Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Chạy Bộ Không? Chú Ý Khi Tập
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chạy bộ là một bài tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ miễn dịch, giảm cân, thúc đẩy tuần hoàn máu… Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày có nên chạy bộ không? Vấn đề này là nỗi băn khoăn của không ít bệnh nhân. Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.
Trào ngược dạ dày có nên chạy bộ không?
Chạy bộ là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy những người bị trào ngược dạ dày có nên chạy bộ không? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, người bị trào ngược dạ dày cấp độ a vẫn có thể chạy bộ. Thậm chí bài tập này còn mang đến những tác động tích cực đối với sức khỏe người bệnh như:
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Cơ bắp bụng khỏe mạnh hơn có thể giúp giữ cho cơ vòng dưới dạ dày hoạt động tốt hơn, ngăn axit trào ngược lên thực quản.
- Giảm cân: Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày. Giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên bụng và cải thiện các triệu chứng.
- Cải thiện tiêu hóa: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm nguy cơ trào ngược axit.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng lo âu kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Chạy bộ có thể giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên nếu bạn bị trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, cộng thêm với việc tập luyện quá sức, tập không đúng cách, thì việc chạy bộ có thể gây ra một số tác hại như:
- Làm tăng áp lực lên bụng: Chạy bộ, đặc biệt là chạy nước rút hoặc các bài tập cường độ cao, có thể gia tăng áp lực lên bụng. Áp lực này sẽ đẩy axit dạ dày trào ngược lên thực quản, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt và nghẹn.
- Kích thích dạ dày: Tập thể dục cường độ cao có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, dẫn đến trào ngược axit.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Chạy bộ làm thay đổi lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ trào ngược axit.
- Khó chịu sau khi tập luyện: Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu sau khi chạy bộ, bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng.
Do đó người bệnh cần dựa theo tình trạng sức khỏe của mình để thực hiện chạy bộ sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn, và hiệu quả.
Lưu ý khi đi bộ cho người bệnh
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần chú ý khi thực hiện chạy bộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Chọn bài tập phù hợp: Người bệnh nên tập trung vào các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy tại chỗ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.
- Khởi động kỹ: Trước khi tập hãy dành 5-10 phút để khởi động kỹ các khớp và cơ bắp.
- Tránh tập sau khi ăn: Không nên chạy bộ ngay sau khi ăn. Nên chạy vào buổi sáng, trước hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
- Uống đủ nước: Bổ sung nước vừa đủ để tránh mất nước. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước đặc biệt là trước hoặc trong lúc tập luyện để tránh bị xóc bụng.
- Lắng nghe cơ thể: Dựa vào sức bền của bản thân để điều chỉnh thời gian tập luyện, không nên chạy quá sức. Nếu cảm thấy khó chịu khi tập, người bệnh hãy nghỉ ngơi và lựa chọn bài tập khác phù hợp hơn.
- Không ngủ ngay sau khi chạy bộ: Nên đợi ít nhất 1 tiếng sau khi tập mới đi ngủ.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên chạy bộ không?”. Tóm lại, chạy bộ có thể mang lại một số lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng cách và chú ý một số điều để tránh làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Tập Thể Dục Thể Thao Không?
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Đi Bộ Không? Lưu Ý Bạn Cần Nhớ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!