bệnh sẽ có mùi hôi do tình trạng trào ngược

Hướng dẫn cách khắc phục

Khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng, người bệnh có thể khắc phục tại nhà bằng các phương pháp dưới đây:

Nhai kẹo cao su

Người bệnh nên nhai kẹo cao su để giảm cảm giác này. Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tiết lượng nước bọt nhiều và thường xuyên, điều này giúp làm loãng vị đắng trong khoang miệng. Bên cạnh đó, vị the mát của kẹo cao su cũng giúp khoang miệng thơm, giảm mùi hôi hiệu quả.

Nhưng người bệnh cần lưu ý chỉ chọn kẹo cao su không đường để tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Ngoài ra, kẹo cao su khi nhai lâu sẽ tạo vị đắng, khiến cảm giác đắng miệng nghiêm trọng hơn, nhai kẹo lâu cũng gây mỏi răng, mỏi hàm, ảnh hưởng không tốt cho việc ăn uống. Do đó, người bệnh chỉ áp dụng phương pháp này khi thực sự cần thiết và nhai kẹo trong thời gian ngắn rồi nhổ bỏ.

Giữ vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng được bác sĩ đánh giá là một trong những cách cải thiện đắng miệng tốt nhất. Bởi thói quen này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa tích tụ trong khoang miệng và các khe tăng. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và còn loại bỏ các tác nhân gây đắng miệng.

Cụ thể, chuyên gia khuyến nghị người bệnh trào ngược dạ dày cần tuân thủ chỉ định đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất để đánh răng là sau bữa ăn 30 phút. Cần lưu ý, đánh răng đúng kỹ thuật, thời gian đánh răng từ 2 – 3 phút sẽ đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn tác nhân gây hại đang tồn tại trong khoang miệng. Ngoài ra, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám ở kẽ răng trước khi đánh răng. Đồng thời, sau khi đánh răng sẽ dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.

Uống nhiều nước

Người bị trào ngược dạ dày gây đắng miệng nên uống nhiều nước. Chuyên gia Tiêu Hóa tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, uống nước sẽ giúp làm ẩm khoang miệng, tránh tình trạng khô miệng và thuyên giảm cảm giác đắng miệng khó chịu rất hiệu quả. Nước còn giúp làm loãng dịch vị dạ dày, hỗ trợ cải thiện bệnh trào ngược rất tốt.

Trung bình, mỗi ngày cần uống từ 2 – 2.5 lít nước, ngoài uống nước lọc, người bệnh có thể kết hợp các loại nước khác như nước ép trái cây, nước ép rau củ tươi để bổ sung thêm cho cơ thể vitamin, khoáng chất và các hoạt chất thiết yếu khác.

trao nguoc da day dang mieng
Người bị trào ngược dạ dày gây đắng miệng nên uống nhiều nước

Điều chỉnh thực đơn

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến bệnh trào ngược dạ dày và triệu chứng đắng miệng kèm theo. Bác sĩ khuyến nghị người bệnh ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, lành mạnh như rau củ, trái cây tươi, thịt trắng. Đặc biệt cần tránh rượu bia, thuốc lá, nhóm thực phẩm cay nóng và chiên xào nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống lành mạnh như:

  • Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn sau 8 giờ tối vì thời điểm này sắp đi ngủ, cơ thể không vận động nhiều sẽ khiến thực ăn khó tiêu, tích tụ lại gây chướng bụng, trào ngược.
  • Không ăn quá no, phân chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Sau khi ăn tuyệt đối không nằm ngay hoặc chạy nhảy, vận động mạnh. Người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
  • Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp phân mảnh thức ăn, giảm áp lực cho bao tử. Nhờ đó, không chỉ giảm đắng miệng mà còn giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

Thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp đắng miệng do trào ngược dạ dày diễn ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Đến đây, người bệnh được bác sĩ tiến hành thăm khám, xét nghiệm và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ở mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh được thuyên giảm. Nhưng người bệnh cần lưu ý tuân thủ nghiêm túc theo liều trình đã được xây dựng, tuyệt đối không tự ý tăng giảm và thay đổi thuốc trào ngược dạ dày khi chưa được sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.

Bài viết trên đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã chia sẻ chi tiết những kiến thức về tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho người bệnh trong phòng ngừa, điều trị hiệu quả và an toàn tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và thăm khám tại bệnh viện khi cần thiết.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn - Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn – Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là vị bác sĩ có...