Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nhiều Nước Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng nước cho người bị trào ngược dạ dày như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả lại là điều không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu câu trả lời hữu ích thông qua nội dung dưới đây.

Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước không?

Với thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước” không thì câu trả lời chắc chắn là .

Nước là thành phần thiết yếu cho cơ thể con người, có nhiệm vụ giúp điều hòa thân nhiệt, vận chuyển dinh dưỡng, loại bỏ độc tố, làm đẹp da, bôi trơn khớp và hỗ trợ tiêu hóa. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, việc uống nhiều nước sẽ mang lại những lợi ích như sau:

  • Giúp trung hòa axit dạ dày: Nước lọc có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit trong dạ dày. Từ đó giảm bớt cảm giác nóng rát, khó chịu do trào ngược axit.
  • Tăng cường lưu thông dịch tiêu hóa: Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, chống táo bón và giảm nguy cơ bị trào ngược.
  • Làm loãng dịch dạ dày: Khi dạ dày chứa nhiều nước, axit dạ dày sẽ được loãng ra, cân bằng độ pH, từ đó giảm thiểu các tác động xấu tới niêm mạc dạ dày thực quản.
"Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước" không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ
“Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước” không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ

Tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày cũng cần chú ý:

  • Không nên uống quá nhiều nước trong một lần vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó bạn chỉ cần uống từ 6-8 ly nước/ngay, tương đương với 2-2,5 lít nước. Đồng thời nên chia nhỏ lượng nước uống thành nhiều lần, mỗi lần khoảng 200ml.
  • Tránh uống nước gần sát giờ ăn hoặc trong bữa ăn. Thói quen này sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa, dẫn đến trào ngược, đau dạ dày, viêm dạ dày. Vì vậy bạn nên uống nước ít nhất 30 phút trước hoặc sau bữa ăn.
  • Nên uống nước trước khi ngủ ít nhất khoảng 2 tiếng. Nếu uống nước sát giờ đi ngủ sẽ làm người bệnh bị đầy bụng, tiểu đêm, khó ngủ.

Trào ngược dạ dày nên và không nên uống nước gì?

Ngoài nước lọc, người bị trào ngược dạ dày nên và không nên uống các loại nước sau:

Nên uống:

  • Nước ấm: Giúp làm dịu dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Nước dừa: Có tính kiềm nhẹ, giúp cân bằng độ pH, trung hòa axit dạ dày và giảm bớt cảm giác nóng rát, khó chịu do trào ngược gây ra.
  • Sữa chua: Chứa lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Nên chọn loại sữa chua ít đường và không đường.
  • Nước ép rau củ: Các loại nước ép có tính kiềm như dưa hấu, đu đủ, bông cải xanh, cà rốt, dưa chuột, rau bina, nha đam,… có tác dụng làm dịu tình trạng đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Trà thảo dược: Trà cam thảo, trà hoa cúc, trà gừng, trà cây du trơn, có tác dụng giảm buồn nôn, chướng bụng, làm dịu niêm mạc dạ dày, thực quản bị tổn thương.
  • Các loại sữa hạt: Sữa từ nguồn thực vật như đậu nành, hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, đậu xanh giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Các loại nước ép có tính kiềm tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại nước ép có tính kiềm tốt cho hệ tiêu hóa

Không nên uống:

  • Nước có gas: Nước có gas chứa nhiều khí, gây ra hiện tượng ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, khiến dạ dày căng tức và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí còn gây tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Nước ép trái cây có vị chua: Nước ép như cam, chanh, bưởi,… có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây đau bụng, khó chịu.
  • Rượu bia, cà phê: Gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết axit, khiến triệu chứng trào ngược ngày càng nghiêm trọng.
  • Nước đá lạnh: Sử dụng quá nhiều nước đá lạnh trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày co thắt, làm tăng nguy cơ trào ngược.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước không. Uống nước đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý lượng nước, thời điểm uống và loại nước để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn gì để đảm bảo kết quả chữa trị và phục hồi tích cực.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...