Người Đang Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Cà Phê Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Cà phê là loại đồ uống quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên hoạt chất caffein trong cà phê đã được chứng minh là có thể gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng cho người dùng. Vậy người bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Bài viết sau đây sẽ cùng người bệnh giải đáp thắc mắc này.

Mắc bệnh trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không?

Caffein có trong cà phê hoạt động bằng cách kích thích tới hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch và cơ bắp. Mặc dù cà phê mang lại nhiều lợi ích như giúp bạn tỉnh táo, thải độc, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, cải thiện trí nhớ,… Tuy nhiên nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều tổn hại cho sức khỏe.

Vậy trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Câu trả lời là KHÔNG. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vị đắng có trong cà phê sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Ngay sau khi sử dụng cà phê, người bệnh sẽ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua trào ngược dạ dày, đầy bụng, đau bụng thượng vị, trào ngược dạ dày buồn nôn….

Trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không là thắc mắc của nhiều người
Trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không là thắc mắc của nhiều người

Ngoài ra hàm lượng caffein có trong cà phê còn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tăng tần suất co thắt tại dạ dày. Khi đó các vết loét ở niêm mạc dạ dày sẽ lan rộng, thậm chí gây chảy máu và làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày. Do đó các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tránh sử dụng cà phê để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tác hại của cà phê đối với hệ tiêu hóa

Ngoài thắc mắc trào ngược dạ dày uống cà phê được không, thực tế loại đồ uống này còn gây ra nhiều tác động xấu tới cả hệ tiêu hóa. Dưới đây là những tác hại của cà phê mà bạn cần nắm rõ để biết cách phòng tránh:

Cà phê gây viêm loét dạ dày

Hoạt chất Acid chlorogenic có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày nếu người bệnh uống cà phê vào lúc đói. Khi đó người bệnh sẽ có hiện tượng buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đau nhói vùng bụng,… Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và tăng nguy cơ bị viêm loét.

Cà phê gây thiếu máu

Hợp chất tanin trong cà phê là một dạng polyphenol, có thể hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Vì vậy việc uống nhiều cà phê trong thời gian dài sẽ gây thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày.

Uống cà phê có thể gây thủng dạ dày

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất caffein trong cà phê sẽ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị dạ dày. Đặc biệt nếu người bệnh kết hợp cà phê với sữa sẽ làm tổn thương các vết loét ở niêm mạc. Tình trạng này kéo dài sẽ gây co thắt cơ bụng và tăng nguy cơ bị thủng dạ dày.

Cà phê gây rối loạn tiêu hóa

Các thành phần có trong cà phê có thể làm giảm hấp thụ magie trong cơ thể. Magie có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do đó nếu thiếu hụt thành phần này sẽ khiến cho người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm tá tràng,… và làm cho bệnh kéo dài dai dẳng, khó phục hồi.

Mất ngủ

Đối với những người bị nhạy cảm với caffein, việc uống cà phê có thể gây mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Mất ngủ liên tục trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị trào ngược và gặp các vấn đề khác về dạ dày.

Lưu ý khi dùng cà phê cho người bệnh

Sau khi đã tìm hiểu trào ngược dạ dày có uống cà phê được không, để hạn chế các tác hại của cà phê đối với sức khỏe người dùng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Hạn chế uống nhiều cà phê

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên hạn chế uống cà phê liên tục trong nhiều ngày. Liều lượng dùng hợp lý là 1-2 ly/ngày mà 3-4 ly/tuần. Đặc biệt những người bị nhạy cảm với caffein nên ưu tiên uống cà phê vào buổi sáng, hạn chế dùng vào buổi chiều tối.

Hạn chế uống nhiều cà phê và chỉ nên uống mỗi tuần 3-4 ly là đủ
Hạn chế uống nhiều cà phê và chỉ nên uống mỗi tuần 3-4 ly là đủ

Không uống cà phê lúc đói

Uống cà phê vào lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị axit trong dạ dày. Vì vậy bạn nên sử dụng cà phê trong thời gian ăn trưa để làm giảm tác động tiêu cực của loại thức uống này.

Không dùng chất tạo ngọt

Hạn chế cho thêm đường và sữa vào cà phê vì sẽ làm tăng thêm phản ứng trào ngược. Nếu bạn muốn uống ngọt thì nên dùng thêm đường phèn hoặc loại đường chuyên dụng khác.

Pha cà phê bằng nước lạnh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, cà phê pha bằng nước nóng có xu hướng chua hơn cà phê pha bằng nước lạnh. Người bị axit dạ dày nên chọn cà phê ủ lạnh, vì nó thường chứa ít caffein hơn cà phê nóng.

Thay thế dần bằng đồ uống khác

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên lựa chọn những loại đồ uống khác thay thế cho cà phê như: Nước mật ong nghệ, nước gạo rang, nước ép cà rốt và bạc hà,… Những loại đồ uống này sẽ giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày axit, giảm ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi trào ngược dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Như vậy với thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không” thì câu trả lời là không nên dùng. Thay vào đó, bạn hãy chuyển sang sử dụng các loại đồ uống khác có lợi cho sức khỏe hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...